K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2017
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm...
ĐỀ NGHỊ Kính gửi:
Thay mặt tập thể lớp...
Xin trình bày với nhà trường một việc như sau:...
Em xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Nay xin đề nghị nhàtrường cho sửa lại bàn ghế để việc học tập của các bạn thuận tiện hơn.
Ký tên
10 tháng 4 2017

Đề minh họa kì thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ Giáo dục có câu hỏi Nghị luận xã hội :Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”

Gặp câu hỏi như thế này, không ít học sinh tỏ ra lúng túng trong cách triển khai. Đa số các em chưa định hình được dung lượng 200 chữ là phải viết bao nhiêu? nhiều hơn hoặc ít hơn 200 chữ có bị trừ điểm không ? và trong khoảng thời gian ngắn, dung lượng ngắn, các em phải làm thế nào để được trọn vẹn 2 điểm?

Cô Thu Trang hướng dẫn cách làm bài như sau :

  1. Về hình thức, đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn ( không được ngắt xuống dòng ), dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi ( khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng cũng không bị trừ điểm. Thậm chí các em có thể viết lên tới 250 chữ cũng được. Giám khảo không ai ngồi đếm đủ 200 chữ nên các em đừng quá lo lắng về số câu số chữ của bài viết. Nếu viết đủ ý, diễn đạt lưu loát, không mắc nhiều lỗi chính tả, sáng tạo , .. .thì lên xuống 1 vài dòng cũng vẫn được điểm cao. Nếu đề bài yêu cần “viết bài văn” thì các em cần trình bài đủ 3 phần của bài NLXH thông thường ( Mở bài- thân bài- kết bài ), phần mở bài viết thành 1 đoạn, thân bài mỗi luận điểm ngắt thành 1 đoạn riêng, kết bài viết 1 đoạn.
  2. Về nội dung : Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý chính. Cụ thể :

Câu mở đoạn : có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Các em nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, câu chốt nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai cho câu chủ đề. Đoạn văn nên có 1 câu kết, nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc cảm xúc , quan điểm cá nhân về vấn đề đang bàn luận.

Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý : Giải thích (Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?), Phân tích, chứng minh ( tại sao nói như thế?), Bình luận, Mở rộng vấn đề, Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch, Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.

Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý : Nêu hiện tượng ( đó là hiện tượng gì ? biểu hiện ? mức độ ?). Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện tượng trên , Bàn luận về nguyên nhân , giải pháp ,…Nêu bài học sâu sắc với bản thân.Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung.

Đối với dạng “đề nổi” , học sinh có thể dễ dàng nhận ra phạm vi nội dung và phương pháp lập luận. Đối với dạng đề chìm, học sinh phải tự mày mò hướng đi. Ví dụ :

+ Viết 1 đoạn văn 200 chữ về sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc sống ngày hôm nay ( đề nổi) . Học sinh dễ dàng xác định phạm vi nội dung : Thế nào là sự hi sinh thầm lặng ? biểu hiện ? tác dụng ? phê phán, bài học, …

+ Viết 1 đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa câu chuyện sau :

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép)

Với đề bài này, học sinh cần hiểu ý nghĩa câu chuyện, xác định vấn đề nghị luận và thao tác lập luận chủ yếu :

HS tự do bày tỏ cảm nhận của bản thân:

– Có thể HS trình bày về giá trị của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống.

– Có thể HS trình bày bài học về một thái độ, cách ứng xử, ý thức cho và nhận của con người trong cuộc sống

– Có thể HS trình bày lời chia sẻ với những số phận bất hạnh…

3. VÍ DỤ MINH HỌA

Chẳng hạn có đề bài : hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vài trò của tình bạn trong cuộc sống của mỗi con người

Ta có đoạn văn sau :

Tình bạn
Rất nhiều người bước vào và ra đi khỏi cuộc đời bạn,nhưng chỉ có người bạn thật sự mới có thể để lại dấu chân trong tim bạn.Thật vậy,tình bạn giúp chúng ta nhận ra cuộc sống thật đẹp,thật đáng yêu. Tình bạn là một thuật ngữ được dùng biểu thị sự hợp tác và hành vi nhiệt tình giữa hai hoặc nhiều con người. Đặc biệt là mối quan hệ cá nhân với nhau, bao hàm một mối quan hệ về kiến thức, sự quý trọng và ảnh hưởng lẫn nhau, nhu cầu hay cơn khủng hoảng.Nhưng tình bạn không đơn thuần là như vậy, cuộc sống không thể thiếu vắng tình bạn.Một tình bạn chân thành sẽ mạng cho ta nhiều niềm vui và động lực cho cuộc sống.Nhiều lúc cảm thấy trống vắng và chẳng muốn những chuyện nhỏ nhặt làm ảnh hưởng đến gia đình, khi đó một cái nắm tay siết chặt của tình bạn cũng làm ta vơi đi phần nào nỗi khổ tâm trong lòng.Thật may mắn cho ai có được người bạn thật sự của mình ở trong cái xã hội mà hiện nay chỉ toàn giẫm đạp lên nhau mà sống.Và điều cần thiết cho một tình bạn đẹp đẽ là ta phải sống thật,sống chân tình,biết yêu thương người bạn của mình.Có như vậy ta mới được tình bạn thật sự cho riêng mình.

VÍ DỤ 2 : Viết đoạn văn bàn về lòng vị tha trong cuộc sống

Ta có đoạn văn sau :

Lòng vị tha
Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn rười rượi…Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó,ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên!”, nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng,việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc,biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm.Nhưng so với thực tế,chẳng mấy ai có thể làm được như vậy.Song nếu nhìn lại,việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ.Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày,vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình,hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học…Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người.Vì vậy,hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.

28 tháng 4 2019

gh là gì.

1 tháng 11 2018

Đây là dạng đề nghị luận xã hội rút ra từ tác phẩm văn học. Bởi vậy học sinh cần hiểu rõ về đoạn trích người cầm quyền khôi phục uy quyền (Những người khốn khổ, Vich to Huy Gô), đặc biệt là về bức thông điệp mà tác giả Huy Gô muốn nhắn gửi: vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người: Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau
Dàn ý chung:
Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận : vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người.
Thân bài:
Bước 1: giải thích khái niệm tình thương: “Tình thương” là sự quan tâm, sẻ chia và giúp đỡ người khác. Khi tất cả mọi người đều dành tình thương cho nhau, con người sẽ dễ vượt qua những khó khăn của cuộc sống, sẽ có được hạnh phúc.

Bước 2: phân tích đoạn trích người cầm quyền khôi phục uy quyền (Những người khốn khổ, Vich to Huy Gô) để làm nổi bật vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người
Bài viết cần có các ý cơ bản sau:
-Tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật Giăng- van giăng, một người giàu tình thương, giàu lòng nhân ái ( dẫn chứng) .Tình thương yêu của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin thật chân thành và sâu sắc. Ông quên bẵng sự có mặt của tên mật thám Gia-ve, quên cả nguy cơ trước mắt.“Giăng Van-giăng tì khuỷu tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích. Ông ngồi như thế mải miết, yên lặng[…]. Trong nét mặt và dáng điệu ông cho thấy một nỗi xót thương xót khôn tả”, hành động của ông như thể hiện sự đau xót vô cùng nhưng bất lực không giúp gì được, cũng có thể là ông đã thầm hứa với Phăng-tin là sẽ tìm được con gái của cô bằng bất cứ giá nào. Qua ngòi bút của tác giả, Giăng Van-giăng hiện lên với một tấm lòng chan chứa yêu thương và sự đồng cảm.
-Chính tình thương đã mang lại sức mạnh cho Giăng van giăng, giúp ông đẩy lùi được bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin cho Phăng tin ( phân tích, dẫn chứng). Ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng”. Lúc này Gia-ve đã mất hẳn đi sự hách dịch, thực sự run sợ và lùi ra phía cửa. Sự mãnh mẽ của Giăng Van-giăng còn được thể hiện qua câu nói với Gia-ve: “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”.
Qua đoạng trích người cầm quyền khôi phục uy quyền (Những người khốn khổ), tác giả Huy Gô muốn gửi gắm thông điệp: tình thương có vai trò quan trọng hơn tất cả, “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.” “Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai”.
Bước 3: trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là phải hợp lí và lập luận có sức thuyết phục. sau đây là một số gợi ý:
-Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu như ai cùng biết chia sẻ và dành tình thương cho người khác.
-Với những người kém may mắn hơn mình chúng ta không nên coi khinh ghẻ lạnh mà nên có sự đồng cảm giúp đỡ chia sẻ với họ.
-Khi ta dành tình thương cho một ai đó, ta sẽ rất hạnh phúc và ta sẽ càng hạnh phúc hơn nếu ta nhận tình thương của người khác dành cho mình. Chúng ta dành tình thương cho người khác thì cũng sẽ nhận được tình thương của người khác dành cho mình. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà chỉ những người biết trân trọng mới đáng được nhận nó.Tất cả chúng ta hãy dành tình thương cho những người xung quanh để nhận được tình thương của mọi người, chúng ta sẽ thấy cuộc sống đáng sống biết nhường nào.
Kết bài:
Bài học cuộc sống: Chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện tình thương với người khác, có thể bằng những hành động hết sức nhỏ bé, nhưng lại có ý nghĩa lớn lao.
– Mình hãy vì mọi người rồi đến lúc nào đó tất cả mọi người sẽ vì mình.
-Chúng ta hãy cứ cho đi tình thương mà đừng mong chờ sẽ nhận lại được, như thế chúng ta sẽ thấy nó có ý nghĩa và sẽ thấy hạnh phúc gấp nhiều lần.

giúp e nghị luận bài văn này với ạ :( e đang cần gấp GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐAU KHỔ Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành trai ngọc không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt...
Đọc tiếp

giúp e nghị luận bài văn này với ạ :( e đang cần gấp

GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐAU KHỔ

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành trai ngọc không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ chai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linhđắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn là những hạt cát......

TỪ Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN, ANH/CHỊ HÃY BÀY TỎ SUY NGHĨ VỀ LẼ SỐNG CỦA CON NGƯỜI.

1
20 tháng 3 2017

t định đăq ă chớ..

giúp mình trả lời bài này với! Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một...
Đọc tiếp

giúp mình trả lời bài này với!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

(Vội vàng - Xuân Diệu)

1: chỉ ra sự thay đổi về thể thơ từ 4 dòng đầu sang 7 dòng sau ?

2: Xác định phép tu từ được sử dụng trong bốn dòng thơ đầu ?

3: Quan niệm thẩm mĩ của Xuân Diệu được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ ?

4: Phân tích tác dụng của điệp ngữ " Này đây" ?

5: Viết 5 -7 dòng cảm nhận về tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn trích ?

1
21 tháng 3 2017

1.

chuyển đổi từ thơ 5 chữ sang thơ 8 chữ. cách chuyển đổi này làm nên giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc.
2. trong 4 câu đầu tác giả sử dụng điệp từ 'tôi muốn' thể hiện rõ khao khát lm chủ thiên nhiên,cưỡng lại sự vận ddoonghj của đất trời.

3. quan niệm thẩm mĩ: sự phong phú bất tận của thiên nhiên và tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng lại thống nhất giúp cta cảm nhận đk ty cuộc sống tha thiết

4. điệp từ 'này đây' nhấn mạnh sức sống , vang lên như giục giã người đọc xốn xang theo từng câu thơ.