K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2023

Theo em, nếu thu hoạch không đúng thời điểm (sớm hoặc muộn) sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt là:

- Để đảm bảo được số lượng và chất lượng của nông sản. 

- Bảo quản hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản. 

12 tháng 1 2023

Mô tả các công việc chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho một đối tượng cây trồng mà em biết: cây lúa

- Biện pháp chăm sóc: Khi ruộng lúa đạt số nhánh hữu hiệu, thực hiện các biện pháp khống chế nhánh vô hiệu bằng cách đưa nước vào ruộng từ 5- 7 cm hoặc rút nước lộ ruộng từ 7- 10 ngày nhằm giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cứng cây, chống đỡ tốt.

- Biện pháp phòng trừ sâu bệnh: bệnh vàng lá sinh lí

Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến vàng đến đỏ khô, cây lúa đẻ nhánh kém, do đất thiếu ôxi gây yếm khí. Trên diện tích lúa có biểu hiện ngộ độc hữu cơ xuất hiện sau cấy 25 - 30 ngày (lá vàng sinh lý, đẻ nhánh kém, sinh trưởng chậm), ngừng bón đạm, xử lý vôi bột 15 - 20 kg/sào + 10 - 15 kg sunpe lân lâm thao hoặc bổ sung chế phẩm Tricoderma, kết hợp làm cỏ sục bùn để giải phóng khí độc trong đất, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng lân cao như: A-H 503; K.Humate (KH), Pennac P,…phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày; khi cây phát triển trở lại, tiến hành chăm bón theo quy trình.

12 tháng 1 2023

1. Mô tả kĩ thuật làm đất cho một loại cây trồng phổ biến ở địa phương em: cây lúa.

- Cày đất: dùng máy để xới đất lên.

- Bừa đất: dùng máy để đề làm phẳng mặt ruộng

2. Ví dụ: Phương pháp làm đất trồng cây cảnh trong chậu

- Chuẩn bị: đất màu, xơ dừa, trấu, tro, cỏ khô và phân bón.

- Thực hiện: Mỗi loại cây cảnh khác nhau thì tỉ lệ trộn đất trồng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có 1 tỷ lệ được sử dụng nhiều nhất. Cụ thể, tỷ lệ đất trồng 1:1; tỷ lệ xơ dừa 1/6, tỷ lệ trấu 1/6, tỷ lệ tro 1/6. Sau khi đã phân chia tỷ lệ các thành phần đúng chuẩn thì trộn đều chúng lên với nhau và đem đi trồng cây.

8 tháng 11 2023

Các bước cơ bản trong trồng trọt là:

+ Bước 1: Làm đất, bón phân lót

+ Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con

+ Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

+ Bước 4: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

* Ý nghĩa của các bước:

- Bước 1:

+ Đất tơi xốp, sạch cỏ dại

+ Hạn chế sâu, bệnh hại trong đất

+ Cây phát triển tốt, năng suất cao.

+ Cung cấp sẵn chất dinh dưỡng cho rễ

- Bước 2:

+ Tránh điều kiện không thuận lợi của môi trường

+ Rút ngắn thời gian cây ngoài đồng ruộng

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Bước 3:

+ tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao

+ hạn chế tối đa sâu, bệnh hại cây trồng

- Bước 4:

 thu hoạch sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.

28 tháng 2 2023

Quy trình trồng trọt là một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt. 

Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt:

- Bước 1: Làm đất, bón phân lót

- Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con

- Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

- Bước 4: Thu hoạch

Một số máy móc được sử dụng trong trồng trọt: máy làm đất, máy cày, máy cấy, máy gặt, máy bay phun thuốc trừ sâu, máy thu hoạch ngô...

Mục đích của sử dụng máy móc trong trồng trọt là: làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường, giảm thiểu sức lao động cho con người.

5 tháng 12 2022

Khác nhau ở 4 bước đầu:

 

Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu

Chế phẩm virus trừ sâu

Chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh

Bước 1

Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1 từ giống vi khuẩn thuần chủng

Chuẩn bị giống virus thuần chủng. Nhân nuôi vật chủ

Sản xuất giống nấm cấp 1 từ nguồn nấm thuần chủng

Bước 2

Sản xuất giống vi khẩn cấp 2 từ giống vi khuẩn cấp 1

Lây nhiễm virus lên vật chủ

Sản xuất giống nấm cấp 2 từ giống nấm cấp 1

Bước 3

Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn trong môi trường thích hợp

Nhân nuôi virus trên vật chủ để tăng sinh khối

Lên men, tăng sinh khối nấm trong môi trường thích hợp

Bước 4

Sấy khô và nghiền vi khuẩn

Nghiền, lọc, li tâm lấy dịch

Sấy khô nấm

5 tháng 12 2022

 

Đặc điểm nhận biết

Biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư

Trên lá: Bệnh thường gây hại từ mép lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền nâu sẫm.Trên chồi non: Lúc đầu vết bệnh dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa.Trên hoa và quả: Vết bệnh hơi lõm xuống kiểu chấm đen, làm hoa và quả chuyển màu đen và rụng.Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cành già, lá bệnh, bọc quả sau khi hình thành.Trong màu mưa không để vườn quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn.Chú ý bón phân đầy đủ và cân đối NPK.Khi cây bị bệnh cần phun thuốc kịp thời và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bệnh vàng lá greening

Bệnh thường gây hại ở lá và quả. Lá bị bệnh thường lốn đốm vàng xanh, gân lá bị sung, có màu xanh, lá bị rụng. Quả nhỏ, bị méo, vàng loang lổ.

Sử dụng nguồn ngây giống sạch bệnh.Tạo tán, tỉa cành để vườn thông thoáng, tránh giao tán cây.Bón phân hữu cơ đầy đủ, cân đối để giúp cây chống chịu tốt.Quản lí tốt nguồn rầy chống cánh, đây là vật trung gian truyền bệnh.Khi phát hiện cây bị bệnh cần cắt bỏ phần bị bệnh hoặc nhổ cây và đem hủy.

Bệnh héo xanh vi khuẩn

Khi bị bệnh, cành và lá héo rũ, ỏ thân phía gốc xù xì nhưng thân vẫn rắn đặc. Cắt ngang thân, cành thấy chứa dịch nhờn vi khuẩn.Khi bị bệnh nặng, thân vỏ vẫn còn xanh, xuất hiện những sọc nâu.Sử dụng giống chống bệnh, giống khỏe và sạch bệnh.Vệ sinh đồng ruộng, ngâm nước trong ruộng từ 15 đến  30 ngày hoặc cày đất, luân canh với cây lúa nước.Sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh.

Bệnh đạo ôn hại lúa

Vết bệnh trên lá lúa: chấm nhỏ màu xanh lục, mờ, sau đố có hình thoi, màu nâu nhạt, có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám.Vết bệnh ở cổ bông, cổ gié và trên hạt lúa: các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại, dễ làm gẫy cổ bông.Sử dụng giống chống chịu, xử lí hạt giống, dự tính dự báo bệnh, vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối.Có thể chủ động phun thuốc phòng bệnh khi trời âm u, độ ẩm cao, sương mù.
  
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 9 2023

12 tháng 1 2023

So sánh đặc điểm của sâu tơ hại rau và sâu keo mùa thu:

So sánh

Sâu tơ hại rau

Sâu keo mùa thu

Giống

- Trải qua 4 giai đoạn:

+ Sâu trưởng thành

+ Trứng

+ Sâu non

+ Nhộng

- Tạo lỗ thủng trên lá

Khác

- Tên khoa học: Plutella xylostella, họ Ngài rau, bộ Cánh vảy.

- Hại các loại rau

- Tên khoa học: Spodoptera frugiperda, họ Ngài đêm, bộ Cánh vảy

- Hại trên cây ngô

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 9 2023

Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

- Giúp bảo vệ cây trồng, hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt.

- Việc áp dụng các biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng trừ sâu, bệnh hại có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.