K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2019

+Cố gắng học hỏi những kinh nghiệm từ nhiều nước

+Bình đẳng

+Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ, mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ nét.

4 tháng 1 2019

bài 15 lịch sử 9 nha

4 tháng 1 2019

* Kinh tế:

  • Sau chiến tranh, các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề.
  • Năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác San”.

=> Kinh tế Tây Âu phục hồi nhanh chóng nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

7 tháng 1 2019

Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Cả cha và mẹ của anh đều tham gia kháng chiến và gia đình anh là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Lớn lên trong một gia đình như vậy, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Năm đó, Vừ A Dính chỉ mới 13 tuổi. Tuổi đời còn nhỏ nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.
Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Để bảo mật thông tin cách mạng, anh phải chịu sự tra tấn dã man, tàn bạo của quân địch. Vì không khai thác được gì và vì sự ngoan cường của anh nên bọn chúng đã bắn và treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Sự hi sinh của anh là sự hi sinh của một người thiếu niên gan dạ, kiên cường, một con người thông minh và tài trí. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Tôi không ngờ rằng người thiếu niên nhỏ tuổi ấy lại không hề run sợ trước súng đạn kẻ thù. Anh sẵn sàng đối diện với cái chết để đảm bảo bí mật cách mạng. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.
Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Là một người con của núi rừng Tây Bắc, Vừ A Dính có tinh thần tự học rất cao. Anh là người ham học, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.
Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.

13 tháng 1 2019

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.
Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Mới 13 tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng 6/1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét, trong một lần đi liên lạc, anh bị giặc bắt và trói, tra tấn và bắn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Dù dịch tra tấn tàn bạo nhưng anh chỉ trả lời câu "không biết".
Với sự ham học, gan dạ và mưu trí, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh.
Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước.
Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp.

4 tháng 1 2019

Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở phương Tây có sự gắn bó mật thiết chống lại chủ nghĩa đế quốc.

Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925)

-Phát triển mạnh mẽ, sôi nổi.

-Giai cấp tư sản dân tộc:

+Giai cấp tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa,đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kỳ của Pháp

+Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi lập Đảng Lập hiến để đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, và làm áp lực với Pháp.

Phong trào công nhân (1919-1925):Đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ, tự phát, nhưng ý thức giai cấp đang phát triển làm cơ sở cho các tổ chức chính trị cao hơn về sau.

1 tháng 1 2019

a. Hoàn cảnh:

- Hội nghị I-an-ta quyết định thành lập Liên hợp quốc.

- 24-10-1945 Liên Hiệp Quốc thành lập, trụ sở đặt tại New York

*Nhiệm vụ:

+Huy trì hòa bình và an ninh thế giới.

+Phát triển hữu nghị các nước trên cơ sở bình đẳng.

+Hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội,...

b. Vai trò LHQ đối với Việt Nam

- Tháng 9 -1977 VN gia nhập Liên hiệp quốc.

- Góp phần duy trì an ninh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định.

- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo...

- Hiện nay nhiều cơ quan chuyên môn của LHQ đang hoạt động hiệu quả ở Việt Nam: UNDP, UNICEF, FAO, WHO, IMF, WB, UNESCO,...
3 tháng 1 2019
  • Thành lập LHQ :
    • Sau một quá trình chuẩn bị, từ ngày 25/4  26/6/1945 một hội nghị quốc tế lớn đã họp tại San Francisco (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập LHQ.
    • 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
  • Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc
    • Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
    • Phát triển mối quan hệ h?u ngh? gi?a cỏc dõn t?c
    • Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
3 tháng 1 2019
  1. Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe doạ bằng vũ lực.
  2. Để thực hiện mục đích ghi ở trên, lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận.
30 tháng 12 2018

-Phải biết vận dụng tiếp thu KHKT vào đời sống

3 tháng 1 2019

Dựa vào các nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ, Tây Âu, có thể thấy áp dụng các thành tựu khoa học_ kĩ thuật hiện đại vào sản xuất là nguyên nhân chung nhất.

Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt nguồn từ Mĩ và dần lan ra các nước khác đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là giai đoạn thứ hai (từ năm 1973 đến nay), nhiều thành tựu công nghệ đã được phát minh và đưa vào phục vụ đời sống. Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã làm thay đổi các nhân tố sản xuất, đưa đến sự phát triển cho nhiều quốc gia.

1 tháng 1 2019

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề.

- Sau CTTG thứ II, từ năm 1950 nền kinh tế Tây Âu dần được khôi phục.

- Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và có chung một nền văn minh, kinh tế không khác biệt, các nước Tây âu đã liên khu vực.

* Kết quả của quá trình liên kết:

- Tháng 4-1945, cộng đồng than thép Châu Âu ra đời.

- Tháng 3-1957, cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu ra đời.

- 1/1/1999 các nước Châu Âu dùng chung 1 đồng tiền: Euro

=> Nền kinh tế Châu Âu đã phát triển vượt bậc.

3 tháng 1 2019

1. Giai đoạn 1945-1950: phục hồi kinh tế và phục hồi đất nước sau chiến tranh

- Các nước Tây Âu chịu thiệt hại nặng nề sau chiến tranh.

- Năm 1947, Mỹ thực hiện kế hoạch Macsan, chi viện 17 tỉ USD không hoàn lại để tái thiết đất nước.

=> Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, tạo thành một hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô.

2. Giai đoạn 1950-1970: phát triển

- Sản xuất công nghiệp: phát triển mạnh mẽ, trong đó Pháp, Anh, Đức lần lượt là những nước đứng thứ ba, tư, năm thế giới tư bản chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.

- Khoa học kĩ thuật: các nước Tây Âu đi đầu trong khoa học kĩ thuật và đạt được rất nhiều thành tựu.

=> Tây Âu trở thành một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Nguyên nhân:

- Các nước Tây Âu có chính sách phát triển hợp lí.

- Tác động từ viện trợ của nước ngoài, trong đó viện trợ của Mỹ là chính.

3. Giai đoạn 1973-1991: suy thoái

Suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng

4. Giai đoạn 1991- nay: phục hồi và phát triển

- Hiện nay, Tây Âu vẫn là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới.



29 tháng 12 2018

* Sự phát triển kinh tế :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai , nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện :

+ Tổng sản xuất quốc dân tăng bình quân hàng năm là 9%.

+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng toàn thế giới

+ Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

+ Mĩ có hớn 50% tàu bè đi lại trên biển, chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới...

- Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

29 tháng 12 2018

Có 2 phần trình bày như sau được mình in đậm. Bạn tham khảo

* Sự phát triển kinh tế :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai , nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện :

+ Tổng sản xuất quốc dân tăng bình quân hàng năm là 9%.

+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng toàn thế giới

+ Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

+ Mĩ có hớn 50% tàu bè đi lại trên biển, chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới...

- Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

  • Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).

Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).

  • 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).

Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới