K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2017

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Nguyên nhân thắng lợi :

+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

- Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.


12 tháng 4 2017

Ý nghĩa việc thành lập nhà nước Vạn Xuân :

- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã lâkt đổ ách thống trị của nhà Lương đưa đến sự ra dời của nhà nước độc lập đầu tiên là Vạn Xuân sau hơn 500 năm đấu tranh của dân tộc ta.

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dan tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính cùa Trung Quốc.

- Sự tồn tại của nhà nước Vạn Xuân trong hơn nửa thế kỉ là sự cổ vũ to lớn đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở các thế kỉ sau đó.



12 tháng 4 2017

* Sự chuyển biến :

— Về kinh tế:

+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.

+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh.

+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.

— Văn hoá : một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.

— Xã hội : do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.

* Nguyên nhân : do sự phát triển nội tại và nhân dân ta biết tiếp thu những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của người Trung Quốc, nhờ đó đã tạo ra những chuyên biến tích cực về kinh tế. Việc tiếp thu có chọn lọc những nội dung mới của văn hoá Trung Hoa nhưng vẫn bảo tồn văn hoá truyền thống cũng đem lại những nét chuyển biến mới. Trong xã hội thì mâu thuẫn bao trùm giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ đã xuất hiện và là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập.


12 tháng 4 2017

Dựa vào nội dung của bài để rút ra những ý cơ bản sau :

— Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhưng chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc chỉthiết lập tới quận, huyện. Trong khi đó, nhân dân ta sinh sống chủ yếu trong các làng, xóm do người Việt quản lí, vì vậy chính quyền đô hộ không thể với tay đến đơn vị cơ sở quan trọng nhất của người Việt.

— Những chính sách về văn hoá như truyền bá Nho giáo, chữ Hán cũng chủ yếu được phổ biến ở trung tâm cai trị là quận, huyện, do đó chỉ tác động đến một bộ phận trong xã hội, còn đại bộ phận nhân dân không chịu ảnh hưởng nhiều. Mỗi làng xóm, cùa người Việt trở thành một 'pháo đài xanh" để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.



12 tháng 4 2017

Dựa vào mục 1 trong phần Kiến thức cơ bản đế trình bày những ý cơ bản sau :

— Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

— Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

— Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

—> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.



12 tháng 4 2017

Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Âp - Cham-pa và cư dân Phù Nam :

- Giống nhau :

+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

- Khác nhau :

+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.


16 tháng 4 2017
Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá.

Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Âp - Cham-pa và cư dân Phù Nam :

- Giống nhau :

+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

- Khác nhau :

+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.

12 tháng 4 2017

Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X :

- Kinh tế : chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Ngoài nông nghiệp thì các nghề thủ công như dệt, đóng gạch, xây dựng tháp, khai thác lâm thủy sản khá phát triển.

- Văn hoá : từ thế kỉ IV, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Tôn giáo là Hindu giáo và Phật giáo. Người Chăm có tập tục ăn trầu, ở nhà sàn, hỏa táng người chết.

- Xã hội : được chia thành 3 tầng lớp là : quý tộc, dân tự do, nông dân phụ thuộc và nô tì.



12 tháng 4 2017

Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X :

- Kinh tế : chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Ngoài nông nghiệp thì các nghề thủ công như dệt, đóng gạch, xây dựng tháp, khai thác lâm thủy sản khá phát triển.

- -- Văn hoá : từ thế kỉ IV, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Tôn giáo là Hindu giáo và Phật giáo. Người Chăm có tập tục ăn trầu, ở nhà sàn, hỏa táng người chết.

- Xã hội : được chia thành 3 tầng lớp là : quý tộc, dân tự do, nông dân phụ thuộc và nô tì

12 tháng 4 2017

Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc, bộ phận chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ có tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Thể chế chính trị quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.

Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.

Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.

Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.

16 tháng 4 2017

Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc.Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc, bộ phận chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ có tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Thể chế chính trị quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.

12 tháng 4 2017

Quá trình hình thành quốc gia Văn Lang — Âu Lạc : Dựa vào mục 1 dể trình bày cơ sở hình thành gồm :

- Sự chuyển biến về kinh tế : Từ đầu thiên niên kỉ I đến thê kỉ I, ờ nền văn hoá Đông Sơn công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt, nhờ đó đất đai được khai phá ngày càng nhiều, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức kéo trâu bò khá phát triển. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

- Sự chuyển biến về xã hội : Từ thời Đông Sơn, mức độ phân hoá giàu - nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét. Các công xã thị tộc tan rã và các công xã nông thôn (làng, xóm), các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

- Sự chuyển biến về kinh tế — xã hội dẫn đến đòi hỏi phải có các hoạt động trị thuỷ phục vụ sản xuất nông nghiệp, và do yêu cầu phải có sự chỉ huy thống nhất để chống ngoại xâm... đã đạt ra vấn đề phải có nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi đó. Đây là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.



16 tháng 4 2017

Quá trình hình thành quốc gia Văn Lang — Âu Lạc.Quá trình hình thành quốc gia Văn Lang — Âu Lạc dựa vào mục 1 dể trình bày cơ sở hình thành gồm :

- Sự chuyển biến về kinh tế : Từ đầu thiên niên kỉ I đến thê kỉ I, ờ nền văn hoá Đông Sơn công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt, nhờ đó đất đai được khai phá ngày càng nhiều, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức kéo trâu bò khá phát triển. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

- Sự chuyển biến về xã hội : Từ thời Đông Sơn, mức độ phân hoá giàu - nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét. Các công xã thị tộc tan rã và các công xã nông thôn (làng, xóm), các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

- Sự chuyển biến về kinh tế — xã hội dẫn đến đòi hỏi phải có các hoạt động trị thuỷ phục vụ sản xuất nông nghiệp, và do yêu cầu phải có sự chỉ huy thống nhất để chống ngoại xâm... đã đạt ra vấn đề phải có nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi đó. Đây là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

12 tháng 4 2017