K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2019

Dàn ý:

1.Mở bài: - Chúng tôi là những que diêm nhỏ, hàng ngày đi theo một cô gái bất kể thời tiết.

- Chúng tôi ở bên cô rất lâu vì thường chẳng có ai mua diêm cho cô gái cả, và cũng vì thế mà tôi được chứng kiến nhiều chuyện về cuộc đời cô cũng như đêm giáng sinh năm ấy.

2.Thân bài:

- Số phận, cuộc đời của cô bé bán diêm

- Đêm giáng sinh năm ấy: đường phố, cảnh vật và mọi người xung quanh >< cô bé

- Cô nhìn thấy một ngôi nhà đang cùng đón giáng sinh và cô nhớ tới những ngày xưa cũ của mình – đã có những tháng ngày cô được như vậy

- Cô bắt đầu thấy lạnh và lấy bao diêm cuối cùng ra và bật chúng

   + Que diêm thứ nhất

   + Que diêm thứ hai

   + Que diêm thứ ba

   + Những que diêm khác lần lượt thắp lên, cô đang níu kéo hình ảnh của bà mình

=> Mỗi que diêm được thắp sáng như đưa cô đến với thế giới khác, thế giới cô hằng ao ước. Cuối cùng, hình ảnh bà cô hiện lên trùi mến, bà đã đưa cô đến với thế giới bên kia : nơi có bà, có tình yêu thương

- Tôi bị xót lại, nằm gọn trong bàn tay giá lạnh của cô, tôi ước mình được thắp lên ngọn lửa để cô ấy ấm hơn.

3. Kết bài: Người trên phố vẫn đi lại, mọi thứ vẫn nhộn nhịp trong không khí giáng sinh, nhưng cô gái ấy vẫn ở một mình trong góc phố nhỏ một mình chống chọi với cái lạnh. Cô bé đã đi xa mãi mãi…

28 tháng 4 2019

Dàn ý:

1. Mở bài

- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.

- Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.

2. Thân bài

- Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.

   + Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.

   + Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất dông…).

- Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.

   + Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.

   + Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.

   + Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước mắt.

- Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.

   + Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.

   + Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ: Trách chàng là người phản bội; Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.

   + Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.

- TrọngThuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.

3. Kết bài

Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.

* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:

   + Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.

   + Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người còn sống. Hiểu lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa hẹn sẽ làm những điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.

19 tháng 6 2018

1. Mở bài : Trích dẫn ý kiến và nêu lên tính đúng đắn của câu nói.

2. Thân bài :

- Giải thích “thói xấu” ?

   + Thói xấu ban đầu là người khách qua đường : chỉ tình cờ lướt qua, không có quan hệ thân thiết, gặp rồi quên ngay, không gây ảnh hưởng.

   + Sau trở nên người bạn thân ở chung nhà : luôn đồng hành cùng ta trong mỗi hành động, việc làm, không dễ tách xa.

 + Trở thành ông chủ nhà khó tính : Kiểm soát, điều khiển buộc ta phải làm theo, chi phối mọi mặt cuộc sống.

- Nội dung ý kiến : Những thói xấu dần dần sẽ lấn chiếm và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

- Phân tích, chứng minh và bình luận :

   + Trong mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và những tính xấu.

   + Thói xấu có một sức quyến rũ và khi đã trở thành thói quen thì rất khó bỏ.

   + Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp, bị những thói xấu làm chủ thì "biến thành ông chủ nhà khó tính" (khía cạnh đúng của ý kiến).

   + Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp, nhận ra những thói tật xấu để từ bỏ thì không những thói xấu không có cơ hội phát triển mà dần dần con người sẽ trở nên hoàn thiện (khía cạnh chưa đúng của ý kiến).

3. Kết bài : Ý kiến bản thân và hướng rèn luyện cho bản thân mỗi người.

19 tháng 8 2019

1. Mở bài : “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đang ngày càng được phát huy rực rỡ.

2. Thân bài :

- Giải thích các khái niệm : “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của học trò đối với thầy ; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lí → “tôn sư trọng đạo” là...

- Phân tích, chứng minh :

   + Vai trò của người thầy với sự thành công của người trò : Không thầy đố mày làm nên, người thầy là người dạy ta kiến thức, dạy ta đạo đức, lễ nghĩa... → Chúng ta cần phải biết ơn và trân trọng công lao dạy dỗ của người thầy.

   + Chúng ta luôn tự hào với truyền thống, với phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy.

+ “Tôn sư trọng đạo” là biểu hiện của ý thức coi trọng học hành, coi trọng đạo lí làm người.

   +(Kết hợp đưa ra dẫn chứng)

- Truyền thống “tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào hiện nay :

   + Hoàn cảnh, điều kiện sống có nhiều thay đổi : điều kiện học tập tốt hơn, đời sống vật chất tinh thần giàu mạnh hơn, giáo dục cũng được coi trọng.

   + Nhà nước ta vẫn luôn cố gắng phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy bằng hành động, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 là một ngày ý nghĩa để mỗi người nhớ và trân trọng công lao người thầy.

   + Tuy nhiên, có những học trò đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng chưa thực sự ý thức được vấn đề cần phải tôn kính, trân trọng giá trị cao đẹp của người thầy, giá trị của những bài giảng nhiệt huyết.

   + Làm thế nào để phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” : Lòng tôn kính thầy, coi trọng đạo lí phải xuất phát từ cái tâm trong lòng.

3. Kết bài : Khẳng định tính đúng đắn của câu nói và bài học bản thân.

18 tháng 10 2019

Dàn ý:

1. Mở bài : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh (đặc sản cốm làng Vòng ở Hà Nội).

2. Thân bài :

- Vị trí, vai trò của cốm trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, đặc biệt hơn là ở Hà Nội xưa.

- Nguồn gốc hình thành cái tên nổi tiếng đất Bắc từ xưa – Cốm làng Vòng.

- Quá trình tạo nên những hạt cốm : từ những hạt lúa non còn thơm mùi sữa, những người nông dân thu hạt và rang lên …

- Đặc điểm của sản phẩm : cốm hạt màu xanh lá non, mềm, có đặc trưng riêng của vùng miền.

- Vị trí của cốm trong thời hiện đại và văn hóa ẩm thực người Việt.

3. Kết bài : Suy nghĩ bản thân về hạt cốm thơm mùi lúa non với tuổi thơ, với văn hóa.

24 tháng 5 2018

Dàn ý: Kể lại Truyện cổ tích “Sọ Dừa”

1. Mở bài

– Kể giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa

– Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa.

2. Thân bài

Lần lượt kể các sự việc sau:

– Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi.

– Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa.

    + Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa.

    + Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

– Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng.

– Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông.

– Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng,

– Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân.

– Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụng cá.

– Cô em không chết, giạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình.

3. Kết bài

– Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích.

– Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau.

15 tháng 8 2018

Dàn ý:

1. Mở bài : Giới thiệu về loại hình ca nhạc (sân khấu) mà ta muốn thuyết minh (quan họ, tuồng, chèo, hát xoan, hát xẩm, …)

2. Thân bài :

- Vị trí của loại hình ca nhạc đó trong tổng thể nền nghệ thuật dân tộc Việt.

- Nguồn gốc hình thành, vùng đất phổ biến và phát triển loại hình đó.

- Thời gian diễn ra sinh hoạt văn hóa đó : trong lao động hay trong lễ hội.

- Đặc điểm của các câu hát (màn diễn với loại hình sân khấu) :

   + Giọng hát thanh cao, dễ đi vào lòng người, câu hát như các lời ru…

   + Cách phối khí của điệu nhạc.

   + Trang phục người hát, người diễn.

- Đánh giá, đưa ra cảm nhận của người nghe, người xem khi được thưởng thức màn diễn ca nhạc, hay sân khấu đó.

3. Kết bài : Trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ và phát huy sản phẩm văn hóa tinh thần đó.

24 tháng 9 2017

Dàn ý:

1. Mở bài : Giới thiệu vấn đề.

2. Thân bài :

- Khái niệm học văn và làm văn.

- Thực trạng việc học văn của học sinh hiện nay : Nhiều học sinh có lối học sai lầm là học đối phó, học tủ,… Hoặc một số người yêu thích nhưng không dám theo đuổi vì ngại khó và tương lai khi học văn.

- Kinh nghiệm học văn hoặc làm văn :

   + Trước tiên hãy cố gắng để cảm nhận được cái hay của câu chữ, của ngôn ngữ tiếng Việt, của các tác phẩm văn học.

   + Nghe giảng trên lớp, chăm chỉ, đọc trước bài mới và thường xuyên ôn lại bài cũ.

   + Có sự tập trung khi học và chịu khó liên tưởng.

   + Đọc nhiều, viết nhiều, nếu có thể thì nên rèn thói quen viết nhật kí.

   + Rèn luyện tính logic, sáng tạo để có thể áp dụng trong việc làm văn.

3. Kết bài : Khuyến khích người đọc hãy thử áp dụng những kinh nghiệm đó vào việc học một cách nghiêm túc.

18 tháng 7 2018

Dàn ý:

1. Mở bài: Tôi là Nam - một đứa trẻ lớn lên trong cô nhi viện.

- Cuộc sống ở cô nhi viện ?

2. Thân bài: - Ở đây, những đứa trẻ như chúng tôi – những đứa trẻ không có cha mẹ, bị bỏ rơi rất nhiều.

- Dù được các cô các mẹ chăm sóc nhưng tôi luôn mong mình được có cha mẹ và anh chị em của riêng mình

- Mẹ tôi xuất hiện.

    + Một người phụ nữ không có con đã nhận nuôi tôi

    + Mẹ chăm sóc và cho tôi rất nhiều tình yêu thương

- Tôi được đi học vè trở thành một bác sĩ giỏi

- Tôi đã tài trợ cho các cô nhi viện, cùng gây quỹ hỗ trợ các trẻ em nghèo

- Tôi gặp An, một cậu bé đang bị người ta đánh vì ăn cắp một chiếc bánh bao

- An là một cậu bé ngoan, nhưng gia cảnh quá nghèo, cha mẹ mất sớm, An và em gái phải sống dưới gầm cầu

- Tôi đưa An đến cô nhi viện, cho em đi học, giúp cậu bé ấy có một cuộc sống tốt hơn

3. Kết bài: Mọi đứa trẻ đều có quyền được sinh ra, được lớn lên trong vòng tay của bố mẹ.

- Mỗi chúng ta cần giúp những đứa trẻ trở thành những người có ích cho xã hội

21 tháng 10 2017

Dàn ý:

1. Mở bài : Giới thiệu tên lễ hội và nét đẹp của phong tục truyền thống (hay khí thế sôi nổi của thời đại) được ghi lại lễ hội ấy.

2. Thân bài :

- Giới thiệu thời gian, địa điểm của lễ hội : Diễn ra vào cuối năm, trên mọi miền đất nước.

- Đặc điểm độc đáo : Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất của nước ta, có lịch sử truyền thống lâu đời.

- Nguồn gốc của lễ hội : gắn với rất nhiều sự tích và sự kiện : Sự tích Lang Liêu (về nguồn gốc bánh chưng bánh dày), sự tích cây nêu, sự tích cây đào, cây mai…

- Những nghi thức truyền thống diễn ra : ngày 23 tháng Chạp (tết ông Công ông Táo), sắm sửa tết những ngày 1, 2, 3 tháng Giêng ; lễ chùa vào thời khắc Giao thừa, tục xông đất, hái lộc ; bánh chưng, hoa đào (người miền Bắc), bánh tét, hoa mai (với miền Nam)…

- Ý nghĩa của lễ hội : giao thoa giữa năm cũ và năm mới, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên. Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

3. Kết bài : Suy nghĩ của em về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vốn quý của lễ hội.