K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2018

*Vẽ biểu đồ:

Bai tap 3, trang 133, lop 9

*Nhận xét:
Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất, hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước (số liệu minh chứng).

28 tháng 4 2018

co j do sai sai

11 tháng 6 2019
1.1. Những thuận lợi Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi; chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Sự ổn định chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đang chuyển sang giai đoạn phát triển cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước quan tâm đầu tư cho ngành thủy sản ngày một phát triển. Nghề khai thác thủy sản đã được hình thành từ lâu. Nguồn lao động có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thế giới. Ngành thủy sản có thị trường ổn định, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng tích lũy mở rộng sản xuất. Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng. Khoa học và công nghệ phát huy có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, có thể tạo ra các bước đột phá mới về giống, nguyên liệu, nhất là trong việc tạo luận cứ cho việc phát triển bền vững trong nhiều năm tới. 2.1. Những khó khăn Công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là nhu cầu bức bách đối với các hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản, chế biến hàng thủy sản. Việc tổ chức đánh bắt xa bờ còn tồn tại nhiều vấn đề: điều tra nguồn lợi, xác định ngư trường, mùa vụ đối tượng đánh bắt, trang bị nghề khai thác, cỡ loại tàu thuyền đối với từng nghề. Các phương tiện đánh bắt cá đặc biệt là đánh bắt xa bờ còn khá lạc hậu, tàu thuyền công suất thấp, khả năng neo đậu trú bão chưa ổn định trong tình trạng thời tiết biến đổi thất thường. Hệ thống cơ sở hạ tầng, bến cá, chợ cá quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng được công tác hậu cần đánh bắt cá quy mô lớn. Vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng biển còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, chuyển đổi cơ cấu vùng ven biển còn chậm. Trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng, chế biến nhìn chung còn lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp giá thành cao, khả năng cạnh tranh trong hội nhập còn nhiều khó khăn và thách thức. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do ý thức chấp hàng luật pháp của dân chưa cao. Công tác nghiên cứu khoa học và nghiên cứu sản xuất các loài giống thủy sản có giá trị kinh tế cao cũng như áp dụng những thành tựu khoa học thế giới vào sản xuất con giống, thức ăn và các giải pháp phòng trị bệnh còn yếu, nên hiệu quả sản xuất còn hạn chế. Hoạt động sản xuất vẫn còn mang tính tự cấp, tự túc, công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, ngư dân còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa, bão, lũ gây ra nhiều tổn thất to lớn. Cuộc sống của người dân lao động trong nghề vẫn còn nhiều vất vả, bấp bênh do đó không tạo được sự gắn kết với nghề. Khả năng dự đoán tình hình thời tiết còn thiếu tính chính xác và kịp thời, hơn nữa khả năng truyền thông, truyền tin liên lạc còn khá hạn chế, bên cạnh đó công tác phòng vệ bảo đảm an toàn tính mạng của ngư dân đánh bắt xa bờ còn chưa hoàn thiện. Với tình hình thời tiết trên biển ngày càng biến đổi thất thường, ngư dân cần có những thông tin chính xác và kịp thời để đối phó, ứng biến kịp thời với những đe dọa từ biển cả, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của các ngư dân, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt xa bờ. Thị trường ngày càng khắt khe hơn với yêu cầu vệ sinh và chất lượng cùng với những quy định chặt chẽ về quản lý sẽ là bất lợi đối với Việt Nam. Nguồn lao động tuy đông nhưng trình độ văn hóa kỹ thuật chưa cao, lực lượng được đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sự thay đổi của điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường. Hoạt động hỗ trợ vốn vay cho ngư dân còn hạn chế, việc này gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong việc đầu tư vào các phương tiện đánh bắt cá. Bên cạnh đó, tình trạng ép giá hay nói cách khác giá cả thu mua chưa thực sự phù hợp theo mùa vụ của các doanh nghiệp cũng gây khó dễ cho ngư dân trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm với giá cả hợp lý. Công tác bảo hiểm tàu thuyền và bảo hiểm thân thể cho người dân đánh bắt còn nhiều hạn chế. Ý thức về những hiểm nguy từ biển cả cũng như sự cần thiết của tính đoàn kết của người dân còn chưa cao, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt xa bờ luôn đặt đặt mình trong tình trạng nguy hiểm trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay.
26 tháng 12 2020

1.1. Những thuận lợi Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi; chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Sự ổn định chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đang chuyển sang giai đoạn phát triển cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước quan tâm đầu tư cho ngành thủy sản ngày một phát triển. Nghề khai thác thủy sản đã được hình thành từ lâu. Nguồn lao động có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thế giới. Ngành thủy sản có thị trường ổn định, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng tích lũy mở rộng sản xuất. Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng. Khoa học và công nghệ phát huy có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, có thể tạo ra các bước đột phá mới về giống, nguyên liệu, nhất là trong việc tạo luận cứ cho việc phát triển bền vững trong nhiều năm tới. 2.1. Những khó khăn Công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là nhu cầu bức bách đối với các hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản, chế biến hàng thủy sản. Việc tổ chức đánh bắt xa bờ còn tồn tại nhiều vấn đề: điều tra nguồn lợi, xác định ngư trường, mùa vụ đối tượng đánh bắt, trang bị nghề khai thác, cỡ loại tàu thuyền đối với từng nghề. Các phương tiện đánh bắt cá đặc biệt là đánh bắt xa bờ còn khá lạc hậu, tàu thuyền công suất thấp, khả năng neo đậu trú bão chưa ổn định trong tình trạng thời tiết biến đổi thất thường. Hệ thống cơ sở hạ tầng, bến cá, chợ cá quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng được công tác hậu cần đánh bắt cá quy mô lớn. Vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng biển còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, chuyển đổi cơ cấu vùng ven biển còn chậm. Trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng, chế biến nhìn chung còn lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp giá thành cao, khả năng cạnh tranh trong hội nhập còn nhiều khó khăn và thách thức. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do ý thức chấp hàng luật pháp của dân chưa cao. Công tác nghiên cứu khoa học và nghiên cứu sản xuất các loài giống thủy sản có giá trị kinh tế cao cũng như áp dụng những thành tựu khoa học thế giới vào sản xuất con giống, thức ăn và các giải pháp phòng trị bệnh còn yếu, nên hiệu quả sản xuất còn hạn chế. Hoạt động sản xuất vẫn còn mang tính tự cấp, tự túc, công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, ngư dân còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa, bão, lũ gây ra nhiều tổn thất to lớn. Cuộc sống của người dân lao động trong nghề vẫn còn nhiều vất vả, bấp bênh do đó không tạo được sự gắn kết với nghề. Khả năng dự đoán tình hình thời tiết còn thiếu tính chính xác và kịp thời, hơn nữa khả năng truyền thông, truyền tin liên lạc còn khá hạn chế, bên cạnh đó công tác phòng vệ bảo đảm an toàn tính mạng của ngư dân đánh bắt xa bờ còn chưa hoàn thiện. Với tình hình thời tiết trên biển ngày càng biến đổi thất thường, ngư dân cần có những thông tin chính xác và kịp thời để đối phó, ứng biến kịp thời với những đe dọa từ biển cả, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của các ngư dân, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt xa bờ. Thị trường ngày càng khắt khe hơn với yêu cầu vệ sinh và chất lượng cùng với những quy định chặt chẽ về quản lý sẽ là bất lợi đối với Việt Nam. Nguồn lao động tuy đông nhưng trình độ văn hóa kỹ thuật chưa cao, lực lượng được đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sự thay đổi của điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường. Hoạt động hỗ trợ vốn vay cho ngư dân còn hạn chế, việc này gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong việc đầu tư vào các phương tiện đánh bắt cá. Bên cạnh đó, tình trạng ép giá hay nói cách khác giá cả thu mua chưa thực sự phù hợp theo mùa vụ của các doanh nghiệp cũng gây khó dễ cho ngư dân trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm với giá cả hợp lý. Công tác bảo hiểm tàu thuyền và bảo hiểm thân thể cho người dân đánh bắt còn nhiều hạn chế. Ý thức về những hiểm nguy từ biển cả cũng như sự cần thiết của tính đoàn kết của người dân còn chưa cao, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt xa bờ luôn đặt đặt mình trong tình trạng nguy hiểm trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay.

24 tháng 4 2018

1, Thế mạnh trong nông nghiệp của Đông Nam Bộ là gì ?

- Vị trí địa lí:

+ Phía Tây giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào.

+ Phía Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

+ Phía Nam giáp biển Đông với các cảng biển lớn, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

- Tự nhiên:

+ Đất xám cổ bạc màu trên phù sa cổ, đất badan màu mỡ chiếm 40% diện tích là điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

+ Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

+ Vùng biển có các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, ven biển có nhiều vùng nước lợ thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

+ Rừng cung cấp nguồn gỗ và củi, nguyên liệu giấy.

+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.

+ Tiềm năng thủy điện trên sông Đồng Nai lớn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và nguồn lao động: dân đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Được áp dụng nhiều chính sách phát tiển, ứng dụng sớm các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khĩ thuật khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải của cả nước.

+ Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước (thu hút khoảng 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước).

11 tháng 5 2018

Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có một số khó khăn:

- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.

- Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.

- Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng do sông Mê Công gây ra trong mùa mưa lũ.

- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thóai, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế.

- tài nguyên khoáng sản có liên quan gì đến việc phát triện lương thực ạ

- mỗi năm lũ trên sông Mê Kong kéo về hạ nguồn sẽ dôi dào nguồi thủy sản chứ