K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tìm nhận xét của người kể chuyện trong mỗi đoạn văn dưới đây (trích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu. Vì sao người kể chuyện nhận xét như vậy?a. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án:- Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả...
Đọc tiếp

Tìm nhận xét của người kể chuyện trong mỗi đoạn văn dưới đây (trích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu. Vì sao người kể chuyện nhận xét như vậy?

a. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án:

- Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu. Chị nghĩ thế nào?

b. – Tùy bà! – Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án – chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận… Đang ngồi cúi xuống, người đàn bà bỗng ngẩng lên nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng người một, với một vẻ ban đầu ngơ ngác.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

a. Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu:

“giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án”

→ Ý nghĩa: Thể hiện sự thay đổi thái độ của nhân vật Đẩu khi nói chuyện với người đàn bà hàng chài về hành vi bạo lực của người chồng. Đó là cảm xúc bất bình, giận dứ trước sự độc ác với người đàn ông “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn.” 

b. Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu:

“Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án”

→ Ý nghĩa: Thể hiện thái độ của nhân vật Đẩu khi muốn tiếp tục thuyết phục người đàn bà hàng chài bỏ chồng. Trước đó, khi không thể thuyết phục người đàn bà hàng chài, Phùng xuất hiện với mấy vết thương đã lên da non, Đẩu muốn tiếp tục đưa ra lời khuyên cho người đàn bà hàng chài.

Đề thi đánh giá năng lực

Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)a. Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa:- Con lạy quí tòa…- Sao, sao?- Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…b. – Chị cám ơn các chú! – Người đàn...
Đọc tiếp

Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)

a. Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa:

- Con lạy quí tòa…

- Sao, sao?

- Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…

b. – Chị cám ơn các chú! – Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết – Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…

Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt.

1
25 tháng 3

a. Nhân vật người đàn bà hàng chài đã xưng “con- quý tòa”  khi gặp chánh án Đẩu cùng lời nói “ Con lạy quý tòa”… “Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…” thể hiện thái độ khúm núm, sợ sệt, van xin của người đàn bà hàng chài khi ở tòa án huyện. 

b. Nhân vật người đàn bà hàng chài đã xưng hô “chị- các chú” với Đẩu và Phùng khi đưa ra các lí do từ chối sự giúp đỡ của Đẩu. Đây là giọng điệu của người từng trải, nhiều kinh nghiệm sống.  Lời thoại này thể hiện được thái độ sắc sảo, từng trải và thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài 
 

25 tháng 3

- Giới thiệu về người đàn bà hàng chài: Người đàn bà trạc ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “ khuôn mặt mệt mỏi” gợi ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Sự nghèo khổ ấy còn hiện lên trên “tấm áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng”. Chị bị chồng đánh đập vô cùng dã man: “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng vợ” và những lần đánh đập ấy diễn ra vô cùng thường xuyên: “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Thế nhưng, khi được đứng trước sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu, chị từ chối và kiên quyết không bỏ chồng

→ Thoạt nhìn, cảm thấy vô cùng ngạc nhiên bởi chị đã lựa chọn sống cùng với chồng- người đã gây ra cho chị vô vàn nỗi đau về thể chất.

- Sau đó, chị đã giải thích lý do với Phùng với Đẩu bằng những lý lẽ vô cùng thuyết phục: Hóa ra nghề chài lưới trên chiếc thuyền lênh đênh không thể thiếu sức lực của người đàn ông và để nuôi một đàn con thì họ phải hợp sức làm quần quật. Hơn thế, người đàn bà hàng chài cũng chấp nhận nỗi khổ, chấp nhận như một lẽ đương nhiên. Chính vì hiện thực cuộc sống quá khắc nghiệt, nỗi nhọc nhằn bấp bênh của công việc ngư dân khiến chị phải chấp nhận những nghịch cảnh ấy.

→ Cảm thấy xót xa, thương xót cho số phận của người đàn bà bất hạnh hay đây cũng chính là số phận chung của những người lao động lam lũ, nhọc nhằn.

→ Hình tượng nhân vật người đàn bà làng chài: dù có ngoại hình thô kệch, xấu xí nhưng tâm hồn đẹp đẽ, thấp thoáng bóng dáng vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh.

25 tháng 3

- Tính đối thoại trong văn bản được hiểu là thể hiện sự đối lập về lập trường, tư tưởng của các nhân vật, làm nên đặc điểm đa chiều cho tác phẩm. Điều đó đã được thể hiện vô cùng sâu sắc qua cuộc nói chuyện của người đàn bà hàng chài với Phùng và Đẩu ở tòa án huyện:

+ Cách nhìn của Phùng và Đẩu: Khi chứng kiến cảnh chồng đánh vợ của gia đình hàng chài, Phùng và Đẩu yêu cầu đề nghị giúp đỡ và khuyên người đàn bỏ chồng. Và khi nghe được lời nói của người đàn bà, Phùng không thể hiểu được điều đó: “ Sau câu nói người đàn bà, tôi cảm thấy không gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá”, cảm thấy những điều này “không phải dễ nghe”

→ Phùng và Đẩu cảm thấy người đàn bà khốn khổ này sống quá cam chịu, không hiểu được lý do tại sao người đàn bà không chịu nhận sự giúp đỡ này

+ Cách nhìn của người đàn bà hàng chài: Kiên quyết không bỏ chồng và đưa ra những lý lẽ thuyết phục:

Phải cần có người đàn ông trong gia đình để nuôi một đàn con: “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi cần có một người đàn ông chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con nhà nào cũng trên chục đứa”

Chức phận của người đàn bà ở thuyền: sống cho con chứ không phải cho mình:“Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.

→ Cách nhìn sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.

- Chủ đề của tác phẩm: Thể hiện mối quan hệ về nghệ thuật và cuộc sống. Người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật không thể đơn giản là sơ lược khi nhìn cuộc đời và con người chỉ ở bề ngoài mà đặt trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều để khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

a. Là người mẹ có tình thương con vô bờ bến:

- Cam chịu đòn roi của chồng để nuôi con khôn lớn

- Luôn cố gắng tránh cho con bị tổn thương về tinh thân

- Đau đớn vì không thể che chở cho tâm hồn ngây thơ của con

- Chắt chiu niềm vui bình dị với con: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…)

b. Là người vợ thấu hiểu chồng, giàu lòng vị tha:

- Thấu hiểu tính cách chồng ( cục tính nhưng hiền lành lắm)

- Cảm thông cho người chồng: biết rằng cuộc sống quá khốn khổ nên dẫn tới sự tha hóa của người chồng

- Gánh hết lo toan, khổ cực : tự nhận lỗi về mình ( cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá)

→ Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

c. Người từng trải, sống sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời:

- Đưa ra những lời nói thuyết phục khi đưa ra các lí do từ chối sự giúp đỡ của Đẩu  “Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao các chú biết như thế nào..”

- Giọng điệu của người bề trên: “Chị cảm ơn các chú..”

25 tháng 3

a. Tâm trạng của nhân vật Phùng khi chứng kiến hiện thực đời sống:

Cảnh tượng người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách tàn nhẫn và càng kinh ngạc hơn khi người đàn bà bị đánh kia: “ không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cảnh trốn chạy. Sau đó, hình ảnh thằng bé giật lấy chiếc thắt lưng quất thẳng ngực người đàn ông; còn lão ta “ dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo dúi xuống cát”

→ Tâm trạng nghệ sĩ Phùng: “ kinh ngạc đến thẫn thờ”, “ mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn lặng”...

b. Tâm trạng của nhân vật Phùng khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài : hoàn cảnh gia đình, lí do không muốn vỡ lẽ

→ Tâm trạng nhân vật Phùng có nhiều sự thay đổi:

+ Người đàn bà hàng chài: Đằng sau bề ngoài thô kệch, lam lũ là người phụ nữ trải đời sâu sắc, có tình yêu thương con vô bờ bến, là người vợ bao dung, thấu hiểu chồng

+ Gã chồng vũ phu: Là người đáng trách nhưng cũng đáng thương. Gã không chỉ là tội nhân mà còn là nạn nhân của hoàn cảnh quẫn bách, khó khăn,

+ Thằng Phác: đằng sau hành động trái với luân thường đạo lý ấy là tình thương mẹ vô bờ bến.

→ Quá trình chuyển biến cảm xúc, thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng: Từ hạnh phúc ngỡ mình nhìn thấy vẻ đẹp toàn bích của khung cảnh thiên nhiên đến cảm giác sững sờ, kinh ngạc, phẫn nộ trước bức tranh cuộc sống phũ phàng; từ sự thương hại trước vẻ nhẫn nhục đến sẻ chia, cảm thông; từ thái độ bất bình gay gắt trước những hoàn cảnh nghịch lí đến thấu hiểu lẽ đời.

→ Gửi gắm thông điệp: Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống, phải phục vụ cuộc sống. Vì thế, người nghệ sĩ không thể đơn giản chỉ là dùng cái nhìn hời hợt để quan sát cuộc sống mà buộc phải đặt trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều.

25 tháng 3

- Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của: nhiếp ảnh gia Phùng

- Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn này:

+ Tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo

+ Lời kể khách chân thật, khách quan, giàu thuyết phục

+ Góp phần tạo nên tính đa chiều trong cảm nhận, đánh giá về nhân vật

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

 Truyện Chiếc thuyền ngoài xa có thể chia làm 4 phần:

Phần 1: “Lúc bấy giờ… ở chơi thêm vài bữa”: Phát hiện thứ nhất của nhiếp ảnh Phùng

Phần 2: “ Ngay lúc ấy…. chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: Phát hiện thứ hai của nhiếp ảnh Phùng

Phần 3: “Tôi thầm cảm ơn…mẹ nó không bị đánh”: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài 

Phần 4: Còn lại: Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.

25 tháng 3

Hình ảnh con thuyền sóng gió được lặp lại một lần nữa như phần nào ẩn dụ cho những cuộc đời, số phận người dân bất hạnh, khó khăn, đối mặt với nhiều bi kịch. Con thuyền vẫn đậu ở ngay giữa sóng gió mà không về bờ cũng như cuộc sống bất hạnh của người dân luôn phải trải qua nhiều thách thức, vất vả để buôn ba.

25 tháng 3

Có lẽ rằng Đẩu nhận ra rằng mình đã quá nóng vội, thiếu sự sâu sắc khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề mà chỉ thấy được cái bề nổi xù xì nhưng chưa thấy được góc khuất, ẩn sâu, phức tạp bên trong.

Bởi qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài cũng đã mang đến cho Đẩu hiểu hơn về cuộc sống, số phận con người: Chiến tranh đã kết thúc nhưng con người vẫn phải đối diện với những bi kịch mới, đó là cái đói, cái nghèo.