K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

* Tài nguyên sinh vật biển

- Sinh vật trên vùng biển nước ta rất phong phú, trong đó có nhiều loài đặc sản như: bào ngư, sò huyết, hải sâm....

- Trên các đảo đá ven bờ còn có chim yến, tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Các hệ sinh thái vùng biển cũng rất đa dạng và giàu có với nhiều loài thực vật và động vật như: các loài san hô, có biển, rùa biển....

- Vùng biển nước ta còn có các ngư trường: có 4 ngư trường trọng điểm là: Hải Phòng – Quảng Ninh, Ninh Thuận Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau Kiên Giang và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. => Đây là điều kiện thuận lợi cho nước ta đẩy mạnh phát triển ngành khai thác thuỷ sản biển.

* Tài nguyên khoáng sản biển

- Thềm lục địa nước ta có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m³ khi, tập trung ở 8 bể trầm tích: Sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long. Nam Côn Sơn, Tư Chính – Vũng Mây, Trường Sa và Mã Lai – Thổ Chu, thuận lợi cho ngành công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên.

- Biển còn cung cấp nguồn muối vô tận, nhiều vùng ven biển nước ta có tiềm năng sản xuất muối, đặc biệt ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Ven biển còn có tí-tan, cát trắng....

* Tài nguyên du lịch biển đảo

- Tài nguyên du lịch biển đảo rất phong phú với nhiều cảnh quan đẹp như: các bãi biển (Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Ninh Chữ....), vịnh biển (vịnh Hạ Long, vịnh Non Nước, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong....), các đảo (Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc,...), các dầm phả, bãi triều,... => thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển đào.

- Du lịch biển đảo đang là thế mạnh cho các tỉnh ven biển, làm thay đổi cơ cấu kinh tế cho các vùng.

* Tài nguyên năng lượng biển

- Vùng biển Việt Nam còn có tải nguyên năng lượng lớn từ gió, thuỷ triều, sóng biển, băng chảy và dòng hải lưu.

=> Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta hình thành và phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước là: Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc.

- Trong vùng biển có hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều bãi đá ngầm.

- Có những đảo lớn như: Phú Quốc, Cái Bầu, Cát Bà....; có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảo như: Cô Tô, Thổ Chu, Hoàng Sa, Trường Sa....

- Các đảo ven bờ tập trung nhiều ở Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, Khánh Hoà và Kiên Giang.

- Có hai quần đảo lớn, xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).

- Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước: là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là giới hạn để xác định đường cơ sở, là điều kiện để nước ta khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển.

- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Biển Đông nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3,447 triệu km² (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương), nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

- Trong Biển Đông có hàng nghìn đảo lớn, nhỏ và hai vịnh có diện tích lớn là vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.

- Biển Đông là biển tương đối kín; phía bắc và phía tây được bao bọc bởi phần đất liền của Trung Quốc và bán đảo Đông Dương, phía đông và phía nam là các vòng cung đảo.

- Biển Đông có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đặc trưng cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.

24 tháng 3

* Sự phát triển

- Hoạt động nội thương ở nước ta ngày càng phát triển. 

- Hàng hoá và dịch vụ lưu thông trên thị trường phong phú và đa dạng. 

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ngày càng tăng và có sự phân hoá theo vùng.

* Phân bố

- Mạng lưới nội thương phân bố rộng khắp cả nước với các loại hình đa dạng như chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại. 

- Cùng với sự phát triển của thương mại truyền thống là sự phát triển thương mại điện tử, ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. 

- Một số siêu thị và trung tâm thương mại ở nước ta thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn trong nước và ngoài nước. Các trung tâm thương mại phân bố tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 5

 

Thương Mại

Du lịch

Nội thương 

Ngoại thương

Sự phát triển

- Hoạt động nội thương ở nước ta ngày càng phát triển. 

- Hàng hoá và dịch vụ lưu thông trên thị trường phong phú và đa dạng. 

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ngày càng tăng và có sự phân hoá theo vùng.

 

- Hiện nay, hoạt động ngoại thương ở nước ta ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. 

- Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. 

- Hiện nay, nước ta có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. 

- Trị giá xuất khẩu của nước ta liên tục tăng. 

- Cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng xuất khẩu.

- Nhóm hàng xuất khẩu ở nước ta khá đa dạng, như lương thực, thực phẩm, thuỷ sản; máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng; hoá chất và sản phẩm có liên quan; nhiên liệu và khoáng sản;... 

- Nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên, nhiên, vật liệu) cùng một số nhóm hàng tiêu dùng khác. 

- Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, nhiều địa điểm có sức hấp dẫn đối với khách du lịch => Là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

- Ngành du lịch ở nước ta phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay. 

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch không ngừng được hoàn thiện. 

- Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch có xu hướng tăng. 

- Hiện nay, du lịch được chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 

- Các chính sách kích cầu du lịch được thực hiện thường xuyên. 

- Ngành du lịch nước ta đang ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào quản lí và kinh doanh, như sự phát triển du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo,...

Phân bố

- Mạng lưới nội thương phân bố rộng khắp cả nước với các loại hình đa dạng như chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại. 

- Cùng với sự phát triển của thương mại truyền thống là sự phát triển thương mại điện tử, ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. 

- Một số siêu thị và trung tâm thương mại ở nước ta thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn trong nước và ngoài nước. Các trung tâm thương mại phân bố tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...

- Thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

- Thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản,...

Thị trường khách du lịch quốc tế của nước ta đa dạng, dẫn đầu là số lượt khách du lịch đến từ châu Á, tiếp đến là châu Âu, châu Mỹ,...

24 tháng 3

Tuyến đường liên huyện (liên quận) qua Hà Đông (Hà Nội): Quốc lộ 6A 

Ý nghĩa đối với hoạt động sản xuất và đời sống:

* Giao thông:

- Quốc lộ 6A giúp giảm tải áp lực giao thông cho các tuyến đường nội đô Hà Nội như đường Nguyễn Trãi, Tố Hữu, Láng Hạ,...

- Tuyến đường giúp kết nối các khu vực trong quận Hà Đông với nhau và với các địa phương khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa.

- Quốc lộ 6A góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút du khách đến với Hà Đông và các địa phương lân cận.

* Kinh tế:

- Tuyến đường thúc đẩy hoạt động giao thương, buôn bán, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, cửa hàng,...

- Quốc lộ 6A thu hút các nhà đầu tư vào khu vực, tạo cơ hội việc làm cho người dân.

- Tuyến đường giúp kết nối các khu công nghiệp trong khu vực, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp.

* Đời sống:

- Tuyến đường giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

- Người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa,...

- Tuyến đường được xây dựng hiện đại, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

24 tháng 3

loading...
Nhận xét:

- Số lượng hành khách vận chuyển có sự biến động:

+ Giai đoạn 2005 – 2015, số lượng hành khách vận chuyển tăng 1960 triệu lượt người.

+ Giai đoạn 2015 – 2021, số lượng hành khách vận chuyển giảm 791 triệu lượt người.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 1161,4 tỉ tấn; từ 460,1 tỉ tấn (2005) lên 1621,5 tỉ tấn (2021).

24 tháng 3
 Bưu chínhViễn thông
Sự phát triển

- Ngành bưu chính ở nước ta ngày càng phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện,...

- Hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư nâng cấp.

- Nhờ ứng dụng khoa học - công nghệ nên các dịch vụ bưu chính ngày càng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

- Các dịch vụ viễn thông ở nước ta đa dạng. 

- Một số dịch vụ viễn thông cơ bản như dịch vụ thoại, truyền số liệu, truyền hình, hội nghị truyền hình, kết nối internet....

- Ngành viễn thông đang phát triển nhanh và có sự ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ. 

- Nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet nhanh trên thế giới. 

- Mạng băng rộng di động ngày càng phát triển. 

Phân bố

- Mạng lưới bưu chính nước ta phát triển rộng khắp cả nước. 

- Ở các đô thị lớn, mạng lưới bưu chính phát triển nhanh với mật độ cao. 

+ Năm 2021, nước ta có hơn 60 bưu cục cấp 1 (hình thành tại trung tâm tỉnh, thành phố), hơn 700 bưu cục cấp 2 (hình thành tại trung tâm quận, huyện), hơn 8000 bưu điện văn hoá xã,...

- Hệ thống cáp quang hiện nay đã phủ khắp cả nước. 

+ Nước ta cũng có 7 tuyến cáp quang biển kết nối với thế giới (năm 2021). 

+ Hệ thống vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và nhiều nước trong khu vực.

 

24 tháng 3

* Sự phát triển

- Nước ta có nhiều loại hình giao thông vận tải như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường hàng không,... 

- Trong những năm qua, ngành giao thông vận tải được đầu tư phát triển nhanh và toàn diện. 

- Số lượt hành khách và khối lượng hàng hoá vận chuyển có xu hướng g tăng, tăng, trong trong đó, đó, giao giao thôn thông vận tải đường bộ có khối lượng vận chuyển lớn nhất.

* Phân bố

- Mạng lưới giao thông vận tải nước ta được phát triển rộng khắp. 

- Các tuyến giao thông được mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển người và hàng hoá. 

- Khu vực đồng bằng, ven biển và các đô thị có mật độ mạng lưới giao thông vận tải cao hơn các khu vực khác do điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển,...

Hai tuyến quốc lộ theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây:

- Quốc lộ 1A:

+ Hướng: Bắc - Nam

+ Đi qua các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

- Quốc lộ 14:

+ Hướng: Đông - Tây

+ Đi qua các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 5

 

Giao thông vận tải

Bưu chính viễn thông

Bưu chính

Viễn thông

Sự phát triển 

- Nhiều loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường hàng không,... 

- Trong những năm qua, ngành giao thông vận tải được đầu tư phát triển nhanh và toàn diện. 

- Số lượt hành khách và khối lượng hàng hoá vận chuyển có xu hướng tăng.

- Ngành bưu chính ở nước ta ngày càng phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện,...

- Hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư nâng cấp.

- Nhờ ứng dụng khoa học - công nghệ nên các dịch vụ bưu chính ngày càng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

- Các dịch vụ viễn thông ở nước ta đa dạng. Một số dịch vụ viễn thông cơ bản như dịch vụ thoại, truyền số liệu, truyền hình, hội nghị truyền hình, kết nối internet....

- Ngành viễn thông đang phát triển nhanh và có sự ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ. 

- Nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet nhanh trên thế giới. 

- Mạng băng rộng di động ngày càng phát triển. 

Phân bố

- Mạng lưới giao thông vận tải nước ta được phát triển rộng khắp. 

- Các tuyến giao thông được mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá 

- Khu vực đồng bằng, ven biển và các đô thị có mật độ mạng lưới giao thông vận tải cao hơn các khu vực khác 

- Mạng lưới bưu chính nước ta phát triển rộng khắp cả nước. 

- Ở các đô thị lớn, mạng lưới bưu chính phát triển nhanh với mật độ cao. 

- Hệ thống cáp quang hiện nay đã phủ khắp cả nước.