Tả lại cảnh đẹp ở quê hương em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ẩn dụ và Hoán dụ:
Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Khác nhau:
- Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
- Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.
Ví dụ:
Hoán dụ: "Áo chàm đưa buổi phân ly"
=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).
Ẩn dụ:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).
*Giống: cùng đc xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
*Khác:-Hoán dụ:các sự vật, hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
-Ẩn dụ:các sự vật, hiện tượng phải có nét tương đồng với nhau.
*Ví dụ:-Hoán dụ: "Áo chàm đưa buổi phân ly."
-Ẩn dụ: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
Công viên Thủ Lệ là một nơi vui chơi, giải trí thích thú nhất của em. Nhân kỳ nghỉ lễ dài ngày 30-4 và 1-5, một buổi chiều, em được bố mẹ cho đi chơi ở đó, để "xả hơi" trước khi vào kỳ thi cuối cấp tiểu học của em.
Công viên Thủ Lệ có 3 cổng, 2 chính, 1 phụ. Khi qua cổng chính phía Tây, sơn màu xanh rêu, em thấy trước mặt là một đài phun nước. Sau đài phun nước, là khu vui chơi với các trò xe điện đụng, đạp vịt, nhà phao, ném bóng... Mỗi trò chơi đều có cái hấp dẫn riêng của nó. Em thích nhất là trò chơi đạp vịt, vì em có thể vừa ngắm cảnh thiên nhiên, vừa ăn quà vặt trên lưng vịt.
Đường dẫn vào khu chuồng thú, là những chiếc cầu xây cong cong duyên dáng. Công viên hôm ấy rất đông các em nhỏ và các bạn cùng trang lứa với em. Người người qua lại tham quan rất nhộn nhịp. Từ xa, em đã nghe tiếng gầm vang khắp Công viên của sư tử, của hổ. Những con báo đốm có tốc độ phi thường và leo trèo rất giỏi nơi hoang dã, thì ở đây, lại rất ngoan ngoãn, đủng đỉnh dạo quanh khung chuồng, như muốn làm một màn chào hỏi mọi người. Những chú khỉ vui tính có cử chỉ khéo léo như người, hết tiếp nhận những quả chuối chín từ tay du khách, chia cho các con nhỏ ăn, lại âu yếm nhau, bắt chấy cho nhau, và leo trèo nhanh thoăn thoắt. Thương cho bác voi to đùng nhưng hiền lành quá, để đám côn trùng bắt nạt, quấy nhiễu. Đôi tai to như chiếc quạt và chiếc đuôi mềm dẻo cứ phải vẫy vẫy, quất đi quất lại mà không hết khó chịu. Chiếc vòi mềm mại, khéo léo như đôi tay văng đi, văng lại, thỉnh thoảng hít hít xuống đống cỏ, rồi quấn nắm cỏ vào mồm nhai. Dưới bể có khung lưới sắt kia, là những "người hùng dưới nước" – cá sấu, con bơi dưới nước, con nằm im như đống bê-tông để chìa ra những răng nanh nhọn hoắt trông gớm ghiếc. Qua khu vực thú dữ, đến khu nuôi nhốt thú gặm nhấm. Những chú chuột bạch thì loanh quanh trong một cái thùng kim loại sơn trắng. Mấy chị thỏ rừng chạy nhảy tung tăng với đàn con nhỏ trong sân chuồng thật đáng yêu. Bên kia đường nhỏ trong công viên, mấy chị nai lúc ngơ ngác, lúc cúi xuống từ tốn gặm cỏ, rồi lạnh lùng bỏ đi như đang xấu hổ với ai.
Qua một chiếc cầu để đến khu nuôi gia cầm. Ở đây, em được nghe những âm thanh huyên náo của chim hót, vịt kêu, gà gáy, và cả tiếng mấy chị gà mái gọi trống "tục!" tục!". Đẹp nhất là mấy chị công đang khoe bộ đuôi nhiều màu sắc cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của mình. Những con chim trĩ có chiếc mào đẹp đang nhảy nhót, hót líu lo trên cành. Thong thả dạo bộ về phía đền Voi Phục, em lại bị cuốn hút bởi mấy bác trung niên đang say mê nặn và bán tò he, với hình thù các con vật, hoa, lá và các đồ chơi khác nhau đủ sắc màu. Em được bố mua cho các nhân vật Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Chư Bát Giới, Yêu quái Bạch Cốt Tinh, tất cả được nặn bằng bột màu khéo léo trông thật đáng yêu.
Trời đã xế chiều, chân em cũng thấm mỏi, được bố mẹ mua cho que kem thơm mùi cốm, mút cho đã khát. Chưa hết que kem, em đã thấy hiện ra ngay trước mắt một chiếc cổng mới xây theo kiểu cổ trước đền Voi Phục, để ra phố Kim Mã. Nhìn từ phố Kim Mã, khung cảnh Công viên Thủ Lệ đẹp đến kì diệu. Mặt hồ nước trong xanh bao quanh một rừng cây xanh ngắt. Mấy "cô" thiên nga trắng điệu đà đang chở từng đôi trai gái trên lưng mình dạo chơi, đón những luồng gió mát. Nắng vàng nhạt hắt trọn lên những tầng cao của tòa nhà Khách sạn Daewoo cũng phản bóng xuống hồ nước, tạo nên một bức tranh đẹp lộng lẫy.
Em rất thích đến Công viên Thủ Lệ, vì mỗi lần đến, là một lần được khám phá bao điều bổ ích và mới lạ trong thế giới thiên nhiên. Em mong sao Công viên Thủ Lệ có nhiều thú hơn, để chúng em và các bạn nhỏ được thăm quan, chiêm ngưỡng. Và mong sao, Thủ Lệ mãi mãi sạch sẽ, xanh tươi, thực sự là "lá phổi" của Thành phố.
Cuối học kì của năm học vừa qua, nhà trường tổ chức cho học sinh chúng em vui chơi cả ngày tại Công viên Văn hóa Đầm Sen.
Đầm Sen có nhiều cổng vào, đoàn trường em vào cổng trên đường Hòa Bình, cổng to có vòng chữ Đầm Sen hình vòm phía trên. Khu bán vé nằm trên khoảng sân rộng được trang trí đủ loại hoa kiểng. Qua thanh chắn soát vé, hành trình vui chơi của chúng em bắt đầu.
Một phạm vi rộng cỡ sân trường em với đủ loại hình giải trí, vô số trò chơi với nhiều màu sắc rực rỡ. Chung hấp dẫn, gọi mời bọn em bằng những ánh sáng huyền ảo xen lẫn âm thanh sống động. Thật thích thú khi được chơi thoải mái. Em cùng các bạn chơi banh điện, đua xe điện tử rồi đến trò chơi tốc độ của tàu lượn sóng. Hồi hộp nhất nhưng cũng thật vui với cảm giác mạnh qua cối xay gió. Ban đầu em còn nhắm nghiền mắt lại, sau quen dần tự mở to mắt và há hốc mồm. Đứa này nhìn đứa kia cười phá lên.
Người ta ở đâu mà đông quá! Y như bãi biển Vũng Tàu, khi đoàn trường tiếp tục qua khu công viên nước. Tại đây chúng em được tắm với sóng nhân tạo, nằm trên phao thả trôi ở dòng sông lười. Cảnh vật hai bên thật huyền bí khi bọn em bơi qua hang cá mập. Quá trưa, chúng em tập trung ăn cơm phần, tráng miệng với kem rồi ngồi thành vòng tròn, chơi vài trò chơi sinh hoạt. Mọi người cũng bớt đi lại nhiều, còn khu vực cầu trượt nước vẫn đông đặc người. Tiếng nước bị khuấy động, tiếng người nói, tiếng cười, tiếng la khiến ta có cảm giác nơi này không có buổi trưa.
Một ngày vui chơi nhanh chóng trôi qua. Tạm biệt và thầm cám ơn Đầm Sen đã mang đến cho em một niềm vui và một kỉ niệm khó phai.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
1. Câu hỏi nào dưới đây không được dùng với mục đích để hỏi?
A. Cậu làm xong bài tập chưa?
B. Lớp chúng mik xếp thứ nhất trong phong trào thi đua phải không?
C. Bạn có thể đứng nép vào để cho mik đi ra ngoài một chút được không?
D. Sáng nay Nam không đi học à
2. Cho câu văn "mỗi khi bước vào, bà cụ lại nở ra một nụ cười hiền hậu, những vết nhăn trên khóe miệng hẳn lên rõ nét'
Các dấu phẩy có tác dụng j?
A. Cả 2 dấu phẩy trên đều có tác dụng ngăn cách các vế câu ghép
B. Dấu phẩy thứ 1 ngăn cách TN với bộ phận chính của câu, dấu phẩy thứ 2 dùng để ngăn cách 2 VN
C. Dấu phẩy thứ 1 ngăn cách 2 vế của câu ghép, dấu phẩy thứ 2 ngăn cách 2 VN
D. Dấu phẩy thứ 1 ngăn cách TN với bộ phận chính của câu, dấu phẩy thứ 2 ngăn cách 2 VN
Nghĩ v ... :P
~Study well~
#SJ
Câu hỏi của anh phuong - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến dung ko m.n
Tôi là cô bé được sinh ra trong gia đình trí thức và được sống trong muôn vàn tình thương bao la. Tuổi thơ tôi là những chuỗi ngày hạnh phúc với ba mẹ và em trai. Dù ba mẹ tôi chỉ là những công nhân viên nhà nước bình thường với những đồng lương ít ỏi nhưng không vì vậy mà chị em tôi lại bị thua kém với bạn bè đồng trang lứa.
Tôi và em trai luôn được ba mẹ cho những gì tốt nhất và hạnh phúc nhất. Gia đình tôi tuy không phải là đại gia về vật chất nhưng có lẽ là đại gia của tình yêu thương hạnh phúc và trên hết là đại gia của nền tri thức trí tuệ. Từ nhỏ tôi luôn được ba mẹ kể về sự ham học và vượt lên nghị lực, vượt qua cái nghèo để trở thành người có ích và được nhiều người nể trọng như các cậu, các dì và ba mẹ tôi.
Chính vì hiểu được điều đó và được ba mẹ dạy dỗ nên suốt quãng đời đi học tôi luôn giữ vững được thành tích học sinh giỏi của mình. Tôi tự hào và sung sướng khi mình được khen là thông minh và học giỏi, thầy cô khen, bạn bè nể. Ngay cả trong chính gia đình mình tôi cũng luôn được coi là một cô bé học giỏi, là gương của các em. Tôi biết lúc ấy mình là niềm tự hào của ba mẹ.
Rồi chặng đường cam go thứ nhất trong cuộc đời học sinh, kỳ thi tốt nghiệp cấp 2 cũng đã đến. Có lẽ đối với mọi người, đó cũng chỉ là một cuộc thi chuyển cấp bình thường mà thôi, nhưng đối với tôi, một cô bé 15 tuổi, kỳ thi này như một đỉnh núi cao cần rất nhiều cố gắng để vượt qua.
Tôi được ba mẹ lo lắng cho từng miếng ăn, giấc ngủ. Ba mẹ tiết kiệm tiền, nhịn ăn, bớt phần sữa của em trai để tìm mua những loại thuốc bổ não tốt nhất cho tôi lúc ấy. Ba mẹ tìm mua cho tôi những cuốn sách tham khảo hay để tôi có thể tiếp thu hết những kiến thức hay nhất, để làm bài thi một cách tốt nhất. Và hơn hết là tôi có thể bước đến tương lai, bước đến cánh cửa đại học một cách thuận lợi hơn khi mình được học trong một trường cấp 3 tốt.
Và lúc ấy trở thành học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân là cả một giấc mơ đối với tôi. Tôi quyết tâm học thật tốt để có thể là niềm tự hào của cha mẹ, và cũng chính vì lý do ấy cùng với sự kỳ vọng, yêu thương của ba mẹ dành cho tôi mà khi còn một ngày nữa là ngày thi đến, tôi đã học thuộc hết và trả bài cho mẹ một cách tự tin những bài thơ, tiểu sử tác giả, định nghĩa, định lý công thức toán học, vật lý.
Thật vậy, tôi đã hoàn thành bài thi môn đầu tiên của mình là môn Văn, tôi cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc của ba mẹ khi con gái mình đã làm bài tốt. Rồi tôi bước vào môn thi thứ hai là môn Lý, ngày đó là ngày đã cho tôi bài học quý giá. Khi ấy vừa kết thúc bài thi, tôi vui vẻ ra về với tâm trạng của một sĩ tử làm bài tốt.
Tôi khoe với ba rằng mình làm bài rất tốt vì dạng bài tập đó tôi đã được thầy cô cho làm rất nhiều lần rồi và tôi chắc chắn rằng mình đã làm bài đúng. Hai cha con tôi về nhà trong tiếng cười nói vui vẻ, về đến nhà tôi hớn hở gọi điện cho thím, cũng là một giáo viên dạy Lý cấp 2 để nói kết quả mình làm được. Tôi đọc rành mạch những lời giải, công thức mà mình làm và rồi tôi biết được một sự thật đau đớn rằng mình đã làm đúng tất cả nhưng không đúng đáp số, chỉ vì tôi bất cẩn nhìn nhầm số của đề bài.
Và điểm 10 tôi ước mơ giờ chỉ còn là 6,5 với 5 điểm lý thuyết nếu đúng trọn vẹn và 5 điểm của bài toán đã vì tính bất cẩn của tôi giờ chỉ còn lại 1,5 điểm. Ba mẹ không la mắng vì sợ tôi sẽ ảnh hưởng đến những môn thi sau, nhưng tôi biết buổi tối hôm ấy ba mẹ đã khóc. Những giọt nước mắt ấy đã âm thầm hiện hữu trên đôi mắt của ba mẹ tôi cho đến ngày tôi nhận kết quả thi dù rằng những môn thi sau tôi đều làm bài tốt.
Kết thúc kỳ thi, khi bạn bè vui vẻ đi chơi thì tôi lại lầm lũi ở nhà một mình chờ đợi ngày có kết quả. Những cố gắng của tôi cũng đã được ghi nhận qua điểm số cao, khi tất cả học sinh trong trường tôi rất ít bạn có điểm thi Văn 9,5 điểm thì tôi lại có được con số ấy. Môn Lý rất ít học sinh được trọn vẹn 5 điểm lý thuyết thì tôi lại có được con số ấy. Nhưng tất cả rồi cũng đã bị tôi hủy hoại do tính bất cẩn của mình với kết quả tốt nghiệp loại khá vì có một môn thi dưới 7 điểm.
Tôi đã khóc rất nhiều cho cái tuổi 15 ấy, bạn bè liên tục gọi điện hỏi thăm tôi về kết quả thi, ba mẹ xấu hổ khi mọi người hỏi về kết quả của tôi, ngày các bạn về trường chia tay thầy cô thì tôi lại trốn đi vì xấu hổ. Và đau đớn hơn cả là cái nhìn của mọi người đối với tôi, người ta không nhìn vào chặng đường 9 năm cố gắng của tôi mà chỉ nhìn vào bài thi do một phút bất cẩn.
Tôi không còn là cô bé học giỏi ngày nào nữa, không còn là tấm gương cho các em và hơn hết là sự khinh miệt của người bạn thân mình coi như chị em bấy lâu nay. Khi tôi không nghe điện thoại của nhỏ, tôi đã được bạn tôi tặng cho một câu nói sẽ là mãi mãi trong lòng tôi: “Sao không nghe điện thoại vậy? Hay là làm bài thi ít điểm quá nên xấu hổ hả”. Một câu nói nhưng dạy cho tôi rất nhiều điều, dạy tôi biết thế nào là nỗi đau của sự thất bại, hậu quả của tính bất cẩn và bài học về “chọn bạn mà chơi” của ông bà xưa.
Rồi tôi lớn lên cùng với nỗi đau nhớ đời ấy, tôi vẫn cứ học và không để ý đến những gì xung quanh mình, không cần biết về những lời nói của người đời, chỉ biết học và biết đến gia đình tôi có ba mẹ và em trai tôi. Tôi không cần bất cứ ai nghĩ mình là một người giỏi cả, tôi chỉ cần mình là một người con ngoan của ba mẹ là đủ.
Năm em trai tôi thi lớp 9, dù đối với tôi đã 7 năm trôi qua, nhưng bài kiểm tra ấy vẫn luôn là kỉ niệm sâu xắc nhất đối với em.
~Hok tốt~
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.
Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.
Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.
Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.
chắc chắn trong mỗi con người chúng ta ai cũng có quê hương vì quê hương là nơi chôn rau cắt rốn nơi cất lên tiến khóc chào đời
mik chỉ nói mở bài thôi