tả quang cảnh quê hương em vào buổi chiều tối
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài :
- Giới thiệu chung về giáo dục.
- Nêu vấn đề cần nghị luận : Khẳng định vai trò của giáo dục chính là chìa khóa của tương lai. Thânbài: - Giải thích ý nghĩa của giáo dục :
+ Giáo dục với sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức, bốc lột.
+ Giáo dục giúp con người thoát ra khỏi chốn tối tăm của sự mù chữ.
+ Giáo dục điều chỉnh gia tăng dân số, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế. + Giáo dục đào tạo thế hệ trẻ đủ đức lẫn tài để xây dựng nước nhà.
+ Giáo dục giúp đất nước phát triển và tiến bộ. + Giáo dục tiến bộ sẽ mở ra thế giới tương lai tươi sáng cho con người và xã hội. → Vì vậy mà giáo dục chính là chìa khóa của tương lai.
- Lời khuyên, lời nhắc nhở :
+ Mỗi học được học tập trong môi trường giáo dục tốt hãy tự rèn luyện,tu dưỡng tốt để trở thành người có ích cho xã hội và để xây dựng dất nước phát triển, tiến bộ.
Kết bài: +Khẳng định ý nghĩa của câu nói : đúng đắn, là lời khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong sự phát triển của đất nước.
+ Khẳng định và tự hào về nền giáo dục của nước nhà.
Đề trường mình :
Giải thích câu nói của bác hồ : có tài mà không có đức là người vô dụng , có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
Học tốt
Đề trường mình :
Giải thích câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Chúc bạn thi tốt nha
Để chuẩn bị cho ngày khai giảng mồng 5 tháng 9, tất cả học sinh trong trường, sáng ngày mồng 3 tháng 9 đều có mặt để tổng vệ sinh trường lớp.
Đúng 7 giờ sáng, tất cả mọi người đều có mặt tại trường, ai nấy đều hồ hởi, trên tay đủ loại dụng cụ, nào là cuốc, xẻng, chổi tre… Một hồi trống tập trung vang lên, tất cả học sinh về vị trí của mình. Sau khi cô Nga phân công trực nhật xong, các lớp tản về chỗ lao động của mình. Tiếng bàn tán vang lên. Tiếng cuốc xẻng từng nhịp cất lên, tiếng chổi quét xoèn xoẹt. Lớp 6A chúng em bắt đầu làm việc. Ai có dụng cụ gì thì làm việc nấy. Nhóm của Dung, Tùng, Kiên, Thắng quét cây dại ven đường.
Những lùm cây dại đó đã mọc um tùm cả lên trông thật ngứa mắt, chúng em phải cuốc lên, dọn đi để nó trở nên sạch sẽ. Em cùng nhóm bạn nữ dùng chổi tre quét sạch rác rưởi thành từng đống. Long và Huỳnh đảm nhiệm phần hốt rác sẽ đến hốt chúng đi. Những khu đất mấp mô cần được san bằng và tất nhiên những chiếc xẻng của các bạn Nam, Thủy, Giáp sẽ giúp chúng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trời nắng chang chang, gió thổi, chim hót, thời gian trôi đi và cuối cùng chúng em cũng đã dọn dẹp sạch con đường đó.
Chúng em dừng tay, để xem nào, thật là tươm tất, sạch sẽ. Ngày mai con đường này sẽ giúp cho buổi khai giảng của chúng em thành công hơn. Cô Thúy là chủ nhiệm lớp em báo hiệu tập trung. Sau khi điểm danh từng người, cô nhắc chúng em chuẩn bị cho ngày hôm sau. Mọi người tản ra, mỗi người một ngả, lòng ai cũng vui phơi phới và em cũng vậy, em rất vui vì đã có những buổi làm cho môi trường sạch đẹp thêm. Em mong về sau trường sẽ tổ chức nhiều buổi lao động như thế nữa để trường em luôn luôn sạch đẹp.
Giống: Diện tích là đồi và đồng bằng
Khác : Châu Á có 3 mặt giáp biển, Việt Nam chỉ có 2 mặt giáp biển -> Khác nhau về hình dạng.
~~Hok tốt~~
+ Đặc trưng bởi số lượng , thành phần
+ đặc trưng bởi tỉ lệ A + T / G + X cho mỗi loài
+ Đặc trưng bỏi số lượng thành phần và trình tự phân bố các gen trên mỗi phân tử ADN
Thể hiện ở :
+ Số lượng các cá thể
+ Số lượng từng loài
+ Đa dạng môi trường sống
Đời người không khỏi có những lúc bước chân lang thang đến những nơi yên tĩnh để lắng đọng tâm hồn. Những lúc ấy người ta cảm thấy mình bé nhỏ trước không gian mênh mông, vũ trụ rộng lớn. Rồi chợt họ nhận ra kiếp người sao quá ngắn ngủi, đời người thật phù du và con người nhỏ bé trước vạn vật. Đọc “Tràng giang" của Huy Cận cảm xúc trong tôi dâng lên nỗi buồn cô quạnh khi nghĩ về những kiếp người trôi nổi, lênh đênh.
Bài thơ “Tràng giang” ra đời vào năm 1939 khi hồn thơ của Huy Cận mang nét u sầu, chất chứa nhiều phiền muộn, tâm tư. Chính vì thế mà những từ ngữ trong bài phản ánh trực tiếp cái sầu của thi sĩ trước thời cuộc và những suy nghĩ của tác giả trên hành trình đi tìm “Thơ mới”.
Tên tác phẩm “Tràng giang" đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ về con sông dài, mênh mông. Tựa đề cũng tạo cảm giác hoài cổ khi thi sĩ sử dụng một loạt từ Hán Việt. Đã có rất nhiều người thử thay thế tên tác phẩm “Tràng giang" thành “Trường giang" nhưng riêng tôi cho rằng cái tên vốn có của nó vẫn chính xác nhất vì khi dùng “Trường giang" chỉ mới diễn tả được độ dài của con sông mà thôi. Thế nhưng khi thay bằng “Tràng giang" con sông không chỉ dài mà còn rộng. Sông trở nên mênh mông, bát ngát hơn từ đó nói lên được ý đồ của tác giả trong sự đối lập giữa thiên nhiên rộng lớn và con người bé nhỏ. Câu đề từ tiếp tục khẳng định về một con sông rộng lớn “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Nhưng cảm giác mang lại là sự lưu luyến, nhớ thương về một con sông trong quá khứ.
Khổ thơ đầu tiên không chỉ mang đến bức tranh buồn, cô đơn mà thiên nhiên còn gợi cảnh chia li, tách rời
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Với những câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh như sóng, con thuyền, củi. Sóng đi liền với động từ “gợn" - dịch chuyển nhẹ nhàng, lăn tăn lan xa. Chỉ với một nét gợn nhẹ ấy cũng đủ làm cho nhân vật trữ tình trở nên buồn bã. Từ láy “điệp điệp" diễn tả nỗi buồn chồng chất, nối tiếp nhau. Nỗi buồn không chỉ dâng lên một lúc mà nó còn kéo dài mãi, miên man không dứt. Trên những gợn sóng ấy xuất hiện “con thuyền xuôi mái" – cô đơn, lạc lõng, bơ vơ. Không nghe thấy tiếng mái chèo tạo nên tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền chỉ thấy một con thuyền buông xuôi, lênh đênh mặc cho nước xuôi dòng. Câu thơ còn độc đáo trong việc khắc họa sự tách rời giữa thuyền và nước. Thiên nhiên không chỉ gợi buồn mà khung cảnh chia lìa cũng thấy rõ.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" là câu thơ có thể hiểu nhiều cách. Thứ nhất có thể hiểu là khi thuyền về nỗi sầu của nước lại nhân lên gấp bội. Cách thứ hai chỉ rõ hơn về sự chia cắt khi thuyền và nước đi ngược chiều nhau. Lúc thuyền về lại chốn cũ cũng là lúc nước ở lại với dòng sông cùng nỗi sầu, nhưng nỗi sầu này không chỉ đi theo nước một nơi mà là nhiều chốn khác nhau. Phép đối đã được sử dụng thành công để nói về sự chia cách này. Khép lại khổ một Huy Cận mang đến một hình ảnh đậm nét cô đơn - “củi". Tính chất của hình ảnh này là “khô" – héo úa, không còn sự sống cùng với phép đối giữa “một cành khô" – “mấy dòng” càng nhấn mạnh hơn sự chiếc bóng, lẻ loi của củi trên hành trình của mình. Động từ “lạc" đã nói lên được sự bấp bênh, lênh đênh của sự vật nhưng tác giả dùng “lạc mấy dòng" thì càng làm rõ hơn sự gian nan, “bảy nổi ba chìm" của củi. Chỉ với khổ một nhưng tâm trạng mang lại đã buồn bã, u sầu đến vậy.
Tác giả bắt đầu với khổ thơ đầu tiên trong phạm vi hẹp. Đến với khổ thơ tiếp theo, không gian bây giờ đã được mở rộng hơn.
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.”
Hình ảnh “cồn nhỏ" gợi lên không gian vắng lặng, trơ trọi. Tính từ “nhỏ" làm cho hình ảnh này càng bé nhỏ, chơ vơ kết hợp với từ láy “Lơ thơ" gợi cảm giác ít ỏi diễn tả bức tranh thiếu sức sống trên cồn cát. Không gian trên cồn không chỉ buồn mà còn hiu hắt. Đến gió cũng mang cái “đìu hiu" buồn bã, thê lương như nhấn khung cảnh vào nỗi u sầu. Các câu thơ mà tác giả sử dụng trong bài đôi khi được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể hiểu là một câu hỏi tu từ về vị trí của “tiếng làng xa", trông ngóng về tiếng họp buổi chiều tà. Tuy nhiên “đâu" cũng là một từ mang nghĩa phủ định, tức là đến cả tiếng nói cũng những người họp chợ nhà thơ cũng không hề nghe thấy. Tất cả chỉ còn lại một không gian tĩnh lặng đến lạnh lùng.
Không gian trong khổ thơ thứ hai vừa mở rộng về chiều cao và dài nhưng đồng thời cũng mở rộng cả chiều sâu vũ trụ. Thủ pháp nghệ thuật tương phản “Nắng xuống trời lên" đã giúp không gian mở rộng theo chiều cao. Nắng chiếu xuống tới đâu thì bầu trời càng được đẩy cao tới đó. Chốt lại câu thơ tác giả sử dụng “sâu chót vót" không những gợi được cái thăm thẳm, hun hút mà còn giúp cho vũ trụ được kéo dài ra nhấn mạnh hơn sự nhỏ bé của con người trước thiên hà. Câu thơ cuối cùng của khổ chính là bức tranh thiên nhiên rộng lớn, bát ngát với “sông dài trời rộng". Trên nền không gian ấy xuất hiện “bến cô liêu". Hình ảnh này không chỉ lột tả được cái nhỏ nhoi, đơn độc mà “cô liêu" còn là sự quạnh quẽ, lanh lẽo, chơ vơ. Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bé nhỏ với không gian rộng lớn càng tô đậm hơn sự u sầu, buồn bã của tác giả khi nghĩ về kiếp người trôi nổi, long đong.
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
“Bèo" – sinh vật phù du mang trong mình kiếp sống trôi nổi, bấp bênh, đã vậy còn kết hợp với động từ “dạt" làm rõ hơn sự chìm nổi của sinh vật này. “Đâu" từ hỏi về nơi chốn của “bèo". Hình ảnh bèo lạc lõng, bơ vơ, không điểm tựa không nơi bám vía. “Hàng nối hàng" như khắc họa rõ hơn về số phận của loài sinh vật này. Đọc câu thơ ta có thể liên tưởng về những kiếp người nổi trôi, không có nơi nương tựa. Và trong không gian “mênh mông" đó, tác giả mong ngóng có thể nhìn thấy chuyến đò để cảm nhận được sự sống nhưng dường như không có tín hiệu đáp lại sự mong chờ ấy. “Không một chuyến đò" cũng đồng nghĩa không có hoạt động của con người, điều này càng làm cho nỗi cô đơn dâng lên. Trong khổ thơ này, thi sĩ sử dụng nhiều từ phủ định nhằm khắc họa sự cô đơn trống vắng của lòng người. Tiếp sau “không đò” là “không cầu". Chiếc cầu vốn là hình ảnh đặc trưng của miền quê, mang nét giản dị, thân mật. Nhưng vì hình ảnh này không có nên có thể thấy thiếu vắng cảm giác quê hương. Câu thơ cuối tác giả sử dụng màu xanh và vàng nhằm vẽ nên bức tranh tươi sáng hơn nhưng từ láy “lặng lẽ” đã dìm màu sắc này xuống. Hai hình ảnh “bờ xanh”, “bãi vàng” không còn được tươi tắn như màu sắc ban đầu của nó. Từ láy này được đưa lên đầu như sự nối tiếp của nỗi cô đơn từ vật này sang vật khác.
Trong ba khổ thơ đầu, tác giả chỉ miêu tả về thiên nhiên thì khổ thơ cuối cùng thi sĩ đã bộc lộ nỗi niềm nhớ nước của mình
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh mỏi bóng chiều xa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Chỉ với 4 câu thơ nhưng nhà thơ đã cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Từ láy hoàn toàn “lớp lớp” diễn tả sự chồng chất, nối tiếp nhau. Câu thơ đầu tiên khắc họa những đám mây từng lớp đùn lên thành những dãy núi bạc. Đến đây, ta chợt nhớ tới chữ “đùn” trong bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ:
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”
Nếu như với Đỗ Phủ câu thơ trên là hình ảnh mây trắng sà xuống thấp tới mức tưởng như đùn từ mặt đất lên, che lấp cả cửa ải phía xa xa. Thì trong câu thơ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” lại mang tới hình ảnh nhiều lớp mây chồng chất lên nhau giống như nỗi sầu của thi nhân đã thấm sâu vào cảnh vật, nó chất chứa trong tâm hồn ông giống như tầng tầng lớp lớp mây kia chất chồng thành núi bạc vậy. Câu thơ tiếp theo tác giả sử dụng thủ pháp cổ điển để nói về tình cảnh lẻ loi đơn độc của cánh chim trước “bóng chiều sa”. Hình ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ” không chỉ gợi sự đơn độc mà “nghiêng” còn nói tới trạng thái mất cân bằng, không rõ nơi trú của mình là đâu, hình ảnh này càng làm nổi bật hơn sự lận đận của kiếp người trước thiên nhiên. Trong không gian buồn ấy, thi sĩ bỗng nhớ về quê hương
“Lòng quê dợn dợn vời con nước”
“Dợn dợn" là gợi lên, dấy lên, có những cảm xúc khó nói. Chỉ cần nhìn thấy “con nước” là lòng thi sĩ là nhớ về quê hương – nỗi nhớ thường trực. Nếu như ở các câu thơ trên phải có một hình ảnh, chi tiết nào về cố hương thì thi sĩ mới bộ lộ cảm xúc của mình còn trong câu thơ cuối “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" thì không cần bất cứ sự vật nào nỗi nhớ ấy vẫn cứ ùa về. Trong thơ Đường hơn nghìn năm trước cũng từng có tác phẩm nói về nỗi nhớ quê hương
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trêm sông khói sóng cho buồn lòng ai)
(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)
Nhưng Thôi Hiệu nhìn thấy khói sóng liền nhớ về quê nhà của mình còn Huy Cận không cần thấy gì nỗi nhớ ấy vẫn dấy lên. Nếu như Thôi Hiệu đứng trên xứ người lòng khắc khoải hướng về cố hương thì Huy Cận lại đặc biệt hơn khi chính ông đang đứng trên mảnh đất của mình nhưng lòng buồn bã, bâng khuâng khôn nguôi.
Như vậy, bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố Đường thi và yếu tố Thơ mới, cùng với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như từ láy, biện pháp tương phản,… nhà thơ Huy Cận đã giúp người đọc cảm nhận về một bức tranh thiên nhiên mênh mông. Ở đó con người có thể cảm thấy sự bé nhỏ của mình trước không gian, kiếp người ngắn ngủi trước vũ trụ. “Tràng giang” còn là tiếng lòng của một người con yêu quê hương, đất nước sâu nặng
Xa xa nơi đầu làng, từng đàn trâu lững thững về trại theo hàng một. Trên lưng con to nhất đàn, ngồi vắt veo hai chú mục đồng đầu đội nón cỏ rơm để lộ bộ tóc trái đào, miệng tíu tít trò chuyện. Màu gạch nung của con đường làng dần chuyển sang màu đất sét. Khói bếp nhà ai ngun ngút, chờn vờn trong không gian như cuộn len bị quắng vào vòm trời sâu thẳm.
Chiếc bánh rán to được chiên già lửa đang dần hạ thấp xuống. Hình ảnh tròn trịa vốn có của ông mặt trời không rõ nét lắm, bởi màn sương ban chiều đã được dòng sông giăng lên.
Bầu trời vẫn xanh ngỡ ngàng, mây còn lang thang đâu đó, chưa về. Từng đàn chim di chuyển về tổ theo hình chữ V. Chúng vừa bay vừa gọi nhau rộn cả khoảng trời, to tiếng nhất là con đầu đàn. Các luồng gió nhẹ đi qua, thoáng lay động cành cây ngọn cỏ. Trên cành, những chiếc lá kép trở mình thành lá đơn. Mặt sông làng đang bốc khói hơi nước, vờn quanh những ngó sen. Dưới chân bèo, những bong bóng không khí nổi nhanh rồi chóng vờ. Tiếng bìm bịp âm vang trong các vách hốc ven bờ, cạnh những cây bình bát sai trái, trĩu cành.
Xa xa nơi đầu làng, từng đàn trâu lững thững về trại theo hàng một. Trên lưng con to nhất đàn, ngồi vắt veo hai chú mục đồng đầu đội nón cỏ rơm để lộ bộ tóc trái đào, miệng tíu tít trò chuyện. Màu gạch nung của con đường làng dần chuyển sang màu đất sét. Khói bếp nhà ai ngun ngút, chờn vờn trong không gian như cuộn len bị quắng vào vòm trời sâu thẳm.
Cảnh vật mờ dần, bóng tối phủ kín khắp nơi. Tiếng côn trùng rỉ rả, rền vang cả rặng cây bụi cỏ. Văng vẳng đầu xóm, tiếng chó sủa bóng kéo dài thành tiếng tru.
Nhà nhà đã bật đèn, mọi người quây quần bên mâm cơm. Một ngày đã trôi qua chóng vánh, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, nhường lại không gian yên tĩnh, trầm lắng cho các vì sao chi chít trên bầu trời đêm.
Mỗi mùa hè đến tôi lại được về quê hương của mình. Ngồi ngắm cảnh chiều hè tôi thấy lòng mình bồi hồi xao xuyến xiết bao! Chao ôi! Khung cảnh thật thanh bình, yên ả.
Trên cao, bầu trời trong xanh, ông mặt trời đỏ ối như quả cầu lửa. Những áng mây trắng như những chiếc kẹo bông đậm đà, ngọt lịm. Thoang thoảng trong không khí mùi lúa chín thơm lừng. Thảm lúa vàng ươm. Mỗi khi có cơn gió thổi qua, những sóng lúa lại toả ra xa dần xa dần rồi biến mất. Trên cánh đồng lúa vang lên tiếng nói cười vui vẻ của các bác nông dân. Những triền đê xanh ngút ngàn trải dài gợi bao niềm vui đầy ắp.
Trở về với con đường làng, với những hàng cây rợp mát, hương hoa như bao phủ lấy tôi. Cây phượng mang trên mình những đốm lửa đỏ rực. Bằng lăng nhuộm một màu tím ngát. Tiếng cười đùa vui vẻ vang lên. Mỗi em nhỏ đang cầm một cuộn dây thoả thích thả diều. Những chiếc diều đang bay lượn trên không trung, chiếc thì có hình chú cá màu lửa hồng ấm áp, chiếc lại là chú bạch tuộc dữ dằn màu xanh lam… Riêng tôi, tôi chọn một chiếc diều hình con rồng oai hùng.
Cuối cùng, đám trẻ con chúng tôi trở về với vườn cây nhà bà Tám. Bước vào đó, mùi mít chín ngọt thơm nức quyến chân chúng tôi. Bóng cây rợp mát cả khu vườn. Đám trẻ chơi bi, nhảy lò cò. Cả khu vườn tràn ngập tiếng cười ấm áp.
Ông mặt trời đạp xe xuống núi. Chân trời như rực lên bởi dải lụa màu hồng phớt diệu kì. Trong làng, khói toả ra nghi ngút từ các gian bếp. Vậy là hoàng hôn đã buông xuống rồi. Các bác nông dân từ những cánh đồng trở về nhà bắt dầu bữa cơm tối bình yên. Ngày hôm đó, tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời trên quê hương mình.
Tôi yêu quê hương tôi. Mặc dù trên cánh đồng lúa bây giờ không còn hình ảnh những chú trâu thân quen mà đã bắt đầu thay bằng “những chú trâu máy hiện đại”. Nhưng vùng quê yêu dấu vẫn còn mãi trong trái tim tôi với những cánh diều tuổi thơ kì diệu.