K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

* Thế mạnh

 - Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, được bồi tụ phù sa bởi hệ thống sông Mê Công và phù sa biển.

+ Vùng có quỹ đất lớn với các nhóm đất chính: nhóm đất phù sa sông phân bố ven sông Tiền, sông Hậu; nhóm đất phèn ở vùng Đồng Tháp Mười, vùng trũng Cà Mau,..... nhóm đất mặn ở vành đai ven biển.

+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo, phân hoá giữa mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

+ Vùng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, có hai nhánh sông chính (sông Tiền và sông Hậu) của hệ thống sông Cửu Long với nguồn nước dồi dào, chế độ nước điều hoà

+ Tài nguyên sinh vật ở Đồng bằng sông Cửu Long phong phú, có hơn 240 nghìn ha rừng năm 2021.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng lớn, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang với nhiều bãi cá, bãi tôm lớn; vùng biển có nhiều đảo, quần đảo và một số bãi tắm.

+ Khoáng sản có giá trị nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa, than bùn và đá vôi.

 - Về điều kiện kinh tế - xã hội

+ Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào và tỉ lệ lao động qua đào tạo ngày càng được nâng cao, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thích ứng với tự nhiên.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng đang được hoàn thiện, trong đó hệ thống giao thông được đầu tư đa dạng loại hình, hiện đại....

+ Đặc trưng của vùng đất sông nước cùng truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng, nghệ thuật đặc sắc của vùng

* Hạn chế

- Là một trong những vùng của nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

- Mùa khô kéo dài, triều cường gia tăng xâm nhập mặn vào đất liền, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

*Tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch của vùng

 + Sản xuất lương thực

- Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta, diện tích và sản lượng lúa luôn chiếm trên 50 %, năng suất lúa cả năm luôn cao hơn trung bình cả nước.

- Vùng đã thay đổi giống lúa năng suất thấp sang giống lúa cao sản, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện sinh thái, thay đổi mùa vụ, cải tạo thuỷ lợi, cải tạo đất hoang hoa, chủ động tưới tiêu, xả phèn, rửa mặn....

 + Sản xuất thực phẩm

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thuỷ sản lớn nhất nước ta cả về giá trị sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản.

- Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn đứng đầu cả nước về trồng rau các loại, chăn nuôi gia cầm, đặc biệt đây là vùng nuôi vịt hàng hoá lớn nhất cả nước.

- Chăn nuôi gia súc nổi bật là lợn và bò.

 + Du lịch: Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long có các sản phẩm đặc trưng là du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo,....

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

Ngành khai thác dầu thô ở vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ là khu vực có trữ lượng dầu thô lớn nhất Việt Nam, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Ngành khai thác dầu thô ở đây đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước. Ngành khai thác dầu thô cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp lọc hóa dầu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Ngành khai thác dầu thô tạo ra nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương. Ngành khai thác dầu thô đóng góp ngân sách lớn cho nhà nước, giúp phát triển các ngành kinh tế khác. Vùng Đông Nam Bộ có nhiều mỏ dầu khí lớn như Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng,... với diện tích khai thác ngày càng mở rộng. Sản lượng khai thác dầu thô ở Đông Nam Bộ tăng liên tục qua các năm, năm 2022 đạt hơn 18 triệu tấn. Ngành khai thác dầu thô ở Đông Nam Bộ đang áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ môi trường. Dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ngành khai thác dầu thô cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu; biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động khai thác; giá dầu thô thế giới biến động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành. Để phát triển ngành khai thác dầu thô một cách bền vững, cần tăng cường đầu tư vào công nghệ khai thác tiên tiến, hiện đại; bảo vệ môi trường biển, phòng chống sự cố tràn dầu; nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động; phân phối hợp lý lợi nhuận từ khai thác dầu thô, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Ngành khai thác dầu thô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc phát triển ngành khai thác dầu thô một cách bền vững sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Giá trị sản xuất của Đông Nam Bộ liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2010 – 2021 tăng 2560,3 nghìn tỉ đồng, từ 1465,9 tỉ đồng lên 4026,2 nghìn tỉ đồng (gấp 2,75 lần)

- So với cả nước, giá trị sản xuất giảm qua các năm. Giai đoạn 2010 – 2021 giảm 17,2% từ 48,1% còn 30,0% (giảm 1,56 lần).

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở vùng Đông Nam Bộ có mối quan hệ chặt chẽ, đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đã gây ra nhiều áp lực đến môi trường của vùng.

- Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại dựa vào khoa học – công nghệ, chuyển đổi số.... đã tác động tích cực đến môi trường của vùng, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường.

- Bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên của vùng Đông Nam Bộ đã góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, môi trường sống xanh cho cộng đồng dân cư toàn vùng.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (2,4%, năm 2021) bao gồm: khai thác gỗ và lâm sản, trồng rừng và chăm sóc rừng.

- Sản lượng gỗ khai thác năm 2021 là hơn 450 nghìn m³.

- Khai thác gỗ tập trung chủ yếu ở Đồng Nai.

- Hoạt động trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng trong vùng được chú trọng phát triển, diện tích rừng trồng duy trì khoảng 220 nghìn ha, trong đó diện tích rừng trồng mới hàng năm dao động khoảng từ 5,0 đến gần 7,0 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Các hoạt động từ rừng tạo ra việc làm, thu nhập cho người dân sống quanh vùng rừng, có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng Đông Nam Bộ.

- Trong giai đoạn 2010-2021, sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, trong đó khai thác thuỷ sản chiếm ưu thế và tập trung chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Vùng đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, đánh bắt xa bờ, định vị tàu thuyền, nâng cấp đội tàu khai thác ngoài khơi,...

- Nuôi trồng thuỷ sản phân bố chủ yếu ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của vùng đang có sự chuyển đổi chủng loại nuôi sang các giống mới, đặc sản, có giá trị kinh tế cao và nhu cầu lớn trên thị trường.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Nông nghiệp luôn chiếm ưu thế, với 80,8% giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng (năm 2021), trong đó thế mạnh là cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và chăn nuôi.

- Đông Nam Bộ là vùng có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn ở nước ta. Các cây trồng chủ lực của vùng là cao su, điều và hồ tiêu. Các tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất vùng là: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh.

- Đông Nam Bộ là một trong những vùng trồng cây ăn quả lớn của cả nước.

+ Các cây ăn quả đặc sản là: xoài, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt,...

+ Cây ăn quả được trồng tập trung, với các giống mới có năng suất cao, theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Các tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất vùng.

- Ngành chăn nuôi ở vùng Đông Nam Bộ phát triển khá nhanh theo hướng trang trại tập trung quy mô lớn, áp dụng các quy trình công nghệ chăn nuôi, chế biến hiện đại, giống mới cho năng suất và chất lượng cao,... Gia cầm, lợn, bò (chủ yếu là bò sữa) là các vật nuôi chủ yếu trong vùng, được nuôi nhiều ở các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Đông Nam Bộ là một trong những vùng du lịch phát triển của nước ta. Năm 2021, vùng thu hút trên 20% lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ. Doanh thu du lịch lữ hành của vùng chiếm khoảng 38% cả nước.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng được xác định là: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hoá – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển đảo....

- Các địa bàn du lịch trọng điểm của vùng bao gồm:

+ Thành phố Hồ Chí Minh (gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử - văn hoá nội thành);

+ Tây Ninh (gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng),

+ Thành phố Vũng Tàu (gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo).

- Hai trung tâm du lịch lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch quốc gia, động lực phát triển du lịch toàn vùng và khu vực phía nam.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

* Nội thương

- Hoạt động nội thương của Đông Nam Bộ phát triển và phân bố rộng rãi phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng tăng nhanh, năm 2021 chiếm 27,8% cả nước.

- Số lượng các cơ sở bán lẻ hiện đại (siêu thị và trung tâm thương mại) ngày cảng nhiều, tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.....

* Ngoại thương

- Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ rất phát triển.

- Tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của vùng năm 2021 là 236,5 tỉ USD, chiếm 35,3% tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu cả nước, trong đó trị giá xuất khẩu đạt 112,6 tỉ USD và trị giá nhập khẩu là 123,9 tỉ USD.

- Hoạt động xuất, nhập khẩu phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Đồng Nai.

- Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đông Nam Bộ là dầu thô, hàng nông sản và nông sản chế biển, hàng điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt, may và giày, dép....

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là linh kiện: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nguyên phụ liệu dệt, may và giày, dép.... Thị trường nhập khẩu chính là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,...

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Đông Nam Bộ là đầu mối giao thông lớn nhất khu vực phía nam và quan trọng của cả nước.

- Số lượt vận chuyển hành khách và hàng hoá của vùng ngày càng tăng, nhất là vận chuyển hàng hoá, chiếm 17,7% khối lượng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ của cả nước (năm 2021).

- Thành phố Hồ Chí Minh là dầu mối giao thông vận tải lớn nhất vùng.

- Mạng lưới giao thông của vùng Đông Nam Bộ có đủ loại hình, ngày càng hoàn thiện và hiện đại.

+ Đường bộ có mạng lưới dày đặc, từ đầu môi Thành phố Hồ Chí Minh kết nối đến các tỉnh trong vùng và các vùng khác thông qua các quốc lộ (1, 51, 13, 20, 22,...): tuyến cao tốc Bắc - Nam (đã đưa vào khai thác một số đoạn tuyến như: Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây) và vành đai đô thị (ở Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Đường sắt: Vùng có tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng một số tuyến đường sắt đô thị như Bến Thành – Suối Tiên,.....

+ Đường thuỷ: Mạng lưới giao thông đường thuỷ của vùng ngày càng phát triển và hoàn thiện, bao gồm cả đường thuỷ nội địa và đường biển với các tuyển nội địa, quốc tế. Vùng có hệ thống cảng biển quan trọng như cảng tổng hợp quốc gia Bà Rịa – Vũng Tàu, cảng dầu mối khu vực như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.

+ Hàng không: Đông Nam Bộ có cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (lớn nhất cả nước với các đường bay trong nước, quốc tế) và cảng hàng không Côn Đảo. Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang được xây dựng.