K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

có nhé

kb nha

hớ t i c k

1 tháng 11 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

 
 
 

Trong chúng ta, chắc là đã có nhiều bạn từng đọc "Bầy chim thiên nga ", đọc "Nàng tiên cá",... của An-đéc-xen - nhà văn nổi tiếng Đan Mạch trong thế kỉ XIX. Ông là nhà văn của "mỗi thời, mọi người và mọi nhà" với loại truyện kể cho trẻ em.
Cái phong vị phương Bắc, với hoa tuyết, với cánh thiên nga, với nàng tiên cá, với ngọn lửa diêm thần kì,... như đưa tuổi thơ chúng ta sống với bao giấc mơ huyền ảo, những giấc mơ tuyệt đẹp.
Truyện "Cô bé bán diêm" được An-đéc-xen viết vào năm 1845, khi ông đã có trên 20 năm cầm bút, tên tuổi lừng danh thế giới. Nó thuộc loại truyện vừa thực vừa ảo, vừa mang màu sắc cổ tích thần kì, vừa đậm đà chất thơ trữ tình, gợi lên một tình thương, một vẻ đẹp nhân văn sáng giá. Em bé bán diêm đã chết cóng trong tuyết, với má hồng và đôi môi như mỉm cười tưởng được ru bằng những giấc mơ huyền thoại!
Người đọc từng băn khoăn tự hỏi: mẹ em bé đi đâu? Nhiều người dự đoán em bé mồ côi mẹ. Tuổi thơ đẹp nhất của em là quãng thời gian được sống bên bà nội hiền hậu trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. Cuộc đời em trở nên bất hạnh từ sau ngày bà nội mất, sống bên người bố thô lỗ, cục cằn, em phải "chịu chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa" .
An-đéc-xen dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của cô bé. Một thời điểm điển hình nói lên sự nghèo khổ, nói lên nỗi bất hạnh tột cùng của một em bé. Đó là một đêm giao thừa "rét dữ dội, tuyết rơi". Em ra đi đầu trần, lúc đầu có đôi "giày vài phỏng", nhưng chỉ một lát sau thôi, giày của em, chiếc thì bị xe song mã nghiến, chiếc thứ hai thì bị một thằng bé xa lạ lượm lấy, tung lên trời, và nó bảo đem về "làm nôi cho con chó sau này". Em đi bán diêm trong đêm tối với đôi chân trần nhỏ bé, chẳng mấy chốc "chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét". Nhìn em, ai mà chẳng thương tâm?
Nhà văn tạo nên hai nghịch cảnh một đêm giao thừa. Một em bé đi bán diêm suốt một ngày mà chẳng bán được một bao diêm nào, "bụng đói cật rét" đi lang thang trên đường, chẳng được ai bố thí cho em chút đỉnh! Mái tóc và lưng em bám đầy tuyết. Trái lại, cửa sổ mọi nhà đều "sáng rực ánh đèn" và trong phố thì "sực nức mùi ngỗng quay". Đó là hai cảnh trái ngược. Câu chuyện trở nên thấm vị đợm cay đắng! Trên bước đường bán diêm kiếm sống giữa đêm giao thừa, em bé đang sống trong cô đơn, buồn tủi. Một quá khứ hạnh phúc trở về trong tâm hồn em. Mái nhà xưa với dây trường xuân, với hình ảnh bà nội, đầm ấm thế, yên vui thế! Nay còn đâu? Mái nhà hiện tại thì tồi tàn, suốt ngày em chỉ luôn nghe lời mắng chửi. Sẽ phận em bé bán diêm thật cay đắng và đáng thương biết bao! Một tuổi thơ thấm đầy lệ. Đằng sau cảnh đời, số phận em bé bán diêm đêm giao thừa là một cái nhìn dõi theo của nhà vãn An-đéc-xen với nhiều trắc ẩn, với nỗi lo khôn nguôi.
Cô bé bán diêm ngoài cái rét, đơn côi,... còn có một nỗi đau tinh thần, luôn luôn bị giày vò, ám ảnh hết sức nặng nề. Ở nhà thì bị bố mắng nhiếc chửi rủa, lang thang trong đêm tuyết, giao thừa, nếu không bán được ít bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định em sẽ bị bố đánh! Nỗi bất hạnh này thành đáng sợ, nó luôn luôn đè nặng tâm hồn em. Có biết rằng: " tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ" mới thấy cái sâu sắc trong tấm lòng nhân ái của nhà văn Đan Mạch. Ông nhắc khẽ ai đó đang được sống yêu thương, sung sướng trong vòng tay bố mẹ mình nên biết cảm thông với cái khổ tâm, nỗi thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh như cô bé bán diêm này. Bởi lẽ, biết san sẻ cùng đồng loại cũng là hạnh phúc.
Phần cảm động nhất, hay nhất khi tác giả nói về những cơn mơ của em bé bán diêm. Em đã đánh hết cả một bao diêm trên tay. Lúc đầu là "đánh liều" quẹt một que, với ý định "sưởi cho đỡ rét một chút". Ngọn lửa của một que diêm sao có thể chống lại cả một đêm dày sương tuyết? Lúc đầu em chỉ thấy, em chỉ phát hiện ra ngọn lửa diêm "xanh lam", rồi "trắng ra", "rực hồng lên quanh que gỗ trông đến vui mắt". Từ niềm vui nhỏ nhoi, bình dị của một em bé con nhà nghèo như thế, em đã bước vào những cơn mơ kì diệu. Mỗi que diêm từ tay em bé quẹt lên là có một ngọn lửa "thần kì". Que diêm thứ nhất "sáng rực như than hồng " làm cho em "tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng". Ngọn lửa trong lò sưởi ấy "nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng". Đó cũng là mơ ước của những thân phận nghèo khổ trên đời giữa mùa đông giá rét dài lê thê! Nhà văn có cái tâm đẹp, cái tấm lòng nhân hậu và giàu trí tưởng tượng mới đồng cảm với những em bé nghèo khổ qua những mơ ước bình dị như vậy.
Que diêm thứ hai bùng cháy dẫn hồn em đến một mái nhà êm ấm có "tấm rèm bằng vải màu ", có một mâm cỗ sang trọng. Một bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa bằng sứ quý giá, có ngỗng quay. Em đang "bụng đói cật rét" mà, nên em thấy có một điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em". Que diêm tắt, mộng tan. Em bé bán diêm vẫn ngồi cô đơn một mình dưới trời tuyết trong đêm giao thừa. Hỡi ai còn mang trong lòng tình người nhất định sẽ chảy lệ khi nghĩ về thân phận em bé sau khi que diêm thứ hai tắt, mộng tan.
Lại que diêm thứ ba nữa bùng cháy. Em bé như thấy trước mắt mình một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi... Em đang giơ tay với về phía cây... thì diêm tắt. Lần này, em thấy các ngọn nến bay lên cao mãi rồi "biến thành những ngôi sao trên trời". Chất văn và cảm xúc của câu chuyện kể đã mang một nồng độ mới. Từ ngọn nến trên cây thông Nô-en (trong mơ) em nghĩ đến trời sao lấp lánh, rồi chập chờn về một ngôi sao đổi ngôi, một linh hồn nào đó đã "bay lên trời với Thượng đế". Cũng cần cảm thụ được hình ảnh Thượng đế trong câu chuyện kể của An-đéc-xen, đó là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái vô cùng cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ, chứ không phải trong quan niệm của nhiều tôn giáo, cũng như Tiên, Phật trong cổ tích Việt Nam vậy.
Em bé chìm dần vào giấc mơ huyền diệu tuổi thơ khi em quẹt que diêm thứ tư. Trong ánh lửa xanh tỏa ra từ cây diêm, em bé " nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Và lần này cũng vậy, diêm cháy rồi tàn, làm tan giấc mộng: "Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến". Đã hơn một thế ki trôi qua từ ngày An-đéc-xen viết truyện này (1845) nhưng người đọc khắp hành tinh - những cô, cậu học trò nhỏ bé đáng yêu - hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu của cô bé bán diêm tội nghiệp. Cháu vẫn ngoan ngoãn đấy bà ơi! "Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà..".
Chập chờn trong mơ tưởng. Đêm càng về khuya, rét càng dữ và tuyết càng phủ dày mặt đất. Diêm nối nhau chiếu sáng. Bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em bay lên cao, cao mãi "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa" em nữa. Hai bà cháu đã về chầu Thượng đế".
Cái tài của An-đéc-xen là đã nói về cái chết của em bé bán diêm, chết đói, chết rét trong tuyết mà không gợi ra sự bi thảm hãi hùng. Em chưa chết và em không chết! Em đã cùng bà nội giã từ cái hiện thực cay đắng, phũ phàng và côi cút này để bước sang thế giới mới tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Đó là nơi mơ ước của em; lên trời với Thượng đế chí nhân. Hình ảnh em bé bán diêm chết nằm trên tuyết, giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn "có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười " trong ngày mồng một Tết là một hình ảnh nhiều ý nghĩa, gợi lên bao xót xa trong lòng người. Bầu trời thì xanh nhạt, mặt trời lên chói chang, tuyết vẫn phủ mặt đất. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Và họ bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm!". Trái đất và bầu trời vẫn đẹp. Vẫn có kẻ vô tình trước nỗi đau của đồng loại. Đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như "tuyết vẫn phủ kín mặt đất". Ai mà biết được "cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm ?
Đọc truyện "Cô bé bán diêm", hình tượng ngọn lửa - diêm là hình tượng lấp lánh nhất". Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no và hạnh phúc, được ăn ngon và vui chơi, ước mơ về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Từ ngọn lửa - diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời... để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng An-đéc-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những mơ ước hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ, vẻ đẹp nhân văn của truyện "Cô bé bán diêm" được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa". Và ông cũng nhắc khẽ mọi người phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ. An-đéc-xen có một lối viết nhẹ nhàng. Giá trị nhân bản của truyện "Cô bé bán diêmm' giúp ta thấy được, ông là nhà văn của "mọi thời, mọi người và mọi nhà" như Huy-gô, đại văn hào Pháp đã nói. Hãy nghĩ đến và phấn đấu vì một ngày mai - một ngày mai tươi đẹp cho tuổi thư trong ấm no, hạnh phúc và ca hát, hòa bình.

Trong câu chuyện cô bé bán diêm mang lại một ý nghĩa sâu sắc,giá trị nhân văn cao đẹp, tất cả chỉ là mộng tưởng, ....

Tham khảo khái niệm : Truyện mộng tưởng là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả) cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

Đặc điểm của truyện cổ tích :

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc [2] và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định. Bắt đầu câu chuyện thường có câu mở màn "Ngày xửa ngày xưa". Đôi khi, kết thúc có hậu như một đặc trưng của truyện cổ tích (với câu kết là: "... và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau") cũng khiến khái niệm cổ tích trong tiếng Việt được tính từ hóa, mà những phát ngôn sau là ví dụ: cứ như cổ tích, đúng là cổ tích!.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, những người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm''.

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ”lận đận” với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:”chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học”. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:” Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con”. Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:”thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo” thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

“Ngọc không mài không sáng, người không học không tài.”

8 tháng 11 2019

kham khảo

Hệ động vật Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

vào thống kê 

hc tốt 

1 tháng 11 2019

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…
“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.
Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.
Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:
- Tha này! Tha này!
Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…
“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.
Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.
Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:
- Tha này! Tha này!
Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

1 tháng 11 2019

mình nè

1 tháng 11 2019

lại nữa hả má

1 tháng 11 2019

Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về đối tượng
  • Công viên Vị Xuyên quê hương em rất đẹp, nhất là vào những buổi bình minh ngày hè. Vì mùa hè em có nhiều thời gian rảnh hơn hẳn các mùa khác nên có nhiều cơ hội được ra hồ vào buổi sáng ngắm nhìn mặt trời mọc, đắm chìm trong vẻ đẹp của công viên, của hồ nước.

II. Thân bài:

Công viên Vị Xuyên quê hương em là một tổng thể thiên nhiên hài hòa có hồ Vị Xuyên, những con đường, vườn cây, dải đất bao quanh và cả tượng đài Trần Hưng Đạo.

a. Hồ Vị Xuyên:

  • Em theo mẹ ra hồ từ sớm để tập thể dục và để được ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh rực rỡ.
    Khi mặt trời vén bức màn mây “mỏng mảnh như là khói” trên cao để ngắm thả những cô cậu bé nắng tinh nghịch xuống đánh thức vạn vật, lớp sương mỏng phủ trên mặt hồ dần tan, để nhường chỗ cho ánh nắng ngày mới vàng tươi ấm áp chan hòa khắp không gian.
  • Mặt hồ phẳng lặng, bình yên tựa hồ một tấm gương soi khổng lồ dường như bừng sáng hẳn lên bởi ánh bình minh.
  • Đứng nhìn ngắm mặt nước trong veo, hít thở căng lồng ngực bầu không khí trong lành, thanh mát mà em cảm thấy khoan khoái hơn hẳn, lòng bỗng thấy yêu đời, hạnh phúc hơn, và yêu quê hương với hồ Vị Xuyên thơ mộng.
  • Thỉnh thoảng có những làn gió mát thổi qua hồ làm cho mặt nước khẽ gợn sóng, từng con sóng nhỏ lăn tăn như đang vui đùa với những bé nắng làm em cứ ngỡ như trong một thoáng có ai đó đã dát vàng, một cách khéo léo và tinh tế, lên mặt hồ khiến nó lung linh, rực rỡ hơn hẳn.

b. Khu vực bao quanh hồ Vị Xuyên:

  • Sau khi ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh, em và mẹ tản bộ trên con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ bao quanh hồ.
  • Người ta không làm một con đường nhựa phẳng lì, rộng lớn quanh hồ mà cẩn thận lát những viên gạch trên con đường nhỏ khiến cho ai đi trên con đường ấy cũng có cảm xúc như đang đi trên một con đường thôn quê mộc mạc.
  • Con đường ấy, cùng thảm cỏ sát bờ hồ nhìn xa như một đường viên tinh tế mà con người đã điểm tô cho tấm gương thiên nhiên khổng lồ.
  • Nắng vàng rủ xuống con đường nhỏ, nắng mải mê trườn mình trên bãi cỏ xanh mướt ven hồ khiến cho cảnh vật trông tràn đầy sức sống.
  • Vì giờ là buổi sáng sớm nên sương vẫn chưa tan hẳn dù nắng đã gõ cửa từng cây xanh hoa thắm.
  • Những hạt sương nhỏ tí xíu, long lanh như hạt ngọc điểm tô cho vẻ đẹp dải cỏ sát hồ khi nắng chiếu vào lại thêm lấp lánh, lung linh hơn.
  • Chim chóc nhảy nhót, bay lượn, chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khiến cho công viên vào buổi sáng thêm vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn.
  • Trên con đường nhỏ, người dân đi bộ, tập thể dục tưng bừng, rộn rã.

c. Tượng đài Trần Hưng Đạo:

  • Một nét nổi bật trong công viên Vị Xuyên quê em là hình ảnh tượng đài Trần Hưng Đạo oai phong, lẫm liệt, luôn được người dân kính trọng, giữ gìn cẩn thận.
  • Nắng lên rọi vào bức tượng đồng khiến cho bức tượng ánh lên một vẻ chắc chắn, mạnh mẽ, oai phong hơn hẳn.

III. Kết bài:

  • Bày tỏ cảm xúc cá nhân
  • Nếu ai hỏi quê hương em có cảnh gì đẹp, em sẽ rất tự hào giới thiệu với họ công viên Vị Xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng. Em rất yêu và muốn ngắm nhìn bức tranh ấy mỗi buổi sớm mai.

>> Tham khảo: Văn mẫu lớp 5: Tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 2

Tả cảnh đẹp địa phương

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận:

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 3

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...(Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

>> Tham khảo: Viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 4

1. Mở bài:

- Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.

- Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.

2. Thân bài:

a) Bên ngoài:

- Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.

- Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.

- Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.

- Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.

b) Bên trong:

- Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.

- Vườn chùa rộng và thoáng.

- Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.

- Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.

- Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.

- Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.

- Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.

- Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.

- Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.

- Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.

- Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.

3. Kết bài:

- Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.

- Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

- Em mong mọi người luôn giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 5

I. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương em

Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Em lớn lên nhờ gió của biển, nhờ thức ăn của biển, nhờ cát biển,…. Chính vì thế đối với em cảnh biển là cảnh đẹp nhất đối với em. Mỗi sang tiếng còi tàu từ khơi về vang khắp nơi. Mọi người đua nhau ra đón người nhà. Nhưng em thích nhất là cảnh hoàng hôm trên biển, đây có thể là cảnh đẹp nhất của quê hương em.

II. Thân bài: tả cảnh hoàng hôn ở biển

1. Tả bao quát:

- Bầu trời dần tối lại, nắng bắt đầu tắt

- Mọi người chuẩn bị về

- Đèn đường bắt đầu mở

2. Tả chi tiết:

a. Khi mặt trời chưa lặn:

- Bầu trời trong xanh, cao vời vợị, những đám mây xanh trải khắp như một tấm thảm

- Những chú chim ríu rít bay lượn

- Nước biển trong xanh

- Nhìn xa xa là những chiếc thuyền giữa khơi chuẩn bị về đất liền sau một ngày làm việc vất vả

- Đằng xa là những ngọn núi hay cù lao chập chờn

- Những người tắm biển đông nghịt, thoải thích tắm, như tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm việc vất cả.

b. Khi mặt trời lặn

- Nắng bắt đầu tắt, nắng dịu lại chứ không chói chang nữa

- Mặt trời từ từ đi về phía chân trời

- Hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như cái mâm đỏ khổng lồ.

- Nước biển từ từ chuyển màu

- Bãi cát vàng mịn bắt đầu ít người

- Những người tắm biển dần dần đi về.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên biển

- Cảnh hoàng hôn trên biển đem lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp về quê hương mình thời thơ ấu.

- Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh đẹp này.

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 6

1. Mở bài: Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông

2. Thân bài:

Tả bao quát:

  • Buổi không khí trong lành, mát mẻ.
  • Thi thoảng những làn gió nhẹ lướt qua khiến em cảm nhận được mùi thơm của những hạt lúa chín.
  • Phóng tầm mắt nhìn ra xa, cánh đồng lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...

Tả chi tiết:

  • Len lỏi trên những bờ đê nhỏ, em thả mình vào cánh đồng lúa vàng ươm.
  • Lúa năm nay được mùa, bông nào cũng nặng hạt.
  • Tia nắng ban mai chiếu xuống, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy....
  • Thi thoảng, nghe tiếng ồm ộp của những chú ếch đang nấp đâu đó dưới những khóm lúa.
  • Từ sáng sớm các bác nông dân đã nhanh nhanh ra đồng, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, một ngày mới bắt đầu...

Kết bài: Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một bức tranh, hứa hẹn một mùa bội thu cho người nông dân.

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 7

1. Mở bài: Bến Nhà Rồng là một trong những di tích lịch sử và cảnh đẹp của địa phương em.

2. Thân bài:

Vị trí: Nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, ngay đầu cầu Can- mét, phía bên quận 4.

Kiến trúc: Theo kiểu châu Âu với một toà nhà lớn, có lầu cao nằm trên một khuôn viên rộng trông ra sông Sài Gòn, xây dựng năm 1863....

Lịch sử bến Nhà Rồng: Nơi đây, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân cứu nước, là nơi chứng kiến nhiều biến cố lịch sử....

Bến Nhà Rồng là địa chỉ du lịch mà nhiều du khách ghé tới khi tới Sài Gòn.

3. Kết bài: Bến Nhà Rồng mà nay là Khu lưu niệm Bác Hồ là địa chỉ quen thuộc của các thế hệ con cháu Bác Hồ....