K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2019

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DÂN SỐ NHẬT BẢN NĂM 2005 VÀ 2014

Hỏi đáp Địa lý

Chúc em học tốt!

9 tháng 10 2019

Vấn đề dân cư - xã hội khu vực Mĩ Latinh :

Mĩ La Tinh có nhiều tài nguyên khoảng sản, chủ yếu là quãng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu. Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên việc khai thác các nguồn tài nguyên giàu có trên chưa mang lại nhiều lợi ích cho đại bộ phận dân cư Mĩ La Tinh

10 tháng 10 2019

Đa số các nước Mĩ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không đều. Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và các nhà đầu tư, khiến cho đầu tư từ nước ngoài vào khu vực này giảm mạnh. Cuối thập niên 90, nguồn FDI vào Mĩ La tinh đạt 70 – 80 tỉ USD/năm, đến năm 2003 giảm xuống còn 31 tỉ USD, năm 2004 tăng lên được 40 tỉ USD. Trên 50% nguồn đầu tư là từ Hoa Kì và Tây Ban Nha.

Giành được độc lập sớm song các nước Mĩ La tinh đã duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thể lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội. Do chua xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ, nên các nước Mĩ La tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

Những năm gần đây, nhiều quốc gia Mĩ La tinh đã tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế thực hiện công nghiệp hóa đất nước, tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài nên tình hình kinh tế từng bước được cải thiện. Biểu hiện rõ nhất là xuất khẩu tăng nhanh, khoảng 10% năm 2003 và 21% năm 2004. Nhiều nước đã khống chế được lạm phát. Tuy nhiên quá trình cải cách kinh tế đang gặp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ La tinh này.


Vấn đề dân cư - xã hội khu vực Mĩ Latinh :

Mĩ La Tinh có nhiều tài nguyên khoảng sản, chủ yếu là quãng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu. Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên việc khai thác các nguồn tài nguyên giàu có trên chưa mang lại nhiều lợi ích cho đại bộ phận dân cư Mĩ La Tinh

3 tháng 10 2019

Sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm các nước đang phát triển bởi vì:

  • Nhóm nước này hiện có tỉ lệ nhóm tuổi 0-14 khá cao, chiếm 32% (theo số liệu tính đến năm 2005), tổng dân số các nước đang phát triển hiện nay cũng chiếm đến 80% trong tổng dân số cả thế giới.
  • Ngoài ra số dân gia tăng hàng năm của nhóm nước đang phát triển cũng chiếm đến 95%.

Còn sự già hóa dân số lại diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển bởi vì:

  • Cơ cấu dân số trong độ tuổi 65 trở lên của nhóm nước phát triển chiếm 15%, gấp 3 lần so với nhóm nước đang phát triển (5%). Bên cạnh đó tuổi thọ trung bình cũng cao hơn so với của thế giới.
3 tháng 10 2019

Hậu quả

- Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển :

+ Vấn đề việc làm

+ Chất lượng cuộc sống

+ Các vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế…

+ Suy giảm nguồn tài nguyên

+ Ô nhiễm môi trường

+ Không giam cư trú chật hẹp.

- Sự già hoá dân số ở các nước phát triển:

+ Thiếu lao động.

+ Chi phí phúc lợi cho người già tăng.

2 tháng 10 2019

a)

1. Gia tăng dân số

NHIỀU BẠN ĐỌC Mgid Khớp gối của bạn đang bị tổn thương? Trị tại nhà với mẹo này Blogchiasevn Tất cả các ký sinh trùng sẽ ra khỏi cơ thể bạn sau một đêm Thedetoxantlb Bạc, rụng tóc làm bạn mất tự tin. Đã có cách 1 lần đen tới già An Xuân

– Dân số:296,5 triệu người (2005) thứ 3 trên TG (sau TQ, AĐ)

– Dân số đặc biệt tăng nhanh trong suốt thế kỉ XIX -> LĐ dồi dào (chủ yếu do nhập cư)

– Dân nhập cư đem lại nguồn tri thức,vốn,lực lượng lao động lớn

– Dân số có xu hướng già hóa => tăng các khoản chi phí xã hội

– Tỉ lệ gia tăng tư nhiên thấp

– Tuổi thọ trung bình 78 tuổi (2004)

– Thành phần dân cư: đa dạng, phức tạp,trong đó 83 % là người có nguồn gốc châu âu

=> Nền văn hóa phong phú, song quản lí XH gặp nhiều khó khăn

2. Phân bố dân cư

– Phân bố không đều:

+ Đông đúc ở Đông Bắc, ven biển và đại dương

+ Thưa thớt ở vùng Trung tâm và vùng núi hiểm trở phía tây

– Tỉ lệ dân thành thị cao 79 %

– Xu hướng: di chuyển từ vùng ĐB đến phía Nam và ven bờ TBDương

2 tháng 10 2019

Các ngành kinh tế
1. Dịch vụ: phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm 2004.
a. Ngoại thương
- Đứng đầu thế giới.
b. Giao thông vận tải
- Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì
- Thông tin liên lạc rất hiện đại.
- Ngành du lịch phát triển mạnh.

2. Công nghiệp: là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
- Tỉ trọng trong GDP giảm dần: 19,7% năm 2004.
- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp điện.
+ Công nghiệp khai khoáng.
- Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng các ngành hiện đại.
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.

3. Nông nghiệp: đứng hàng đầu thế giới
- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004.
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm thuần nông tăng dịch vụ nông nghiệp.
- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ các vành đai chuyên canh vùng sản xuất nhiều loại nông sản theo mùa vụ.
- Hình thức: chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích trung bình tăng.
- Nền nông nghiệp hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh.
- Là nước xuất khẩu nông sản lớn.
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu:

+sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, trái cây, bắp)

+vật tư công nghiệp (hóa chất hữu cơ)

+hàng tiêu dùng (xe ô tô, thuốc chữa bệnh)

+hàng hóa vốn (bóng bán dẫn, máy bay, phụ tùng xe cơ giới, máy tính, thiết bị viễn thông)

Bạn tham khảo của một số năm cũ nhé, vì 2018 khá gần nên có thể chưa tập hợp được số liệu đúng nhất

Kết quả hình ảnh cho GDP của châu âu, châu á và châu phi năm 2018

3 tháng 10 2019

cam on a!!

27 tháng 9 2019

Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập bình quân đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp. "Nước đang phát triển" gần nghĩa với Thế giới thứ ba thường dùng trong Chiến tranh Lạnh.

Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, v.v..

Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa đạt trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp, không ít quốc gia nghèo không hề có những cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm.

Các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội các nước đang phát triển nhưng chưa với tới trình độ các nước phát triển được đưa vào nhóm nước công nghiệp hóa mới.

27 tháng 9 2019
Xã hội
  • Thái độ và năng lực bản thân:
  • Thái độ và nền văn hóa.
  • Năng lực và lối ứng xử của tầng lớp lãnh đạo xã hội.
  • Tỷ lệ mang thai và sinh đẻ cao.
  • Cơ cấu và các định chế pháp luật:
  • Luật pháp không được thực thi nghiêm minh.
  • Tha hóa, tham ô của giới công chức.
  • Vai trò và vị trí của quốc gia trong tiến trình văn hóa, lịch sử.
Kinh tế và chính trị
  • Sự hoang hóa của đất đai và tàn phá các nguồn lực kinh tế bởi xung đột quân sự.
  • Xung đột, bất ổn chính trị hoặc xã hội kéo dài.
  • Kìm kẹp tự do kinh tế.
  • Thiếu biện pháp bảo vệ những ngành công nghiệp còn non trẻ.
  • Sự bóc lột của các nước phát triển.
  • Nền kinh tế đóng cửa và thiếu quyết tâm mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài.
  • Quản lý ngặt nghèo, mức thuế nặng nề, không khuyến khích đầu tư.
  • Giáo dục và thông tin không được quan tâm thích đáng.
  • Thiếu sự thúc đẩy, can thiệp của chính phủ để phát triển kinh tế.
27 tháng 9 2019

– Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển:

  • Các nước đang phát triển chiếm 80% dân số thế giới
  • Chiếm 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới.

– Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:

  • Trong cơ cấu dân số các nước này: tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp và tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
  • Tuổi thọ trung bình của người dân các nước này cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới (76 tuổi)
27 tháng 9 2019

Vì:

Dân số tăng lên đi kèm nhiều vấn đề về nhà ở, kinh tế, việc làm,.....

Trong khi đó nhiều nơi rơi vào tình trạng đói kém, dịch bệnh,........

Việc dân số tăng là vấn đề nan giải nhiều năm vừa qua ở nhiều nước trong đó có VN. Phần lớn dân số tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Nền kinh tế còn khó khăn. Nên nhiều nước đang có chính sách để khắc phục tình trạng bùng nổ dân số.

Việc tăng dân số sẽ còn kéo theo luồng nhập cư từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển.

(Bạn tham khảo thôi nha vì là ý kiến cá nhân)

27 tháng 9 2019

thanks bạn