K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2022

Trong văn bản "Sống chết mặc bay", Tác giả Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tương phản. Vì sao người ta lại nói, lại nhận xét như vậy?. Đó là vì biện pháp nghệ thuật đó là điểm cốt yếu làm cho "Sống chết mặc bay" trở nên truyền cảm đến người đọc một cách thuần thục, sâu nghĩa. Luôn luôn là vậy, cái gì khi đem ra so sánh trái ngược với nhau luôn là điểm nổi bật, điểm khiến người ta phải quan tâm bàn luận và suy nghĩ. Khi nhà văn khắc họa lên hai khung cảnh, hoàn cảnh đối lập nhau của hai tầng lớp khác nhau. Một cảnh thì là mặt người dân khốn khổ, gần như là kiệt sức giữ kênh chống lại cơn bão - cơn lũ đang muốn cuốn đi mạng sống của họ theo dòng nước. Một cảnh thì là hình ảnh "ông quan phụ mẫu" thảnh thơi, thoải mái ngồi xơi trà, ăn uống và chơi bài bạc một cách ung dung. Đường đường là quan phụ mẫu, ấy mà sao có thể không quan tâm đến mạng sống người dân đang bị đe dọa ngoài kia?. Thật khiến người ta căm phẫn!. Đã thế, khi tên lính báo rằng đê vỡ rồi, ngài lại nói mặc kệ - kệ đi cái mạng sống nhỏ bé của những con người lao động làm ra hạt vàng, hạt học. Bới nói, Phạm Duy Tốn sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tương phản là vậy, chính sự so sánh giữa hai hoàn cảnh trái ngược nhau mà có liên quan đến nhau đã truyền được cảm xúc cho người đọc. Người đọc - em đã phải cảm thấy tức giận với tên quan phụ mẫu kia, đó không phải là quan phụ mẫu nữa; đó là tên cầm thú thân làm quan "phụ mẫu" mà chẳng lo cho dân. 

Chú thích:

2 từ láy: thảnh thơi, ung dung

1 đại từ: Người đọc 

22 tháng 7 2022

1.

Khi bàn về văn chương nghệ thuật, nhà văn Lâm Ngữ Đường từ chiêm nghiệm :" Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ." Thật vậy! Văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là được tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Trong hoàn trình khám phá ấy, Hồ Xuân Hương đã hòa mình vào cuộc sống nhân dân để đồng cảm, sẻ chia và "cho máu". Tại sao lại nói bà như vậy?, bằng chứng là qua tác phẩm "Bánh Trôi Nước" nổi tiếng cùa bà. Nổi bật nhất là ở 2 câu thơ cuối của bài:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Chỉ qua bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để người ta cảm thấy được sự phụ thuộc của "em" với "kẻ", em "rắn rỏi" em "nát tười". Dù cho "kẻ" có nặn như thế nào thì em vẫn mặc kệ,  em vẫn giữ một tấm lòng son - tấm lòng thủy chung. Đó là ánh hình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Một tấm gương đẹp đẽ với những phẩm chất tốt đẹp, chất chịu khó chịu khổ; chất luôn giữ những đức tính, tấm lòng trong sạch đầy cao quý. Đóng khép lại, ta có thể thấy số phận lênh đênh, trôi nổi của người con gái có thân phận bé nhỏ. Và thật mới ghưỡng mộ tấm lòng son sắt của người con gái ấy dù trải qua bao nhiêu sự bất công, sóng gió!.

Chú thích:

Câu bị động: Văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là được tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. 

Phép thế:

Thật vậy! Văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là được tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Trong hoàn trình khám phá ấy, Hồ Xuân Hương đã hòa mình vào cuộc sống nhân dân để đồng cảm, sẻ chia và "cho máu".

2.

Nếu có ai hỏi em rằng em nghưỡng mộ ai ở thời phong kiến xưa. Chắc chắn em sẽ trả lời: "Đó chính là người phụ nữ". Vì sao mà em nói như vậy, đó là vì em đã được nghe tới bài thơ "Bánh Trôi Nước" của Bà Chúa Thơ Nôm - Hồ Xuân Hương. Thật mới ghưỡng mộ tấm lòng son sắt của người con gái ấy dù trải qua bao nhiêu sự bất công, sóng gió!. Ở 2 câu thơ cuối tác phẩm:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Chỉ qua bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để người ta cảm thấy được sự phụ thuộc của "em" với "kẻ", em "rắn rỏi" em "nát tười". Dù cho "kẻ" có nặn như thế nào thì em vẫn mặc kệ,  em vẫn giữ một tấm lòng son - tấm lòng thủy chung. Đó là ánh hình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Là một tấm gương đẹp đẽ với những phẩm chất tốt đẹp, chất chịu khó chịu khổ; chất luôn giữ những đức tính, tấm lòng trong sạch đầy cao quý. Đóng khép lại, ta có thể thấy số phận lênh đênh, trôi nổi của người con gái có thân phận bé nhỏ.

Chú thích:

Câu trần thuật đơn có từ "là":

Đó ánh hình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Phép nối:

một tấm gương đẹp đẽ với những phẩm chất tốt đẹp, chất chịu khó chịu khổ; chất luôn giữ những đức tính, tấm lòng trong sạch đầy cao quý. Đóng khép lại, ta có thể thấy số phận lênh đênh, trôi nổi của người con gái có thân phận bé nhỏ.

Em hãy viết đoạn văn tư 10 đến 15 câu nêu cảm nhận của mình về đoạn trích sau em hãy viết đoạn văn tù 10 đến 15 câu nêu cảm nhận của mình về đoạn trích sau: Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi...
Đọc tiếp
Em hãy viết đoạn văn tư 10 đến 15 câu nêu cảm nhận của mình về đoạn trích sau em hãy viết đoạn văn tù 10 đến 15 câu nêu cảm nhận của mình về đoạn trích sau:
Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho thấy người mẹ êm dịu vô cùng 
0
22 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề

Vd: dẫn từ việc em được đi đâu đó và chứng kiến quang cảnh này hoặc thời điểm em được chứng kiến quang cảnh. (1-2 câu)

Thân đoạn:

Miêu tả quang cảnh lúc đó

+ Đầu tiên là mưa rơi như thế nào (rơi tí tách vào giọt chẳng hạn)

+ Sau đó là mưa ào ạt dữ dội

Cây cối, sự vật, hoạt động con người ra sao

+ Cuối cùng là mưa sau bao nhiêu phúc/giờ thì ngừng

Bầu trời sau cơn mưa thế nào, có hiện lên cầu vồng chẳng hạn

Cây cối và đất đai như được gột rửa những lớp bụi, lớp phèn.  (BPNT so sánh)

Mọi người bắt đầu quay trở lại công việc của mình

Nêu cảm nghĩ của em về lần mưa này

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại hình ảnh quang cảnh sau khi mưa.

21 tháng 7 2022

Tự phụ gây ra nhiều tác hại" là một luận điểm đúng đắn và em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.(1) Vậy, tự phụ là gì?(2) Tự phụ là sự kiêu căng, ngạo mạn, tự cao, tự đại, luôn ảo tưởng về bản thân và luôn xem mình là nhất. (3) Biểu hiện của việc này là luôn luôn cho rằng ý kiến của mình là nhất, là số một, không ai hơn trong đám đông, ... (4) Như thế thì tác hại của tự phụ là gì? (5) Nó sẽ làm cho mọi người xa lánh chúng ta hơn, và có thể chính bản thân mình sẽ bị trầm cảm, tự kỷ, lẻ loi, ... và không thể hoà nhập với cộng đồng nếu luôn luôn như vậy. (6) Hơn nữa, còn làm chúng ta ảo tưởng về bản thân quá mức, từ đó sẽ không bao giờ chịu nghe ý kiến của người khác, dễ bất đồng quan điểm, từ đó sẽ có những nhận thức vô cùng hạn hẹp đối với thế giới xung quanh. (7) Nói tóm lại, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em nhận thấy được tự phụ là một bản tính vô cùng xấu và chúng ta nên loại bỏ nó; em sẽ cố gắng  lắng nghe mọi người xung quanh và luôn luôn hoà đồng với mọi người. (8)

21 tháng 7 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận: (Ví dụ: Tự phụ là một trong những thói quen xấu mà chúng ta cần tránh xa...)

Nêu khái niệm tự phụ là gì?

Bàn luận:

Tự phụ khiến cho ta luôn chủ quan, không có sự chuẩn bị mà lúc nào cũng nghĩ năng lực của mình vượt trội hơn người.

Khiến cho các mối quan hệ bị rạn nứt.

Luôn có tư tưởng coi thường người khác.

...

Dẫn chứng:

Dẫn chứng việc tự tin thái quá dẫn đến việc mọi người xa lánh...

Mở rộng vấn đề:

Trái ngược với tự phụ?

Bản thân em đã làm gì để bỏ đi tính tự phụ (nếu có)?

Kết luận. 

_mingnguyet.hoc24_

21 tháng 7 2022

Gợi ý cho em các ý:

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận: (Ví dụ: Tinh thần yêu nước là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta...)

Nêu khái niệm tinh thần yêu nước?

Bàn luận:

Tinh thần yêu nước giúp ta thể hiện được tinh thần yêu hòa bình, chống lại chiến tranh, thể hiện truyền thống từ xa xưa và dân tộc

Giúp cho ta luôn nhớ ơn của những người đã công dựng nước và giữ nước.

Gắn kết được các dân tộc, con người trong nước và ngoài nước.

Dẫn chứng:

Dân tộc ta chống giặc ngoại xâm phương Bắc, chống Pháp, chống Mĩ để bảo vệ độc lập dân tộc. 

Mở rộng vấn đề:

Trái với tinh thần yêu nước?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện tinh thần yêu nước?

Bài học cho bản thân sau khi nghe về lịch sử nước nhà?

Kết luận. 

_mingnguyet.hoc24_

21 tháng 7 2022

Tham khảo nhe:

1. Mở bài

Giới thiệu về Bác Hồ và tình yêu thương thiếu nhi

2. Thân bài
+ Khẳng định Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi: Bởi Bác Hồ không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là một người đặc biệt vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi
- Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi hoạt động học tập, phát triển của các em: Riêng trong học tập, - Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan tâm và đặt niềm tin mãnh liệt vào các em thiếu nhi – thế hệ mầm non tương lai của đất nước.

- Bác Hồ luôn động viên, quan tâm và đặt niềm tin vào các em thiếu nhi: Bác luôn dành thời gian đi tới một số trường để dự khai giảng, trên cả đất nước, Bác viết thư gửi lời chúc năm học mới tới các em học sinh
- Bác thể hiện yêu thương trực tiếp qua những hành động: Hình ảnh Bác Hồ bế em bé trên tay được treo ở các trường mầm non, rồi Bác Hồ quàng khăn đỏ cho em học sinh treo ở các trường tiểu học và trung học
- Bác Hồ còn đặc biệt dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh liệt: Bác tin tưởng các em sẽ là những người làm rạng danh non sông, đất nước, đưa đất nước sánh vai với các cường cuốc năm châu.

3. Kết bài
Cảm nhận của em về Bác Hồ trong trái tim mỗi người: Cho đến ngày nay, Bác đã mãi mãi rời xa đất nước và dân tộc Việt Nam nhưng hình ảnh người Cha già vĩ đại vẫn in sâu trong trí nhớ và tâm hồn mỗi người con Việt, đặc biệt là thế hệ thiếu nhi luôn dành cho Bác niềm kính yêu vô bờ bến.

21 tháng 7 2022

Câu 1: 

Văn bản "Cô bé bán diêm"

Tác giả: An- đéc- xen

Phương thức biểu đạt của văn bản: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Câu 2:

Nội dung của đoạn văn: kể về hành động của cô bé bán diêm muốn níu giữ lại hình ảnh người bà của mình. Đồng thời kể ra sự giải thoát của hai bà cháu khỏi sự nghèo khổ là lên thiên đường. 

Câu 3: 

Nghệ thuật chính được sử dụng là:

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo với các tình tiết diễn biến hợp lí.

Câu 4: 

Tác giả gửi gắm đến thông điệp: "Chúng ta cần dành tình yêu thương cho con trẻ và để chúng được hạnh phúc"

Câu 5:

Cái chết của cô bé bán diêm nói lên sự nhân đạo trong trong cuộc sống đồng thời phê phán sự thờ ơ vô tâm của mọi người trước cái chết của một em bé. 

Phần đoạn văn tự làm nhe.

21 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vào bài thơ

Vd: những gì liên quan đến thời gian ra đời của bài thơ, tác giả sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào.

Thân đoạn:

Phân tích, bàn luận:

+ Nội dung khái quát của bài thơ:

Vd: đó là tâm tình, suy nghĩ của tác giả - chỉ huy 1 đơn vị quân đội làm nhiệm vụ chiến lược đóng quân ở Đà Nẵng dành cho sự bình yên của nước nhà. Cả đời chỉ mong đất nước được độc lập, tự do.

+ Giá trị cảm xúc khái quát của bài thơ:

Vd: đó là nỗi niềm của một người chỉ huy đang làm nhiệm vụ. 

Nhận xét:

Tác giả là người tận tụy với nghề, là người có trái tim - tâm hồn cảm nhận tinh tế thông qua 4 câu thơ đầu bày tỏ suy nghĩ cảm xúc bản thân.

Tiếp đó là 2 câu thơ ghi lên ước mong, sự tưởng nhớ hoài niệm của tác giả với những thiên tai (bão, mưa).

Điều đó còn được làm rõ hơn thông qua 2 câu thơ cuối :

" Miền trung thế trận nhiều gian khó

Bạc tóc thâu đêm quyết luận bàn"

Còn nói lên cái nhìn của tác giả, miền trung vẫn còn nhiều thế trận chưa gỡ được và sự quyết tâm kiên cường của tác giả; dù có bạc tóc, dù có thức trắng thâu đêm cực nhọc như thế nào thì vẫn suy nghĩ chiến lược cho nhiệm vụ, dành lại sự bình yên vốn có của nước nhà.

Kết đoạn:

Tổng kết lại vấn đề.

20 tháng 7 2022

Tham khảo:

Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất của cuộc đời. Đọc đoạn trích "Trong lòng mẹ", người đọc không khỏi xúc động trước niềm hạnh phúc cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hồng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”. Và Hồng òa khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ.  Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử". Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa... Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn.