K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3

- Hành vi đặt kỳ vọng quá lớn và bắt con học quá nhiều thuộc hình thức bạo lực tinh thần trong gia đình. Em có thể giải quyết bằng cách trò chuyện, đề xuất giải pháp hợp lý và tìm sự hỗ trợ từ người khác để giúp con giảm áp lực và phát triển một cách lành mạnh.

15 tháng 4

Hành vi "đặt kỳ vọng quá lớn vào con, bắt con học quá nhiều" có thể được xem là một hình thức của bạo lực tinh thần trong gia đình, nơi mà áp lực và kỳ vọng không hợp lý có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của trẻ.

Nếu là em, em sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách:

1. Thảo luận cởi mở: Em sẽ cố gắng thảo luận một cách cởi mở với bố mẹ về áp lực học tập và cảm xúc của mình, giải thích rằng việc học quá nhiều có thể gây ra stress và ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Đặt ra giới hạn: Em sẽ đề xuất một lịch trình học tập hợp lý, với thời gian nghỉ ngơi và thư giãn cân đối, để đảm bảo sự cân bằng giữa học tập và cuộc sống.
3. Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu cần, em sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô giáo, cố vấn học đường, hoặc chuyên gia tâm lý để có thêm lời khuyên và hỗ trợ.

31 tháng 3

Em thường xuyên để dành tiền, tiết kiệm tiền.

Em sử dụng tiền mua sách vở, bút, thước kẻ để học.

31 tháng 3

Em thường xuyên để dành tiền cho vào con lợn bằng nhựa của em.

Em để dành tiền lì xì, tiền mà em được thưởng để giúp bố mẹ chi trả các chi phí trong cuộc sống và một khoản nhỏ em tiết kiệm để sau này lớn lên có thể đi học đại học, 1 phần tiền để em đi từ thiện các em nhỏ mồ côi cha mẹ, nhà nghèo không được ăn học. Và em tiết kiệm cũng để sau này có thể thực hiện được những ước mơ, điều mà mình cần, mình mong muốn...

$+$ Giúp đỡ bạn bè:
$-$ Em thường xuyên giúp đỡ các bạn học tập, giải đáp những thắc mắc trong bài tập.
$-$ Em cũng sẵn sàng cho các bạn mượn vở ghi, tài liệu học tập khi cần thiết.
$-$ Khi bạn gặp khó khăn, em luôn động viên, an ủi và giúp đỡ bạn vượt qua.
$+$ Giúp đỡ gia đình:
$-$ Em thường xuyên giúp đỡ bố mẹ việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa chén.
$-$ Em cũng chăm sóc ông bà, em út, giúp đỡ các em học tập.
$-$ Em luôn ngoan ngoãn, lễ phép, biết ơn cha mẹ và ông bà.
$+$ Giúp đỡ cộng đồng:
$-$ Em tham gia các hoạt động tình nguyện như dọn dẹp vệ sinh môi trường, quyên góp sách vở cho học sinh nghèo.
$-$ Em cũng tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao của trường, khu phố.
$-$ Em luôn giữ gìn vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước, bảo vệ môi trường.

24 tháng 3

Tháng 1:

Mua 3 cây bút bi xanh giá 15.000đ.Mua vở viết giá 10.000đ.Tổng tiền mua trong tháng 1 là 25.000đ.

Tháng 2:

Mua sách tham khảo giá 20.000đ.Mua vở viết giá 20.000đ.Mua màu vẽ giá 20.000đ.Tổng tiền mua trong tháng 2 là 60.000đ. Bạn sẽ tiết kiệm được 15.000đ 
TT
tran trong
Giáo viên
24 tháng 3

Dàn ý kế hoạch chi tiêu cá nhân cho bạn.

- Mục tiêu: Tiết kiệm được 100.000 trong 2 tháng để đủ tiền mua 1 đồ dùng học tập.

- Thời gian thực hiện: 2 tháng.

- Nguồn thu:

+ Tiền bố mẹ cho tiêu vặt: 100.000/ 1 tháng.

- Khoản chi:

+ Mua đồ ăn chiều học thêm: 70.000/1 tháng.

- Cần kiếm thêm thu nhập: 40.000

- Cách kiếm thêm thu nhập:

+ Làm  đồ thủ công bán cho bạn bè nhân ngày 8/3.

+ Gom chai nhựa, đồ hộp giấy trong gia đình để bán.

- Trường hợp thiếu sẽ mượn tạm bố mẹ để tháng sau tiết kiệm tiếp. 

 

 

Tôi không đồng tình với quan điểm rằng bố mẹ có quyền đánh con khi con không vâng lời. Đây là một quan điểm cũ và không được khuyến khích trong nhiều quốc gia và văn hóa hiện đại.

Trước hết, việc sử dụng bạo lực để giáo dục con cái không chỉ là không hiệu quả mà còn có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và phát triển tâm lý của trẻ. Bạo lực có thể gây ra sự sợ hãi, tổn thương tinh thần và làm suy giảm lòng tự trọng của trẻ, đồng thời cũng có thể gây ra vấn đề học tập và tương tác xã hội.

Thay vào đó, cần tìm các phương pháp giáo dục tích cực và xây dựng mối quan hệ đồng thuận giữa bố mẹ và con cái. Điều này có thể bao gồm việc thiết lập quy tắc rõ ràng, sử dụng phương pháp khuyến khích và thưởng phạt hợp lý, cũng như việc thảo luận và giải quyết mâu thuẫn một cách lịch sự và cởi mở. Bố mẹ có thể làm việc với các chuyên gia tâm lý trẻ em nếu họ gặp khó khăn trong việc quản lý hành vi của con cái mà không cần phải dùng đến bạo lực.

=> Em không đồng tình với ý kiến "Bố mẹ có quyền đánh con khi con không vâng lời".
--> Việc sử dụng bạo lực để giáo dục con cái là vi phạm pháp luật và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả thể chất và tinh thần của trẻ.
--> Đánh đập con có thể gây ra những tổn thương về thể chất như bầm tím, trầy xước, gãy xương, thậm chí tử vong. Vết thương tinh thần do bị đánh đập có thể ảnh hưởng đến trẻ suốt cuộc đời, khiến trẻ trở nên tự ti, lo lắng, sợ hãi, hoặc hung hăng.
--> Việc sử dụng bạo lực sẽ khiến trẻ sợ hãi và xa lánh cha mẹ. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ trở nên rạn nứt, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
--> Thay vì sử dụng bạo lực, cha mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp giáo dục con cái hiệu quả hơn.

19 tháng 3

Cách chi tiêu này chưa hợp lí vì không có khoản tiết kiệm

19 tháng 3

Nhìn về chung thì ta thấy rằng với cái kiểu chi tiêu này thì bay mất tiêu 40 tr rồi. Chưa kể là nếu đến những dịp đặc biệt như Tết thì ảnh lấy tiền đâu ra mà sắm đồ? NẾu lý do vừa rồi chưa đủ thuyết phục thì nếu bị bệnh tật thì ảnh lấy đâu ra tiền để chạy chữa?

TT
tran trong
Giáo viên
19 tháng 3

Phần 2 

Bài 1.

a. Hành vi của B là hành vi bạo lực ở chỗ B đã đánh đập mẹ mình là bạo lực thể xác, bắt mẹ mình làm lụng vất vả để cho mình đi chơi là bạo lực lao động, mắng mẹ mình là bạo lực tinh thần, bắt mẹ bán nhà là bạo lực về kinh tế.

Hành vi của B trái đạo đức, trái đức tính hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ, cha mẹ là người có công sinh thành, dưỡng dục, cần phải đối xử tốt với cha mẹ/

Hành vi của B vi phạm pháp luật vì nghiện ngập là sa vào tệ nạn xã hội và mắng chửi, xúc phạm đánh đập mẹ mình, vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự nhân phẩm của công dân.

b. Nếu em là hàng xóm bà A, em sẽ:

- Can ngăn hành vi của B.

- Khuyên bảo B, phân tích cho B biết hành vi của mình, hậu quả của hành vi đó.

- Báo công an về hành vi đánh người của B.

- Khuyên bà A nên có biện pháp mạnh với con mình để uốn nắn như báo công an.

c. Hành vi của B 

Căn cứ pháp lý quy định về hành vi bạo lực gia đình.

– Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 của Quốc hội (Điều 12).

– Nghị định số 167/2013/ NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 49).

– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Điều 134 và Điều 140). Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định những mức xử phạt đối với những vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình được thể hiện cụ thể như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Và căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nếu xét thấy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cũng như các mức thiệt hại được quy định tại Điều này. Hoặc chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc tội hành hạ ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 185 Bộ luật này.

Như vậy, hành vi của B có thể bị xử lý cao nhất là hình sự tuỳ theo mức độ thương tích mà bà A có,.

TT
tran trong
Giáo viên
19 tháng 3

Phần 2.Bài 2.

a.

Bạn C là một người không biết tiết kiệm, không biết quản lí tiền hiệu quả, chi tiêu hoang phí. Mặc dù gia đình giàu có nhưng đó là tiền của bố mẹ bạn vất vả làm ra. Bạn tiêu hoang phí thể hiện bạn không biết quý trọng thành quả lao động của bố mẹ. Bên cạnh đó, thói quen chi tiêu hoang phí sẽ gây hại cho bạn, tạo thói quen xấu khiến bạn dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Khi xảy ra tình huống bất ngờ, bạn sẽ không có gì để chi tiêu, khiến cho cuộc sống bất ổn định.

b.

Nếu là D em sẽ:

- Chỉ ra cách chi tiêu của bạn không hợp lí.

- Khuyên bạn chi tiêu hợp lí bằng cách:

+ Chi tiêu những thứ cần thiết.

+ Xác định kế hoạch chi tiêu.

+ Chi tiêu tiết kiệm.

+ Quý trọng thành quả lao động của bố mẹ…

c.

Để có cuộc sống ổn định, bản thân em đã:

- Ghi ra giấy những thứ cần chi tiêu.

- Lên kế hoạch chi tiêu cụ thể.

- Xác định rõ mục đích chi tiêu.

- Chi tiêu tiết kiệm.

- Mua những thứ cần thiết.

- Làm việc phù hợp để kiếm tiền như bán đồ nhựa bỏ đi, giấy vụn

TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

Đây là bài tập môn toán. Em gắn chọn môn toán nhé em!

18 tháng 3

rồi ạ  giúp e vớiii

TT
tran trong
Giáo viên
16 tháng 3

Chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì là mục tiêu cấp bách, quan trọng cần thực hiện trước cho nên bạn B cần dành tiền để mua bộ sách ôn tập trước. Bên cạnh đó, việc bạn đạt được điểm cao trong kì thi là một món quà quý giá mà mẹ bạn muốn.

Việc mua chiếc áo cho mẹ có thể để sau khi bạn dành dụm tiền có đủ lần sau.

Việc chọn những món đồ có giá thành rẻ để mua chưa chắc là cách tốt nhất để thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu đã đề ra. Bởi vì giá thành rẻ có thể do chất lượng kém. Các bạn nên cân nhắc giữa số tiền chi tiêu để lựa chọn sản phẩm hợp túi tiền và chất lượng phù hợp.

12 tháng 3

Vấn đề bạo lực gia đình đang diễn ra tại nhiều địa phương gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng là vấn đề nhức nhối, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm bạo lực thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục, thường nhắm vào những đối tượng yếu thế trong gia đình như phụ nữ, trẻ em và người già. Những hành vi này gây ra những tổn thương sâu sắc về cả thể chất và tinh thần cho nạn nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và khả năng phát triển của họ. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tác hại của bạo lực gia đình, cần có các chính sách hỗ trợ thiết thực cho nạn nhân và nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vụ việc bạo lực gia đình.

Chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội, góp phần xây dựng một môi trường gia đình an toàn, hạnh phúc và bình yên cho tất cả mọi người.