K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2017

Quốc tế thứ hai tan rã vì :
- Sau khi Ph. Ăng-ghen qua đời, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại học thuyết Mác dần dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai. Tiếp tục sự nghiệp của Ph. Ăng-ghen, một số lãnh tụ cách mạng trong các đảng công nhân như : La-phác-giơ (Pháp), Bê-ben, Rô-da Lúc-xem-bua (Đức)... đã lên tiếng phê phán xu hướng cơ hội, xét lại trái với chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh này còn nhiều hạn chế.
- Trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc đấu tranh tư tưởng qua các đại hội tiếp theo của Quốc tế thứ hai diễn ra gay gắt và phức tạp giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa. Đại diện cho khuynh hướng cách mạng là V.I.Lê-nin đã kiên quyết lên án ách thống trị của các nước đế quốc đối với thuộc địa, tích cực đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc và kiên trì bảo vệ học thuyết Mác.
- Do sự thiếu nhất trí về đường lối chiến lược, chia rẽ về tổ chức, Quốc tế thứ hai dần đi đến chỗ phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

12 tháng 4 2017

Quốc tế thứ hai tan rã vì :
- Sau khi Ph. Ăng-ghen qua đời, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại học thuyết Mác dần dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai. Tiếp tục sự nghiệp của Ph. Ăng-ghen, một số lãnh tụ cách mạng trong các đảng công nhân như : La-phác-giơ (Pháp), Bê-ben, Rô-da Lúc-xem-bua (Đức)... đã lên tiếng phê phán xu hướng cơ hội, xét lại trái với chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh này còn nhiều hạn chế.
- Trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc đấu tranh tư tưởng qua các đại hội tiếp theo của Quốc tế thứ hai diễn ra gay gắt và phức tạp giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa. Đại diện cho khuynh hướng cách mạng là V.I.Lê-nin đã kiên quyết lên án ách thống trị của các nước đế quốc đối với thuộc địa, tích cực đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc và kiên trì bảo vệ học thuyết Mác.
- Do sự thiếu nhất trí về đường lối chiến lược, chia rẽ về tổ chức, Quốc tế thứ hai dần đi đến chỗ phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

12 tháng 4 2017

Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, trong khi chủ nghĩa tư bản phát triển ngày càng mạnh mẽ ở châu Âu và Bắc Mĩ, đời sống của công nhân và nhân dân lao động càng thêm khó khăn, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động đã diễn ra trong thời gian này. Tiêu biểu như các phong trào đấu tranh của công nhân Đức, Pháp, Anh, Mĩ.
- Do kết quả của việc truyền bá học thuyết Mác ở nhiều nước tư bản tiên tiến, các đảng công nhân, đảng xã hội hay các nhóm có khuynh hướng tiến bộ cách mạng của giai cấp công nhân được thành lập. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới tiếp nối nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất.
- Ngày 14-7-1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức ở Pa-ri.

12 tháng 4 2017

Sự ra đời của những tổ chức công nhân ở các nước đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
Ngày 14 - 7 - 1889, kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp đại hội ở Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai

12 tháng 4 2017

- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng
Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.
Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri :
- Công xã Pa-ri chỉ tồn tại trong 72 ngày nhưng đã để lại "một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới" (Lê-nin).
- Mặc dù thất bại, nhưng những chính sách của Công xã đề ra đã thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động vì lợi ích của đa số nhân dân lao động.

12 tháng 4 2017

- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng
Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.
Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri :
- Công xã Pa-ri chỉ tồn tại trong 72 ngày nhưng đã để lại "một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới" (Lê-nin).
- Mặc dù thất bại, nhưng những chính sách của Công xã đề ra đã thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động vì lợi ích của đa số nhân dân lao động.

12 tháng 4 2017

Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân càng thêm đông đảo và tập trung tới mức độ khá cao, đặc biệt ở những trung tâm công nghiệp. Ách áp bức, bóc lột đối với công nhân cũng tăng thêm. Do đó. những cuộc đấu tranh mới của công dân châu Âu không ngừng diễn ra, song vẫn còn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng.
Tình hình trên đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước. Ngày 28 — 9— 1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đón có đại biểu công nhân nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (thường được gọi là Quốc tế thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của Mác.

13 tháng 4 2017

1. Hoàn cảnh ra đời

- Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.

- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân.

- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, , chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản,thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.

- Ngày 28 - 9 - 1864 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.

- Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C.Mác.

- Ngày 28 - 9 - 1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội. (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội) Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất: Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.

12 tháng 4 2017

Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và 4 chương, trong đó khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa. Muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
Những người cộng sản đã công khai tuyên bố mục đích của mình, đó là : dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng, bởi lẽ, trong cuộc cách mạng đó, những người vô sản chẳng mất gì ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.
Như vậy, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường để thực hiện mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

13 tháng 4 2017

Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và 4 chương, trong đó khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa. Muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
Những người cộng sản đã công khai tuyên bố mục đích của mình, đó là : dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng, bởi lẽ, trong cuộc cách mạng đó, những người vô sản chẳng mất gì ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.
Như vậy, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường để thực hiện mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

12 tháng 4 2017

Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và 4 chương, trong đó khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa. Muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
Những người cộng sản đã công khai tuyên bố mục đích của mình, đó là : dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng, bởi lẽ, trong cuộc cách mạng đó, những người vô sản chẳng mất gì ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.
Như vậy, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường để thực hiện mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

13 tháng 4 2017

-Trong những năm sống ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa (thành lập năm 1836 ở Pa-ri).

-Theo đề nghị của Ăng-ghen, tại đại hội của Đồng minh những người chính nghĩa họp ở Luân Đôn vào tháng 6-1847, tổ chức này đã đổi tên thành Đồng minh những người cộng sản. Mục đích của Đồng được khẳng định rõ ràng là "... lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ".

- Mác và Ăng-ghen đã tham dự Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn và thông qua điều lệ của Đồng minh.

- Mác và Ăng-ghen là những người soạn thảo ra cương lĩnh của Đồng minh dưới hình thức một bản tuyên ngôn - Tuyên ngôn độc lập Cộng sản.

Như vậy, Mác và Ăng-ghen vừa là những người tham gia sáng lập, dẫn dắt, tổ chức hoạt động của Đồng minh và soạn thảo ra lí luận cách mạng soi đường cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

12 tháng 4 2017

- Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, bản chất bóc lột, áp bức của giai cấp tư sản càng bộc lộ rõ, giai cấp vô sản và nhân dân lao động càng nghèo khổ. Điều này đã tác động đến ý thức, tư tưởng của một số người tiến bộ trong giai cấp tư sản. Họ nhận thức được những mặt xấu xa của xã hội tư bản và đề xuất kế hoạch xây dựng một xã hội mới, không có tư hữu, không có bóc lột... Đó là nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng mà đại diện xuất sắc là Xanh Xi-mong, Sác-lơ Phu-ri-e ở Pháp và Rô-bớt Ô-oen ở Anh.
- Công lao của các nhà xã hội không tưởng là phê phán sâu sắc xã hội tư bản, có ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, dự đoán về xã hội tương lai.
- Tuy nhiên, do chưa phát hiện được những quy luật phát triển của chế độ tư bản và cũng không nhìn thấy lực lượng xã hội có khả năng xây dựng xã hội mới là giai cấp công nhân nên các kế hoạch đề ra đều không thực hiện được.
Tuy vậy, trong bối cảnh xã hội bấy giờ, chủ nghĩa xã hội không tưởng là một trào lưu tư tưởng tiến bộ, có tác dụng cổ vũ người lao động và là một trong những tiền đề cho học thuyết Mác sau này.

12 tháng 4 2017


Về cơ bản những tư tưởng nhân đạo ấy chưa vượt khỏi tinh thần nhân đạo tư sản. Tuy nhiên nhiều giá trị, luận điểm đã vượt được lên tinh thần nhân đạo tư sản, nhất là trong tư tưởng cúa các tác giả đầu thế kỷ XIX.
- Những tư tưởng CNXH có giá trị to lớn như thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ TBCN. Nó lên án, phê phán mạnh mẽ sâu sắc những hạn chế của xã hội nô lệ, phong kiến và tư bản như bốc lộ dã man lao động. Nó bênh vực người nghèo khổ trước bất công xã hội. Nó đi đến kết luận là phải phủ định xã hội tư hữu về tư liệu sản xuất kể cả XHTB.
- Các nhà tư tưởng CNXH không tưởng đã nêu lên nhiều luận diểm có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai mà các nhà sáng lập CNXHKH kế thừa một cách có phê phán trong quá trình xây dựng học thuyết của mình.
- Trong một giai đoạn lịch sử đương đối dài, các ông góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là người lao động, chống lại XH đương thời để hướng tới một XH tốt đẹp hơn
- CNXH không tưởng chứa đựng những yếu tố nhân đạo, cả về nội và lẫn hành động.
Những hạn chế của CNXH không tưởng:
- CNXH không tưởng chụi ảnh hưởng sâu sắc quan niệm của chủ nghĩa duy lý và chân lý vĩnh cửu của tư hữu thời cận đại, không thể thoát khỏi quan niệm chủ nghĩa duy tâm về lịch sử. Họ cho rằng, chân lý vĩnh cữu đã có, đã tồn tại ở đâu đó, chỉ cần có con người tài ba xuất chúng là có thể phát hiện ra, có thể tìm thấy. Khi đã tìm thấy, chỉ cần những người đó thuyết phục toàn xã hội là xây dựng được xã hội mới. KHÔNG CHỈ RA LỐI THOÁT THẬT SỰ
- Các nhà không tưởng đều mong muốn thực hiện mô hình XH tốt đẹp bằng con đường cải cách XH từ thấp đến cao, bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cải hóa tư tưởng và đạo đức hoặc bằng những cuôc thực nghiệm XH chứ không phải bằng con đường đấu tranh CM. Một số ít khác thì chủ trương khởi nghĩa nhưng không có sự chuẩn bị. Dù chủ trương bằng con đường nào, các nhà tư tưởng XHCN đều đã không thể chỉ ra được con đường cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ XH mới. Bởi các ông đã không thể giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê tư bản, không thể phát hiện quy luật nội tại chi phối con đường, cách thức cho những chuyển biến tiếp theo của XH.
- Các nhà tư tưởng XHCN không phát hiện ra lực lượng XH tiên phong có thể tực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ CNTB lên CNXH và CNCS. Lực lượng ấy đã được sinh ra, lớn lên và phát triển cùng với nền đại công nghiệp TBCN. Đó là giai cấp công nhân.

12 tháng 4 2017

- Ở Pháp, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn, công nhân đốt thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Ngày 3-12-1831, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Công nhân thất bại vì thiếu tổ chức và lực lượng của giai cấp tư sản mạnh lại được sự giúp đỡ của quân đội.
Năm 1834, một cuộc khởi nghĩa khác của công nhân Li-ông lại nổ ra, với ý thức chính trị rõ rệt. Sau 5 ngày đêm chiến đấu, cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lần này thất bại vì giai cấp công nhân Pháp chưa có sự chỉ đạo thống nhất, không liên hệ và nhận được sự ủng hộ, phối hợp của công nhân các địa phương khác trong nước.
Qua hai lần khởi nghĩa của công nhân Li-ông đều bị đàn áp nhưng có thể thấy một ưu điểm rõ ràng là công nhân Pháp đang trở thành một lực lượng độc lập, đấu tranh cho mục tiêu, quyền lợi của mình ; họ đã bắt đầu thoát khỏi phong trào dân chủ của giai cấp tư sản lãnh đạo.
- Ở Anh, trong những năm 1836 - 1848, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức đã diễn ra - phong trào Hiến chương. Họ tiến hành mít tinh, đưa kiến nghị có chữ kí của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Mặc dù bị đàn áp, song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng. Những kinh nghiệm của phong trào Hiến chương đã cung cấp cho c. Mác và Ph. Ăng-ghen nhiều tài liệu quý để xây dựng lí luận về chủ nghĩa xã hội khoa học về sau.
- Ở Đức, đời sống của công nhân và thợ thủ công rất cơ cực, công nhân vừa bị tư bản bóc lột vừa phải đóng thuế cho địa chủ phong kiến địa phương. Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng. Tuy chưa giành được thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa Sơ-giê-din nói riêng và phong trào công nhân Đức nói chung trong những năm 40 của thế kỉ XIX đã báo hiệu nước Đức đang trở thành một trung tâm của cách mạng thế giới.
Nhìn chung, những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh. Pháp, Đức đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.

12 tháng 4 2017

- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh

13 tháng 4 2017

Chủ nghĩa tư bản ra đời và ngày càng phát triển, xã hội ngày càng chia thành hai lực lượng lớn, đối lập nhau về mặt quyền lợi : giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Đội ngũ vô sản bắt nguồn từ những nông dân mất đất, phải rời bỏ quê hương ra thành thị kiếm sống, làm thuê trong các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp. Nhiều thợ thủ công ở thành thị bị phá sản cũng trở thành công nhân. Giai cấp vô sản hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, chỉ dựa vào việc làm thuê, bán sức lao động để sinh sống. Do hệ quả của cách mạng công nghiệp, giai cấp vô sản ra đời từ nửa cuối thế kỉ XVIII. trước tiên ở Anh, đến giữa thế kỉ XIX dần hình thành và lớn mạnh ở nhiều nước châu Âu và Bắc Mĩ.

12 tháng 4 2017

Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến. Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển hơn cả. Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần ; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.
Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
Trong khoảng 1860 - 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô - 3,5 lần, lúa mạch - 5,5 lần ; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.
Như vậy, ngoài những thuận lợi về nông nghiệp, nước Mĩ còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa) ; có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.
Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì ở giai đoạn này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt. Họ trở thành những “vua công nghiệp”, đồng thời cũng là chủ những ngân hàng kếch xù. Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Moóc-gân và Rốc-phe-lơ.
“Công ti thép Mĩ của Moóc-gân thành lập năm 1903 kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm và 50% thép thành phẩm...
Tơrớt dầu lửa "Stan-đa" của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu với 7 vạn km ống dẫn dầu, hàng trăm tàu đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước... Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nắm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước Mĩ.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển vé ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước ở vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.
b) Tình hình chính trị
Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ). Cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản, chỉ khác nhau về những biện pháp cụ thể.
Sự tranh cử giữa hai đảng đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền lôi kéo về phía mình một bộ phận những người bất mãn, gây ảo tưởng về nền dân chủ trong nhân dân và gạt bỏ việc lên nắm chính quyền của một đảng thứ ba. Dù đảng nào cầm quyền, đời sống của người lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-đi-an, vẫn tồi tệ và khổ sở.
Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và má: quyền công dân bởi những quy định khắt khe về quyền bầu cử (tài sản, mức thuế và trình độ văn hóa). Thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc thời kì này đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.
Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật quy định người da đen phải ngồi toa riêng khi đi tàu, không được vào khách sạn, vườn hoa và những nơi công cộng dành cho người da trắng v.v...
Đây cũng là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla. Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đế quốc đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.

13 tháng 4 2017

Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến. Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển hơn cả. Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần ; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.
Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
Trong khoảng 1860 - 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô - 3,5 lần, lúa mạch - 5,5 lần ; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.
Như vậy, ngoài những thuận lợi về nông nghiệp, nước Mĩ còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa) ; có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.
Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì ở giai đoạn này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt. Họ trở thành những “vua công nghiệp”, đồng thời cũng là chủ những ngân hàng kếch xù. Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Moóc-gân và Rốc-phe-lơ.
“Công ti thép Mĩ của Moóc-gân thành lập năm 1903 kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm và 50% thép thành phẩm...
Tơrớt dầu lửa "Stan-đa" của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu với 7 vạn km ống dẫn dầu, hàng trăm tàu đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước... Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nắm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước Mĩ.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển vé ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước ở vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.
b) Tình hình chính trị
Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ). Cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản, chỉ khác nhau về những biện pháp cụ thể.
Sự tranh cử giữa hai đảng đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền lôi kéo về phía mình một bộ phận những người bất mãn, gây ảo tưởng về nền dân chủ trong nhân dân và gạt bỏ việc lên nắm chính quyền của một đảng thứ ba. Dù đảng nào cầm quyền, đời sống của người lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-đi-an, vẫn tồi tệ và khổ sở.
Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và má: quyền công dân bởi những quy định khắt khe về quyền bầu cử (tài sản, mức thuế và trình độ văn hóa). Thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc thời kì này đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.
Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật quy định người da đen phải ngồi toa riêng khi đi tàu, không được vào khách sạn, vườn hoa và những nơi công cộng dành cho người da trắng v.v...
Đây cũng là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla. Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đế quốc đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.