K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Đề tài: Nghiên cứu về kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên.

- Góc độ tiếp cận: từ góc độ công năng đến kiểu dáng.

Câu 9. Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng.  Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu. (1 điểm)  Bài đọc: Cậu bé Tích Chu          Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình Tích Chu nên bố mẹ yêu chiều cậu lắm. Vào...
Đọc tiếp

Câu 9. Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. 

Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển.

Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu. (1 điểm) 

Bài đọc:

Cậu bé Tích Chu 

        Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình Tích Chu nên bố mẹ yêu chiều cậu lắm. Vào một dạo trời đông giá rét, bố mẹ Tích Chu chẳng may mắc bạo bệnh qua đời.

        Bà nội Tích Chu tuy tuổi cao sức yếu, song vì thương cháu nhỏ tuổi mồ côi, ngày ngày bà gắng sức đi làm thuê cuốc mướn kiếm tiền nuôi Tích Chu. Khổ cực vất vả là vậy nhưng lòng bà lúc nào cũng nghĩ đến Tích Chu.

        Có miếng ăn ngon bà đều dành cho cậu. Những đêm hè oi ả, giấc ngủ ngon lành của Tích Chu lại được quạt mát bởi cánh tay bà. Thấy bà thương Tích Chu, mọi người đều nói:

        - Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà. 

        Nhưng quen được nuông chiều, càng lớn Tích Chu càng ham chơi. Khi thì bẻ hoa bắt bướm, lúc lại trèo cây hái quả cùng lũ bạn. Nhiều lần bà nhắc nhở Tích Chu nhưng cậu chỉ “vâng”, “dạ” rồi đợi khi bà đi làm, cậu lại chạy đi chơi với lũ bạn.

        Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Cơn sốt sầm sập kéo đến, cái khát cùng tiết trời oi bức khiến cơn sốt như đang thiêu cháy cổ họng bà. 

        - Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

        Trong lúc đó, Tích Chu vẫn mê mải rong chơi với đám bạn, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. 

        Bà gọi một lần, hai lần,... rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Cơn khát giày vò, cổ họng bà như đang cháy xé, bỗng chốc bà hóa thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Vừa đúng lúc đó, Tích Chu mải chơi, mãi đến khi thấy đói bụng mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Nhìn bà biến thành chim bay đi, Tích Chu hoảng hốt kêu lên:

        - Bà ơi! Bà đi đâu vậy? Bà ở lại với cháu!

        Chim bùi ngùi, bay lượn mấy vòng quanh Tích Chu:

        - Cúc cu… cu! Cúc… cu! Tích Chu ơi, bà khát quá, không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi tìm nước uống. Bà đi đây!

        Nói đoạn, chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu thảng thốt đứng nhìn rồi cậu chợt như bừng tỉnh, vội vàng chạy theo bà, vừa chạy vừa khóc, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Tích Chu băng qua một khu rừng, leo qua một quả núi.

        Cuối cùng, Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu đến bên bờ suối cất tiếng gọi: 

        - Bà ơi! Bà về với cháu đi. Cháu sẽ lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

        - Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không về với cháu được nữa! 

        Tích Chu thương bà quá và thấy vô cùng hối hận, cậu òa lên khóc. Tích Chu khóc mãi không thôi, dòng suối như dày lên vì nước mắt của Tích Chu. Thương bà cháu Tích Chu, một cô tiên hiện ra bảo:

        - Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Cá Thần cho bà cháu uống. Đường đến đó xa lắm, cháu có đi được không?

        Nghe cô tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu vội vàng hỏi đường đến suối Cá Thần, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. 

        Tích Chu đi suốt đêm ngày, không quản nắng mưa, lặn lội lên đường. Cô tiên còn sai một đàn chim chỉ đường, dắt lối cho Tích Chu.

        Một ngày nọ, bước chân đưa Tích Chu đến một quả núi lớn, xung quanh mây mù che phủ, tịnh không một bóng người. 

        Đang lúc Tích Chu không biết phải đi đường nào, cô tiên liền hóa thành một bà cụ. Bà cụ chỉ đường rồi tặng cho cậu một nhánh cỏ thần và bảo:

        - Có nhánh cỏ này, đàn sói canh giữ dòng suối sẽ để yên cho con qua. 

        Tích Chu cất nhánh cỏ rất cẩn thận. Màn đêm đã buông xuống khu rừng, vô hình như đang có muôn ngàn cặp mắt theo dõi Tích Chu. Cậu rất sợ, nhưng nghĩ đến bà, Tích Chu lại gắng dấn bước.

        Cuối cùng, Tích Chu đã tìm thấy dòng suối. Lũ sói nhác thấy bóng người liền nhe nanh nhảy bổ tới. Nhớ lời bà cụ dặn, Tích Chu vội vàng giơ cao nhánh cỏ. Quả nhiên, lũ sói lập tức ngoan ngoãn cụp đuôi để yên cho cậu đến bên bờ suối múc nước.

        Tích Chu vui sướng, quên cả mệt và đói, nhanh chóng băng rừng vượt núi chạy về nhà. Về đến nơi, Tích Chu cẩn thận bón cho chim từng ngụm nước.

        Kì lạ thay, trong chốc lát, bà lại trở về hình dáng như xưa. Tích Chu sung sướng nghẹn ngào, cậu ôm chầm lấy bà.

        Từ đó, Tích Chu hết lòng yêu thương, chăm sóc bà. Giờ đây, Tích Chu đã hiểu được một điều, chỉ có lòng thương yêu thực sự mới có thể giữ bà ở bên cậu mãi mãi.

(Cậu bé Tích Chu, Nhà xuất bản Kim Đồng)

3

Câu Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển dùng:

- Biện pháp tu từ: nhân hoá,điệp ngữ: "cao hơn trời, rộng hơn biển."

- Tác dụng:

+)Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

+)Nhấn mạnh tình yêu thương mà người bà dành cho Tích Chu, nhằm phóng đại tình yêu đó, to lớn, rộng lớn, hơn cả "trời" và "biển". Tình yêu mà bà dành cho cháu cao quý, rộng lón, bao la.

Câu 10

Cậu bé Tích Chu là một nhân vật vừa đáng khen vừa đáng trách.Đáng trách ở chỗ bỏ đi chơi làm bà khát nước phải hóa thành chim bay đi.Đáng khen ở chỗ khi bà hóa thành chim thì cậu đuổi theo,vừa chạy vừa khóc mong bà quay lại với mình.Qua câu truyện muốn khuyên là phải chăm sóc người thân khi họ bị bệnh,khong như Tích Chu.Dù bỏ đi chơi nhung vẫn có tình thương mà cậu bé đã chạy theo bà

câu 9

- BPTT: nhân hoá(so sáng hơn) , nói quá, điệp ngữ (lặp từ "hơn" 2 lần)  "cao hơn trời, rộng hơn biển."

- Tác dung:

+) Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

+) Nhấn mạnh tình yêu thương mà người bà dành cho Tích Chu, nhằm phóng đại tình yêu đó, to lớn, rộng lớn, hơn cả "trời" và "biển". Tình yêu mà bà dành cho cháu cao quý, rộng lớn, bao la.

câu 10

30 tháng 1

là sao

30 tháng 1

Hai chi trước dài và khỏe hơn hai chi sau. Răng khỏe, có khả năng xé được thịt rất dai. Linh cẩu được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài vật to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng, ngoài ra khả năng chạy nhanh cũng cho phép linh cẩu truy đuổi được cả những loài chim ở khoảng cách gần tuy vậy, Linh cẩu hiếm khi tự đi săn mồi mà chủ yếu theo sau các động vật săn mồi khác như sư tử, báo... và cướp lấy thức ăn của chúng. Bởi vì cơ thể linh cẩu không hoàn hảo cho việc đi săn giống sư tử hay báo nên chúng rất khó có thể tự khống chế hay giết hại con mồi, buộc phải dựa vào các loài khác để bổ sung thức ăn. Linh cẩu cũng biết theo dõi và lợi dụng động vật ăn xác chết như kền kền để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công.

Tại châu Phi, linh cẩu hay đụng độ với sư tử, thường là khi linh cẩu nhòm ngó con mồi sư tử đã săn được. Tuy vậy, các cuộc đụng độ giữa chúng hiếm khi đẫn đến mất mạng, bởi linh cẩu thường cướp mồi theo bầy đàn nhân lúc sư tử sơ hở và giải cứu cá thể trong đàn đang bị tấn công. Sư tử đa phần sẽ chỉ tấn công với mục đích bảo vệ thức ăn.

Với tính tham lam, liều lĩnh, hàm răng sắc nhọn và lối sống bầy đàn, một đàn linh cẩu có thể chiến thắng và giết chết sư tử khi một cá thể trong đàn bị tấn công nhờ vượt trội về số lượng, hoặc chúng tấn công những cá thể sư tử bị lạc đàn, già yếu, bị thương. Bên cạnh đó, linh cẩu, kể cả khi đơn độc, cũng rất thích gây sự và cuỗm mồi săn của báo săn, bởi báo, với cơ thể mảnh dẻ và bé hơn, thường bỏ chạy mỗi khi linh cẩu trưởng thành tiếp cận.

30 tháng 1

Con dao

Mik ko chắc tại có nhiều con 0 chân lắm bạn ạ!

30 tháng 1

bạn phải nói rõ là động vật hay là sự vật chứ

30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở chỗ tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình cũng như vẻ đẹp phẩm chất của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt, trong trắng, tinh khiết, rực rỡ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Thiên nhiên cũng phải thua, phải nhường sắc đẹp của nàng. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ. Chân dung của Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của Vân tạo nên sự êm đềm, hòa hợp với xung quanh. Điều đó dự báo cuộc đời nàng sẽ suôn sẻ, hạnh phúc. Phải là người biết yêu quý cái đẹp, biết trân trọng cái đẹp Nguyễn Du mới có được sự miêu tả như thế. Ca ngợi Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ ca ngợi vẻ đẹp hình thức mà tác giả còn ca ngợi vẻ đẹp về mặt tâm hồn, tài năng. Cũng như lúc tả Thúy Vân, câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật: “Kiều càng sắc sảo, mặn mà”. Nàng sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn, tình cảm. Đáng lưu ý là khi họa bức chân dung Thúy Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh về tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt. Thế nhưng, khi tả Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để tả tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng, theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến gồm đủ cả: cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt, tài đánh đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu, vượt lên trên mọi người: “Cung thương làu bậc ngũ âm. Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Nhấn mạnh cái tài của Thúy Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn bạc mệnh mà Thúy Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự hội tụ của cả sắc – tài – tình. Tác giả đã dùng câu thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” để đặc tả giai nhân. Sắc đẹp của Thúy Kiều có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành mất nước. Rõ ràng phải là người có tấm lòng yêu thương mới thấy hết được vẻ đẹp của những con người bất hạnh để mà ca ngợi. Tình cảm xót thương, sự chân trọng về sắc đẹp và tài năng Thúy Kiều giúp ta hiểu được giá trị nhân đạo thể hiện qua các đoạn trích này nói riêng, trong tác phẩm Truyện Kiều nói chung.

30 tháng 1

* Nội dung:

- Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.

- Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo - một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

* Nghệ thuật:

- Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.

- Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.

-> Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

30 tháng 1

- Khi tiếp thu cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện”, Nguyễn Du đã thay đổi trình tự của một số sự kiện và lược bỏ nhiều chi tiết. Những thay đổi đó đều phù hợp với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và tính cách các nhân vật mà Nguyễn Du muốn thể hiện. Ví dụ sự kiện: Kim – Kiều gặp gỡ trong ngày hội Đạp thanh; Sự kiện Kiều báo ân báo oán.

- Cốt truyện “Truyện Kiều” được tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: gặp gỡ - chia li – đoàn tụ. Tuy nhiên, khi sử dụng, Nguyễn Du vẫn có sự sáng tạo. Chẳng hạn, cách Nguyễn Du miêu tả bối cảnh cuộc gặp gỡ và quá trình tương tư, tìm kiếm cơ hội bày tỏ tình yêu – hẹn hò, đính ước, thề nguyền của Kim Trọng, Thúy Kiều. Hoặc đoạn kết của “Truyện Kiều” vừa theo mô hình chung (kết thúc có hậu, Thúy Kiều được đoàn tụ cùng gia đình và người yêu), vừa có sự phá cách (Thúy Kiều và Kim Trọng không có được hạnh phúc trọn vẹn).

- Ở bình diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đã đi đến lí tưởng hóa nhân vật, trao cho nhân vật những nét quá hoàn thiện, sắc và tài đều ở đỉnh cao. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du là nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao. Ông lấy những vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, trao cho nhân vật chính tài năng kiệt xuất.