K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi đánh giá năng lực

24 tháng 5 2022

Ý nghĩa ngày 30/4: Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976) đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Hay đánh giá của đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cái mốc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.

Đại thắng mùa xuân năm 1975, như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bôn biển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ IV cũng chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của CNXH, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và CNHX”.

          Cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, bao giờ cũng quanh co phức tạp nhưng không ngừng phát triển. Hơn bốn thập kỷ qua, trong cục diện quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới mà nhân dân tiến bộ gọi là “thời kỳ sau Việt Nam”. Việt Nam - ngọn cờ tiên phong, ngọn cờ vẫy gọi những người lao động nghèo khổ và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đang đầy rẫy bất công và bạo ngược.

          Lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1/5: Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.

          Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ. 

          Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.

          Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston,... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ. 

          Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy”.

          Ngày 20/6/1889, ba năm sau “thảm kịch” tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. 

          Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

          Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.

          Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo,... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.

          Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.

 

28 tháng 4 2022

C. Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng.

25 tháng 5 2022

C. Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng

25 tháng 5 2022

- Tư tưởng :

+ Tăng cường niềm tự hào cho cán bộ, đảng viên về sự lãnh đạo tài tình của Đảng, tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc đánh bại tên đế quốc to có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất đế giới, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

+ Giúp học viện nhận thức khách quan, toàn diện về diễn biến lịch sử trong quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ đó làm cơ sở khoa học và tư tưởng để chống lại những quan điểm sai trái về sự lãnh đạo của Đảng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  - Tính khoa học:

+ Giúp người học nắm rõ tri thức lịch sử về quá trình Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ đó đánh giá về tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong đề ra đường lối và lãnh đạo thành công chống lại kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam VIệt Nam..

 + Những kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

- Kỹ năng: Giúp học viên nâng cao hiểu biết về các vấn đề, sự kiện lịch sử Đảng trên cơ sở được trang bị kỹ năng phân tích, nắm bắt vấn đề, rút ra các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng.

- Thái độ: Tăng cường niềm tin cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về truyền thống và những đóng góp của ĐCSVN trong sự nghiệp đấu tranh giái phóng dân tộc.

 2. Yêu cầu

- Đối với giảng viên:

 + Nhuần nhuyễn kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quá trình Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 + Nhận thức rõ mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên đề để kết hợp tốt giữa nội dung và phương pháp sao cho có hiệu quả nhất.

 + Phương pháp: có khả năng trong tổ chức thảo luận, làm chủ các tình huống sư phạm và định hướng tốt nội dung khi thảo luận cũng như thuyết trình.

- Đối với học viên:

 + Ý thức thái độ: thực sự cầu thị, ham hiểu biết, hăng hái xây dựng bài.

 + Đọc tài liệu và giáo án của giảng viên trên Web.

 + Kỹ năng: tăng cường kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và vận dụng những kinh nghiệm lịch sử vào thực tiễn.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, neo chốt kiến thức. Phương tiện dạy học: Sử dụng máy chiếu, phấn, bảng đen.

I.  Mở đầu

1. Về phía Mỹ

- Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm chiến lược toàn cầu, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

2. Về phía cách mạng

- Hoàn thành mục tiêu cách mạng, thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình, nhưng đế quốc Mỹ sử dụng vũ trang đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, buộc Đảng ta phải kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 3.Tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

II. Các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

1. Giai đoạn 1 (từ 7-1954 – đến hết 1960) –Từ thế giữa gìn lực lượng, chuyển sang thế tiến công, đánh bại “chiến lược trả đủa ào ạt của Aixenhao”

 a. Âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn

b. Tìm đường giải phóng miền Nam: (Nghị quyết Trung ương 6 (7-1945); Nghị quyết Bộ chính chính (6-1956); Đề cương cách mạng Miền Nam); Nghị quyết Trung ương  15 (1-1959)

c. Phong trào đồng khởi

 2. Giai đoạn 2 : Đánh thắng chiến lược "chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (từ 1961 đến giữa 1965)

 aChiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ

 - Kế hoạch Stalây –Tâylo

 - Kế hoach xây dựng ấp chiến lược

b. Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

- Nghị quyết Trung ương 9  (tháng 12 -1963)

- Phong trào đấu tranh

      + Chiến thắng Ba Gia, Đồng Xoài, Bình Giã…)

3. Đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968)(1 tiết)

a. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc

b. Đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của Mỹ - ngụy (1965-1966, 1966-1967

c. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" phá sản

4. Giai đoạn 4 Đánh thắng một bước chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", buộc đế quốc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam (1969-1973)

a. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ

b. Đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (Nghị quyết18 (1-1970)

c. Phong trào đấu tranh

- Đánh bại cuộc hành quân Chenla 2 (Đông bắc Campuchia)

- Đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719(Đường 9 Nam Lào)

- Cuộc tiến công chiến lược 1972

5. Giai đoạn 5: Tổng tiến công và nổi dậy - giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)(30 phút)

a. Tình thế cách mạng sau Hiệp định Pari

b.  Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7-1973) xác định phương hướng và biện pháp cơ bản đưa cách mạng miền Nam tiến lên, đánh đổ hoàn toàn chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ

c. Đảng tổ chức, lãnh đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đầu năm 1975, giải phóng miền Nam.

IV. Bài học kinh nghiệm

- Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nươc đúng đắn, sang tạo, độc lập, tự chủ.

- Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo.

- Xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến lâu dài.

- Đoàn kết liên minh chiến đấu với lào, Campuchia.

- Đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại.

- Phát huy nhân tố con người.

- Phương pháp chủ yếu: thảo luận.

C. SẢN PHẨM NGƯỜI HỌC PHẢI HOÀN THÀNH

1. Viết bài thu hoạch 4-5 trang nêu rõ nhận thức của bản thân về vai trò của Đảng trong lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

2. Những hướng vận dụng bài học kinh nghiệm của Đảng kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào thực tiễn hiện nay.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I – Khoa Lịch sử Đảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, (tái bản lần thứ nhất có bổ sung), 2013.

2. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh – Trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, HN,1996

3. Viện Mác – Lênin: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập II (1954 -1975) Nxb Chính trị quốc gia, 1995.

4. Viện Sử học : Lịch sử Việt Nam  (1954 -1965), Nxb Khoa học xã hội, HN, 1995.

5. Viện Sử học : Lịch sử Việt Nam  (1965 - 1975), Nxb Khoa học xã hội, HN, 1995.

6. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì đọc lập tự do, vì chủ nghĩa ax hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội, H, 1970.

25 tháng 5 2022

Thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của Việt Nam hơn 90 năm qua không những được nhân dân ta ghi nhận, mà còn được cộng động quốc tế đánh giá cao. Nhưng, vẫn có một số phần tử xấu cho rằng, đổi mới đến nay đã hết động lực, vậy nên từ sau Đại hội XIII không đổi mới nữa, hoặc nếu có đổi mới thì chính là thay đổi về chế độ chính trị mà thôi.

Đây là một loại luận điệu hết sức nguy hiểm, chống phá trắng trợn của các thế lực thù địch, muốn lái Việt Nam đi theo con đường khác. Chúng ta có đủ luận cứ để bác bỏ luận điệu sai trái đó.

Mục tiêu nhất quán của Đảng và nhân dân ta là đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua. Trong gần một thế kỷ đấu tranh, lao động, sáng tạo, Đảng và nhân dân ta đã từng bước nhận thức đầy đủ hơn, hình dung rõ ràng hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chúng ta thực hiện mục tiêu, lý tưởng đó trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng đã đưa đất nước ta vượt qua khó khăn, đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và khởi xướng đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới.

30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 (bổ sung phát triển năm 2011) và 35 năm đổi mới: “đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, là nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước”1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, phát triển; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực kinh tế đất nước tăng lên. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển con người, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được coi trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách dân tộc, tôn giáo được thực hiện có kết quả. Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa được tăng cường. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng được hoàn thiện. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt. Nhìn một cách tổng thể, mọi lĩnh vực trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước được thực hiện một cách đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng lòng ủng hộ, tin tưởng, bạn bè quốc tế tín nhiệm.

Bản chất và nhiệm vụ của công cuộc đổi mới. Đổi mới là một cuộc vận động mang tính cách mạng, khoa học, thay cái cũ bằng cái mới tốt hơn. Không phải bây giờ, mà trong suốt quá trình cách mạng, chúng ta luôn thực hiện; song, công cuộc đổi mới lần này mang tính toàn diện, tổng thể, sâu sắc, liên tục, được chuẩn bị bài bản, theo cách thức của ta và cân nhắc từng bước đi cụ thể, chắc chắn. Đổi mới đồng bộ, hài hòa giữa kinh tế và chính trị, với mục tiêu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đổi mới để phát triển, đồng nghĩa với phát triển, nhưng là sự phát triển trong thế ổn định, theo đúng định hướng và con đường chúng ta đã chọn. Có người khuyên ta: cần tư nhân hóa nhanh hơn, hội nhập thương mại nhanh hơn, phá giá đồng tiền mạnh hơn. Lời khuyên đó dẫu có chân thành thì chúng ta cũng không thể làm theo. Bởi, hơn ai hết, chúng ta hiểu rõ tình hình thực tế của đất nước và đặc biệt quan trọng là: thực hiện đổi mới nhưng có nguyên tắc, đổi mới nhưng giữ vững bản chất chế độ xã hội. Chúng ta thực hiện bước chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, nhưng Nhà nước phải quản lý và điều hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng thả nổi thị trường; đổi mới để phát triển kinh tế, nhưng sự phát triển đó phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo. Toàn bộ công cuộc đổi mới gắn với mở cửa, hội nhập và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là để thực hiện chiến lược phát triển nhanh và bền vững; xây dựng và tăng cường lực lượng sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất phù hợp; nâng tầm đất nước lên trình độ mới, tầm cao mới. Vậy nên đổi mới chính là để hướng tới chủ nghĩa xã hội, để hiện thực quá độ lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được xác lập rõ ràng hơn. Đổi mới như một dòng chảy vận động liên tục cả guồng máy xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, phát động, lãnh đạo, tổ chức thực hiện từ Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đến nay.

Về động lực, nguồn lực của đổi mới. Nếu quan niệm động lực, nguồn lực là những yếu tố tạo nên sức mạnh thúc đẩy sự phát triển, thì động lực của đổi mới bao gồm nhiều yếu tố có thể nhận biết được.

Một là, yếu tố khơi nguồn động lực của đổi mới chính là việc định hướng, phát động đúng thời điểm. Chúng ta xác định đổi mới phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là định hướng đúng vừa hợp thời, hợp quy luật, hợp lòng dân, vừa có sự chắc chắn, vững tin. Chuẩn bị kỹ và phát động đổi mới đúng lúc, đồng thời với mở cửa hội nhập nên chúng ta luôn chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống. Do vậy, chúng ta đứng vững và phát triển trong khi cải tổ, cải cách ở Liên Xô và Đông Âu bị thất bại.

Hai là, những thành quả của sự nghiệp đổi mới 35 năm qua tiếp thêm luồng sinh khí mới, tăng thêm động lực, tạo cho đất nước ta thế mới, lực mới, gia tốc mới. Thế mới, lực mới là tổng hợp những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, là kết quả của việc phát triển mọi mặt với sự thông thoáng trong nước và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Gia tốc mới là khả năng vượt trội, là độ tăng trưởng liên tục ở mức khá cao, tạo đà cho giai đoạn kế tiếp. Thế, lực, gia tốc mới tạo ra tầm vóc và khả năng mới của đất nước. Đó không chỉ là khả năng đất nước vươn tầm mà còn là năng lực mới mạnh mẽ để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới phát triển.

Ba là, yếu tố quyết định là động lực và những nguồn lực trong nước. Động lực quan trọng phục vụ và thúc đẩy công cuộc đổi mới là tổng hợp các nguồn lực trong nước, bao gồm không chỉ có vốn, tài sản đã tích lũy được mà còn là tài nguyên chưa đưa vào sử dụng, là lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị và quan trọng hơn hết là nguồn lực con người, bao gồm cả sức lao động trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống văn hóa dân tộc. Trong các nguồn lực đó, nguồn lực về tài nguyên là khá phong phú; nguồn lực về đất đai, vị trí địa lý là khá thuận lợi; nguồn lực về truyền thống là sâu sắc, đặc thù; nguồn lực về con người và trí tuệ vô cùng to lớn.

Bốn là, những nguồn lực từ bên ngoài là yếu tố quan trọng; nếu biết cách tranh thủ sẽ tạo nên động lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Nguồn lực bên ngoài bao gồm: vốn, kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, chất xám, tinh hoa văn hóa nhân loại. Trên cơ sở phải phát huy mọi nguồn lực trong nước, chúng ta có đầy đủ điều kiện để có thể thu hút nguồn lực bên ngoài. Với việc mở rộng nhiều hình thức, có bước đi, biện pháp và chính sách ưu đãi thích hợp, sẽ khuyến khích mạnh mẽ việc hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Năm là, sự phù hợp giữa “ý Đảng” và “lòng dân” là động lực mang tính quyết định đối với sự nghiệp đổi mới. Động lực đó bắt nguồn từ năng lực sáng tạo, bản lĩnh trí tuệ của Đảng và nhân dân ta, thể hiện ở trình độ đoán định, nắm bắt những yếu tố và những vấn đề của thời cuộc, dự kiến đúng tình huống, xác định đường đi nước bước rõ ràng, sẵn sàng tạo lập và nắm bắt thời cơ, khắc phục nguy cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước đi lên. Do đổi mới phù hợp giữa “ý Đảng” và “lòng dân”, nên khi Đảng ta phát động, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tạo thành động lực to lớn thực hiện có hiệu quả sự nghiệp đổi mới đất nước.

Thành tựu của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam sáng tỏ như ban ngày, không thế lực đen tối nào có thể che phủ được. Đến nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 343 tỉ USD, trong tốp 40 nền kinh tế lớn của thế giới và đứng thứ 4 trong ASEAN; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 3.500 USD; nằm trong tốp 10 quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Nhận xét về Việt Nam, tờ báo cánh tả People’s World của Mỹ, ngày 25/01/2021 cho rằng: “Sở dĩ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thu hút sự chú ý của quốc tế vì Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế, trở thành quốc gia hùng mạnh cả về kinh tế và ngoại giao”. Tờ The Straits Times nhật báo tiếng Anh, được xuất bản tại Singapore, ngày 22/02/2021 khẳng định: “Vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế đã gia tăng trong những năm gần đây. Trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020, Việt Nam đã dẫn dắt tổ chức khu vực này vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng Covid-19 và giúp kinh tế toàn khu vực (RCEP) vượt qua vạch đích để ký được hiệp định. Việt Nam cũng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021”. Đài truyền hình KBS của Hàn Quốc bình luận: “Việt Nam sau một thời gian lao khổ, hôm nay đứng dậy sáng lòa cùng nhân loại. Việt Nam ngẩng cao đầu, tự hào hòa đồng và đi lên cùng nhân loại”.

Rõ ràng là toàn bộ sự nghiệp cách mạng gần một thế kỷ của Đảng và nhân dân ta không chỉ đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục được đẩy mạnh với những nguồn lực phong phú, hết sức to lớn, trong đó có những nguồn lực không bao giờ cạn. Hành trình của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới phù hợp “ý Đảng” và “lòng dân” đã và đang kết hợp tất cả ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là động lực lớn nhất, yếu tố cơ bản nhất tạo nên những thành tựu mới to lớn hơn nữa thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao cả: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là câu trả lời đanh thép của chúng ta.

Nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I, Mác đã khái quát tínhquy luật của cách mạng công nghiệp qua 3 giai đoạn phát triển là:a. Hợp tác hóa sản xuất, điện khí hóa và đại công nghiệp cơ khíb. Hợp tác hóa sản xuất, cơ khí hóa và điện khí hóac. Hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệpd. Hiệp tác hóa sản xuất, cơ giới hóa và tự động hóaCâu 98: Chọn phương án sai cho các phát biểu...
Đọc tiếp

Nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I, Mác đã khái quát tính

quy luật của cách mạng công nghiệp qua 3 giai đoạn phát triển là:

a. Hợp tác hóa sản xuất, điện khí hóa và đại công nghiệp cơ khí

b. Hợp tác hóa sản xuất, cơ khí hóa và điện khí hóa

c. Hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp

d. Hiệp tác hóa sản xuất, cơ giới hóa và tự động hóa

Câu 98: Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây về toàn cầu hóa:

a. Toàn cầu hóa tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các

quốc gia trên quy mô toàn cầu.

b. Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội...

c. Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế

vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực.

d. Toàn cầu hóa phải dựa trên nội lực kinh tế và quốc phòng an ninh đủ mạnh để

bảo vệ quốc gia, dân tộc.

Câu 99: Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây về hội nhập kinh tế quốc

tế:

a. Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các nước đang và kém phát triển tiếp cận

và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ....

b. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém

phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách.............

c. Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội

của mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang và kém phát triển......

d. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thực hiện công

nghiệp hóa, tăng tích lũy, tạo nhiều cơ hội việc làm............

14

Câu 100: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống: Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc

tế là sự hình thành các ...........quốc tế và khu vực để tạo ra sân chơi chung cho các

nước

a. Liên kết chính trị

b. Liên kết kinh tế

c. Liên kết văn hóa – xã hội

d. Liên kết quốc phòng an ninh

1
25 tháng 5 2022

Câu 97 A

câu 98 C

Câu 99 D

Câu 100 A

20 tháng 4 2022

bc cho khóa tiếp:>>

20 tháng 4 2022

hân nèo vậy :))