K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2018

+ Tháng 3 - 1907. Lương Vãn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Trường dạy các môn khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước...

+ Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh. Hims Yên, Hải Dương, Thái Bình...

+ Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường.

19 tháng 8 2017
Các cuộc khởi nghĩa Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) Khởi nghĩa ở Thái Nguyên (1917)
Nguyên nhân Pháp mở chiến dịch bắt lính để đưa sang chiến trường châu Âu Binh lính được giác ngộ phối hợp với tù trưởng chính trị khởi nghĩa
Lãnh đạo Thái Phiên, Trần Cao Vân, mời vua Duy Tân tham gia Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn
Diễn biến chính Dự kiến vào đêm 3 rạng sáng 4-5-1916 tại Huế nhưng bị lộ, mưu khởi nghĩa không thành Giết chết tên giám binh, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở, làm chủ tinh lị, nhưng không chiếm được trại lính nên bị phản công
Kết quả Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử tử, vua Duy Tân bị đày sang châu Phi Kéo dài 5 tháng nhưng thất bại, Trịnh Văn Cấn tự sát
17 tháng 8 2018

- Đông Kinh nghĩa thục là một tổ chức cách mạng, có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở địa phương.

- Đông Kinh nghĩa thục đã nâng cao lòng yêu nước và chí tiến thủ cho quần chúng nhân dân, truyền bá một nền tư tưởng, học thuật mới, một nếp sống mới, tiến bộ, hỗ trợ phong trào Đông du, Duy tân.

- Đông Kinh nghĩa thục chống nền giáo dục cũ, cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ), đả phá và lên án phong tục, tập quán lạc hậu.

- Đông Kinh nghĩa thục tố cáo tội ác, thức tỉnh đồng bào.

6 tháng 10 2018

Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Việt Nam trở thành đối tượng để thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh. Chúng ráo riết bắt lính thợ đẩy ra chiến trường, phá cây lương thực, trồng cây công nghiệp và đẩy mạnh khai thác mỏ lấy kim loại phục vụ chiến tranh, lừa gạt nhân dân mua công trái để bòn rút về tài chính, tất cả đều nhằm mục đích cung cấp cho chiến tranh.

3 tháng 10 2019

- Điểm mạnh: ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa tạo thành thế chân kiềng, phối hợp hỗ trợ nhau trong chiến đấu. Địa thế này đã giúp cho những người lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình xây dựng nên một chiến tuyến phòng thủ kiên cố. Phía ngoài là ruộng lúa, lũy tre dày, vùng ngập nước, bên trong là làng xóm, công sự. Cứ điểm có thế mạnh về phòng thủ.

- Điểm yếu: căn cứ Ba Đình dễ bị cô lập, khó ứng cứu, không thể sử dụng cách đánh du kích, chỉ có thể đánh công kiên.

17 tháng 4 2018

- Chỉ huy cuộc chiến đấu ở Ba Đình là Phạm Bành, Đinh Công Tráng và một số tù trưởng miền núi.

- Cuộc chiến đấy diễn ra ác liệt từ khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ.

- Nghĩa quân chiến đấu anh dũng trong suốt 34 ngày đêm, đánh lại nhiều đợt tân công điên cuồng của giặc Pháp. Nhưng thực dân Pháp đã triệt hạ ba làng, nghĩa quân phải rút lên Mã Cao để bảo toàn lực lượng và tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian nữa mới tan rã.

20 tháng 1 2019

- Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

- Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.

17 tháng 3 2019

- Ở Nam Kì có cuộc đấu tranh của người Thượng, người Khơ me, người Xtiêng.

- Ở miền Trung có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao (người Mường) và Cầm Bá Thước (người Thái) lãnh đạo.

- Ở Tây Nguyên, các tù trưởng như Nơ-tranạ Ciư. Ama Con, Ama Giư-hao... đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu suốt từ năm 1889 đến năm 1905.

- Ở vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,... đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Vãn Giáp, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu. Sơn La và hoạt động mạnh trên lưu vực sông Đà....

- Ở vùng Đông Bắc Bắc Kì, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là đội quân của Lưu Kì.

24 tháng 2 2019

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

14 tháng 1 2018

- Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng trung du và miền núi nổ ra muộn nhưng lại kéo dài (phong trào diễn ra đồng thời với cuộc xâm lược, bình định của Pháp).

- Phong trào diễn ra rộng khắp như ớ Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc.

- Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.