K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cảm ơn mẹ vì luôn bên conLúc đau buồn và khi sóng gióGiữa giông tố cuộc đờiVòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yênMẹ dành hết tuổi xuân vì conMẹ dành những chăm lo tháng ngàyMẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời conLà vầng trăng khi con lạc lốiDẫu đi trọn cả một kiếp ngườiCũng chẳng hết mấy lời mẹ...
Đọc tiếp

Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

Lúc đau buồn và khi sóng gió

Giữa giông tố cuộc đời

Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.

 

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

 

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn cả một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

                                        (Trích lời bài hát  Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 2( 0.5 điểm). Tìm 2 từ láy trong đoạn thơ trên

Câu 3 (1 điểm). Khái quát nội dung của đoạn  thơ?

Câu 4 (1 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ sau:

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Câu 5 (1 điểm). Thông điệp mà lời thơ muốn gửi tới chúng ta là gì?

PHẦN II. VIẾT (6.0 điểm)

Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em  đã được  học hoặc được đọc để lại cho em bài học ấn tượng và sâu sắc nhất.

 

 

 

0
10 tháng 3

trăng là nguồn cảm hứng muôn đời của thi nhân, trăng là người bạn tâm tình; trăng là đề tài của hội họa và âm nhạc. Trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.

Bài thơ "Ngắm trăng" ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tâm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xách, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

(Trong tù không rượu cũng không hoa)

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).

close Play 00:00 00:09 01:31 Mute Play pause volume_mute

Câu thơ mở đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt "Trong tù không rượu cũng không hoa". Câu thơ thứ nhất là một câu thơ tả thực về hoàn cảnh nhà tù. Tuy không tả những bức tường giam lạnh lẽo và những bộ mặt của cai ngục, nhưng mà hai chữ "ngục trung" nghe mới chua xót làm sao!

Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ!? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Nhưng ở đây, trong hoàn cảnh lao tù này, cái "không rượu" chồng lên cái "không hoa"... Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả.

Vậy mà câu thơ thứ hai đã có một biến chuyển về tâm lí tác giả cũng như người đọc. Một biến chuyển thật bất ngờ: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"! Thế mới là lạ: trong huyết mạch Bác, trong trái tim yêu đời bao la của Người cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ".

Tâm trạng này giúp người tù thoát khỏi cảnh trạng u ám của mình: tác giả quên hết mình là tù nhân khi đối diện với trăng. Tác giả nhìn trăng như nhìn một bạn thân, một khách cũ ghé nhà, và ái ngại tạ lỗi cùng trăng, phân trần cùng trăng; "Xin lỗi nhé! Vì đang ở trong tù nên thiếu hoa, thiếu rượu mời bạn vàng của ta".

Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Thế nhưng nghiệt nỗi hoàn cảnh trói buộc con người, ở hai câu sau, tuy tác giả đang bị giam hãm, việc thường ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)

Nhưng phong thái tác giả thật là ung dung khi tự nhận mình là "thi gia". Vâng! Tác giả không còn nhớ hoàn cảnh tối tăm của nhà tù, chỉ biết mình có trăng, trăng có mình, và hai người tri kỉ chiêm ngưỡng nhau, trân trọng và thân thiết, sẻ chia với nhau trong lặng thầm, trong yêu thương:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thờ"

Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thoảng đâu đây lời thì thâm tâm sự: "Trăng ơi, trăng có hiểu cho lòng ta yêu trăng đến độ nào?"

Sự thổ lộ giãi bày chân thành từ trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Ánh trăng lung linh bỗng chốc sống động, linh hoạt hẳn lên: "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xóa tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu.

Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Suốt bài thơ, không có một âm thanh, một tiếng động nào dù là nhỏ. Sự im lặng tuyệt đối ấy tôn lên cái sâu thẳm của hồn người, hồn tạo vật.

Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ. Không nói mà nói bao điều. Giữa bao bài thơ trăng, bài "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ. Đến đây, hẳn chúng ta không quên ở bài thơ Không đề, tác giả đã nói đến sự tự do vô biên của tâm hồn:

Thân thể tại ngục trung

Tinh thần tại ngục ngoại

(Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao)

Đó phải chăng là một tinh thần khoáng đạt của thi nhân, cùng là một tinh thần sắt thép của người chiến sĩ? Thế cho nên tác giả đã rút ra một bài học triết lí, một lời khuyên mình và khuyên người:

Dục thành đại sự nghiệp

Tinh thần cánh yếu đại

("Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao")

Bài thơ Ngắm trăng và bài thơ Không đề có những nét đặc sắc riêng, nhưng cho ta một phong cách chung của tác giả: Hai bài thơ, một tâm hồn, một nghị lực hàm chứa tuyệt vời sâu sắc và đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người nổi bật trong lịch sử nước ta suốt thế kỉ XX và mãi mãi sau này!


KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CONKhông có gì tự đến đâu conQuả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựaHoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửaMùa bội thu trải một nắng hai sương. Không có gì tự đến, dẫu bình thườngPhải bằng cả đôi tay và nghị lực.Như con chim suốt ngày chọn hạtNăm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ. Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.Có roi...
Đọc tiếp

KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CON

Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

 

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

 

Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,

Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.

Có roi vọt khi con hư và có lỗi

Thương yêu con đâu đồng nghĩa với nuông chiều!

 

Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…

Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,

Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,

Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.

Nhớ nghe con!

                                       (Theo Nguyễn Đăng Tấn)

Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? 

Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ là lời nhắn nhủ của ai nói với ai? 

Câu 3 (1.0 điểm): Trong câu thơ Mùa bội thu trải một nắng hai sương, cụm từ một nắng hai sương có ý nghĩa gì?

Câu 4.(1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:                                  

                                                 Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

Câu 5. (1.0 điểm) Nêu một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân mà em rút ra được từ bài thơ trên?

2
9 tháng 3

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Thể thơ: Tự do.

Câu 2. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời khuyên của cha mẹ được thể hiện trong bài thơ?

Bài thơ Không có gì tự đến đâu Con là những lời khuyên chân thành của cha mẹ về đức tính kiên trì, bền bỉ, giàu nghị lực để vượt qua những khó khăn thử thách trong hành trình khôn lớn. Những đức tính đó sẽ trui rèn cho con trở thành một con người mạnh mẽ, trưởng thành và đạt được những thành quả trong cuộc sống sau này.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

Ba dòng thơ trên trước hết cho ta hiểu: Muốn có được trái ngọt, hoa thơm, mùa màng bội thu phải trải qua quá trình tích lũy, trải qua những khắc nghiệt của cuộc đời, trải qua những tháng ngày vất vả, cực nhọc chăm sóc, vun trồng.. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh: Sự cần mẫn kiên trì, quyết tâm vượt gian khổ sẽ mang đến những thành quả tốt đẹp.


Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Như con chim suốt ngày chọn hạt,

Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Biện pháp tu từ: so sánh.

Việc so sánh với chú chim chăm chỉ cần mẫn chọn hạt là lời của cha mẹ muốn dạy cho con cái sự kiên trì, tỉ mỉ, cần mẫn trong cuộc sống thì sau này mới gặt hái được quả ngọt.

Biện pháp tu từ nhân hóa: bao dung.

Nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thời gian. Thời gian vẫn trôi theo dòng chảy của cuộc sống, nhưng chính thời gian cũng sẽ tạo nên những điều kì diệu của cuộc sống.

Câu 5. Từ nội dung hai câu thơ "Không có gì tự đến dẫu bình thường - Phải bằng cả bàn tay và nghị lực", hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của nghị lực trong cuộc sống.

Gợi ý

Nghị lực giống như những nấc thang, đưa ta đến gần hơn với đỉnh cao của thành công. Không có nghị lực, thầy Kí sao có thể viết được bằng chân và trở thành thầy giáo? Không có nghị lực, Bác có dám tay không sang Pháp tìm đường cứu nước? Không có nghị lực, anh Nguyễn Công Hùng khuyết tật bốn chi vẫn trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin? Nghị lực sống làm nên giá trị con người, khẳng định vị thế của con người. Người càng giàu nghị lực, càng có được cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa và được xã hội ghi nhận. Người không có nghị lực, sẽ rất khó có được thành quả lớn lao. Vì vậy, dù trong nghịch cảnh, con người có thể đánh mất tất cả, nhưng còn nghị lực thì còn tất cả.

10 tháng 3

Câu 1 (0.5 điểm):
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (0.5 điểm):
Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ dành cho con cái.

Câu 3 (1.0 điểm):
Cụm từ “một nắng hai sương” có ý nghĩa chỉ sự vất vả, gian nan, khó nhọc trong lao động, cuộc sống. Nó thể hiện sự cần cù, chịu khó và nỗ lực không ngừng để đạt được thành quả.

Câu 4 (1.0 điểm):

  • Biện pháp tu từ so sánh: “Như con chim suốt ngày chọn hạt”.
  • Tác dụng: So sánh hình ảnh con người với con chim chọn hạt giúp nhấn mạnh sự chăm chỉ, kiên trì, cần mẫn trong cuộc sống. Nó khuyến khích con người phải luôn cố gắng, lựa chọn điều tốt đẹp để vươn lên.

Câu 5 (1.0 điểm):
Một thông điệp ý nghĩa rút ra từ bài thơ là: Mỗi người phải tự nỗ lực vươn lên, rèn luyện ý chí và nghị lực để đạt được thành công, không nên trông chờ vào may mắn hay sự giúp đỡ của người khác.

8 tháng 3

chuyến đi du lịch ở trường tại siêu thị bigc????

Nghĩa là đi du lịch bigc vs trường đó hả

9 tháng 3

Olm chào em. Thay mặt các cô cũng như đội ngũ Olm và các bạn nữ của cộng đồng tri thức hàng đầu Việt Nam Olm cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà em đã giành cho Olm và cho riêng phái nữ.

Chúc em luôn an nhiên, mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công. Cảm ơn em đã tin tưởng, yêu mến và đồng hành cùng Olm.

9 tháng 3

Vâng cô

8 tháng 3

ở cửa hàng bán thuyền