K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2021

Hiệp định Hác - măng

 

* Nội dung

- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.

- Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì .

- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.

 - Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

 - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.

 - Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

* Hậu quả

- Đây hiệp ước đầu hàng, bán nước nhục nhã của triều đình Huế, nước ta mất độc lập, tự chủ.

- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn diễn ra sôi nổi.

23 tháng 3 2021

Trọng tâm cần bàn luận là lòng biết ơn với những thế hệ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân với nhân dân, đất nước. Có thể tham khảo dàn ý sau:
- Bày tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ:
+ Đất nước Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước trường kì, gian khổ, khốc liệt... Có biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc...
+ Các anh là những chiến sĩ đã hi sinh cả tuổi xuân vì sự nghiệp vĩ đại giành độc lập và thống nhất đất nước: "Máu đào của các chiến sĩ Trường Sơn nhuộm thắm màu cờ Tổ quốc".
+ Sự hi sinh của các anh là vô cùng cao cả và các anh sống mãi cùng hồn thiêng sông núi. Nhưng sự hi sinh nào cũng để lại nỗi đau, niềm thương tiếc, nhất là với những liệt sĩ vô danh "không một tấm hình, không một dòng địa chỉ". Trước những hàng bia không tên, chúng ta ai cũng cảm thấy bùi ngùi, xót xa. Những người con từ nhiều miền quê của biết bao bà mẹ đã nằm lại trên mảnh đất này.
+ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi các anh yên nghỉ, nơi các anh về cùng đất mẹ. Nghĩa trang Trường Sơn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh của con người Việt Nam...
- Nêu hiện thực đất nước hôm nay:
Nhữngngười lính như các anh đã ngã xuống để đất nước Việt Nam "rũ bùn đứng dậy sáng loà" độc lập, thống nhất và phát triển. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ: khắp nơi mọc lên các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Vãn hoá, giáo dục được coi trọng, phát triển... Như vậy, sự hi sinh của thế hệ cha anh đã không uổng phí...
- Lời hứa và hành động:
+ Khẳng định lòng biết ơn sâu sắc với sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ. Đứng trước nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, mỗi người chúng ta càng thấm thìa hơn bao giờ hết công lao íủa các thế hệ cha anh và giá trị của nền độc lập, tự do mà họ đã giành lại, gìn giữ cho dân tộc, đất nước.
+ Hướng về cội nguồn, nhớ về Trường Sơn để noi gương những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, cống hiến cho đất nước; thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đã và đang được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ, đặc biệt là lớp thanh niên.
+ Lời hứa thiêng liêng trước hương hồn các liệt sĩ TrườngSơn: quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống hôm nay, hoàn thành bổn phận thiêng liêng của mỗi con người với nhân dân, đất nước, đặc biệt là khi Tổ quốc lâm nguy: "Phải biết sắn bó và san sẻ - Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở - Làm nên Đất Nước muôn đời" (Nguyễn Khoa Điềm).

TL
23 tháng 3 2021

Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

TL
23 tháng 3 2021

 - Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

 

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

 

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

 

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

 

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

 

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

 

- Kết quả: Đều thất bại

 

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

23 tháng 3 2021

 Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân, đổi mới đất nước.

- Đồng thời thể hiện sự hèn nhát, nhu nhược qua việc:

+ Trước ưu thế của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dânn chống ngoại xâm, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán quyền lợi dân tộc.

+ Kí hiệp ước Nhâm Tuất – 1 hiệp ước hoàn toàn bất lợi với người dân và bồi thường 1 khoản tiền vô lý khá lớn cho thực dân Pháp. Đây chẳng khác nào là 1 hành động bán nước.

23 tháng 3 2021

Hiệp ước Nhâm Tuất hay hòa ước Nhâm Tuất là hiệp ước bình đẳng được ký kết vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Hiệp ước ký kết giữa đại diện triều Nguyễn, đại diện của Pháp và đại diện của Tây Ban Nha. Hiệp ước này ký kết là sự mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở nước Việt Nam.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn phải ký kết hiệp ước là do ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường. Tình hình ngày càng nguy cấp khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng các trận nên cũng lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên đã đồng ý ký kết hòa ước Nhâm Tuất với Pháp.

23 tháng 3 2021

Thanks

23 tháng 3 2021

 
* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

23 tháng 3 2021

Phong trào Cần Vương là gì? Nguồn gốc ra đời chiếu Cần Vương
Cần Vương là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước. Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương.

Vậy chiếu Cần Vương có tác dụng gì? 

Chiếu Cần Vương có tác dụng kêu gọi toàn bộ nhân dân cả nước đứng lên cùng đoàn kết để giúp vua chống lại thực dân.
Chính lời kêu gọi đó đã dẫn lên một phong trào chống Pháp mạnh mẽ khắp cả nước. Trong đó, có thể kể đến một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành – Đinh Công Tráng lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo…
Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương
Sau khi nắm được khái niệm phong trào Cần Vương là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về phong trào này. Vậy nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương là gì?

Thực dân Pháp xác lập ách thống trị đô hộ trên toàn Việt Nam vào năm 1884
Dưới sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, phe chủ chiến đã sẵn sàng hành động
Cuộc phản công dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thất Thuyết vào rạng sáng ngày mồng 05 tháng 07 năm 1885
Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại, khiến vua Hàm Nghi buộc phải chạy đến Quảng Trị sơ tán => Chiếu Cần Vương lần 1 được ban ra
Chiếu Cần Vương lần 2 được ban ra tại Ấu Sơn của Hà Tĩnh vào ngày 20 tháng 9 năm 1885 => Từ đó bùng nổ mạnh mẽ cuộc kháng chiến Cần Vương.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu được các nguyên nhân gây bùng nổ phong trào Cần Vương là gì. Để nắm rõ hơn kiến thức về chủ đề này, cùng nghiên cứu về nội dung của chiếu Cần Vương.

phong trào cần vương là gì và hình ảnh vua hàm nghi Phong trào Cần Vương là gì? Nguyên nhân, Đặc điểm, Diễn biến và Ý nghĩa
Tìm hiểu về chiếu Cần Vương
Để hiểu sâu hơn về phong trào này, chúng ta cần tìm hiểu về nội dung cũng như ý nghĩa của chiếu Cần Vương với những thông tin cụ thể dưới đây

Nội dung cơ bản của chiếu Cần Vương là gì?
Tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp
Lên án tính bất hợp pháp của triều đình do Pháp dựng lên, tố cáo sự phản bội của một số quan lại
Khẳng định quyết tâm kháng chiến của triều đình mà đứng đầu là vua Hàm Nghi
Thôi thúc, kêu gọi và khích lệ sĩ phu, văn thân cũng như nhân dân cả nước cùng tham gia cuộc chiến giúp vua khôi phục quốc gia phong kiến độc lập
Ý nghĩa của chiếu Cần Vương là gì?
Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng tham gia chống Pháp, khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi.
Khẩu hiệu này đã nhanh chóng thổi lên ngọn lửa tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược của toàn thể nhân dân = > Một phong trào vũ trang chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi và kéo dài hơn 12 năm.
Tóm tắt diễn biến phong trào Cần Vương là gì?
Sau khi có những kiến thức về nguyên nhân bùng nổ phong trào, nội dung và ý nghĩa của chiếu Cần Vương, chúng ta tìm hiểu về diễn biến của phong trào này qua hai giai đoạn chính

Giai đoạn I (1885-1888): Phong trào bùng nổ khắp cả nước
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhiều văn thân sĩ phu và nhân dân yêu nước đã hưởng ứng qua việc tập hợp các n ghĩa binh, xây dựng lên căn cứ. Họ cùng nhau đấu tranh mạnh mẽ đầy quyết liệt trước thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai trên đại bàn rộng lớn thuộc Bắc và Trung Bộ.
Nhiều tướng lĩnh và văn thân tham gia như Phan Đình Phùng, Trần Xuân Soạn, Phàm Bành, Mai Xuân Thưởng…
Triều đình Hàm Nghi với sự phò tá trợ giúp của Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Nghiệp (vốn là hai người con của Tôn Thát Thuyết). Dưới sự đàn áp của thực dân Pháp, vua Hàm Nghi đã rút lui và chiến đấu ở vùng núi Quảng Bình, sau về Ấu Sơn (Hà Tĩnh).
Tháng 6 năm 1886, Triều đình Đồng Khánh của thực dân Pháp theo lệnh toàn quyền P.Bert xuống dụ kêu hàng, nhưng không ai trong triều đình Hàm Nghi chịu đầu hàng buông súng.
Đặc điểm của phong trào Cần Vương trong giai đoạn này là các hoạt động chỉ dừng lại ở phạm vi nhất định, còn lẻ tẻ riêng rẽ.
Ở Bắc Kì có nhiều cuộc khởi nghĩa được biết đến như Khởi nghĩa Cai Kinh ở Bắc Giang, khởi nghĩa Đốc Tít ở Đông Triều, khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích, khởi nghĩa Tạ Hiện ở Thái Bình và Nam Định, khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuận ở Hưng Yên và Hải Dương, khởi nghĩa Đinh Công Tráng và Phạm Bành ở Thanh Hóa, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng và Lê Ninh ở Hương Khê-Hà Tĩnh…
Tại khu vực Trung Kì, nổi bật là khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình, khởi nghĩa của Trần Quang Dự, Nguyễn Duy Hiệu và Nguyễn Hàm ở Quảng Nam, khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi, khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định….
Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc nên vua Hàm Nghi bị bắt và đày đi Angieri, giai đoạn thứ nhất của khởi nghĩa Cần Vương kết thúc.
phong trào cần vương là gì và hình ảnh quân dân của phong trào cần vương Phong trào Cần Vương là gì? Nguyên nhân, Đặc điểm, Diễn biến và Ý nghĩa
Giai đoạn II (1888-1896): Phong trào quy tụ các cuộc khởi nghĩa lớn
Giai đoạn này từ cuối năm 1888, mặc dù không có sự lãnh đạo từ triều đình nhưng phong trào Cần Vương vẫn quy tụ nhiều văn thân sĩ phu yêu nước và phát triển thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, tiếp tục duy trì với tổ chức cao hơn.
Một số cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuận chỉ huy….
Trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều khởi nghĩa lớn nhưng thực dân Pháp cũng tăng cường càn quét mạnh. Do đó, để duy trì và phát triển hoạt động, các nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động đến nhiều vùng khác, từ đồng bằng lên trung du và miền núi.
Đặc điểm chung trong cả hai giai đoạn của phong trào Cần Vương vẫn là hoạt đông riêng rẽ, lẻ tẻ chưa có sự thống nhất giữa các cuộc khởi nghĩa lớn. Tính địa phương của các khởi nghĩa này dẫn đến sự thiếu lãnh đạo và tính liên kết. Do đó, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến về sau chúng lần lượt thất bại dưới sự đàn áp và càn quét của Pháp.
Năm 1896, phong trào Cần Vương kết thúc.
Đặc điểm của phong trào Cần Vương là gì? 
Phạm vi hoạt động: Giai đoạn đầu của phong trào Cần Vương diễn ra trên phạm vi rộng khắp cả nước, đặc biệt ở Bắc – Trung Kì, giai đoạn sau chuyển trọng tâm dần về vùng núi và trung du.
Quy mô của phong trào Cần Vương: Quy mô lớn (hàng trăm cuộc khởi nghĩa) nhưng còn nhỏ lẻ, mang tính địa phương cũng như thiếu sự liên kết chặt chẽ thành phong trào mang tính tòan quốc.
Lãnh đạo phong trào Cần Vương: Văn thân, sĩ phu yêu nước.
Lực lượng tham gia: Đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân.
Mục tiêu của phong trào Cần Vương: Chống đế quốc và phong kiến đầu hàng, giải phóng dân tộc.
Tính chất nổi bật: Yêu nước, chống xâm lược trên lập trường phong kiến.
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Từ việc tìm hiểu về phong trào Cần Vương là gì, bạn cũng cần nắm được các cuộc khởi nghĩa của phong trào này như sau:

Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu.
Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An.
Khởi nghĩa của Nguyễn Văn Giáp ở Sơn Tây và Tây Bắc (1883-1887)
Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
Khởi nghĩa của Lê Thành Phương ở Phú Yên (1885–1887).
Khởi nghĩa Ba Đình (1886–1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.
Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886–1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa.
Phong trào kháng chiến ở Thái Bình – Nam Định của Tạ Hiện và Phạm Huy Quang.
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883–1892) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên.
Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái.
Khởi nghĩa của Trịnh Phong ở Khánh Hòa (1885–1886).
Khởi nghĩa Thanh Sơn (1885–1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình.
Khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh ở vùng Lạng Sơn, Bắc Giang.
Khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình.
Khởi nghĩa của Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị.
Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
Khởi nghĩa của Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân ở Quảng Ngãi.
Khởi Nghĩa của Cù Hoàng Địch ở Nghệ Tĩnh.
Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là gì?
Qua việc phân tích và tìm hiểu diễn biến phong trào Cần Vương là gì theo các giai đoạn, chúng ta sẽ rút ra được nguyên nhân thất bại của phong trào này với những ý chính như sau

Tính chất địa phương: Phong trào Cần Vương thất bại không thể không kể đến tính chất địa phương với sự chống cự của các cuộc kháng chiến. Các lãnh tụ của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, đồng thời lại chống lại mọi sự thống nhất phong trào
Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất, chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng.
Quan hệ với nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ dân chúng bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân, còn đi cướp bóc của nhân nhân.
Mâu thuẫn tôn giáo: Xung đột với Công giáo với sự tàn sát vô cớ khiến nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp.
Mâu thuẫn sắc tộc: Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Điều này khiến cho các dân tộc thiểu số cắt đường liên lạc của quân Cần Vương, người Thượng đã bắt vua Hàm Nghi
Vũ khí: Với vũ khí thô sơ, phong trào Cần Vương khó đối chọi với vũ khí hiện đại của Pháp
Lực lượng chênh lệch: Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với quân Pháp
Tinh thần chiến đấu: Nhiều thủ lĩnh phản bội nhanh chóng đầu hàng buông bỏ vũ khí khi nhận thấy sự bất lợi cho cuộc khởi nghĩa.
phong trào cần vương là gì và hình ảnh minh họa Phong trào Cần Vương là gì? Nguyên nhân, Đặc điểm, Diễn biến và Ý nghĩa
Tính chất của phong trào Cần Vương là gì?
Phong trào Cần Vương là gì? Là sự hỗ trợ giúp vua giành lại đất nước, thể hiện tình yêu dân tộc, tuy nhiên phong trào lại diễn ra theo khuynh hướng lẻ tẻ với ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.


 
Bài học kinh nghiệm từ phong trào Cần Vương là gì?
Bất cứ phong trào nào cũng cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
Cần có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
Luôn cần chủ động và linh hoạt trong chiến thuật…
Sự kiện đánh dấu kết thúc phong trào Cần Vương?
Sự kiện cho thấy sự kết thúc của phong trào Cần Vương, hay phong trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào? Đây hẳn là thắc mắc của nhiều bạn, đặc biệt là học sinh lớp 8 THCS.

Khởi nghĩa Hương Khê thất bại vào năm 1896 chính là sự kiến đánh dấu sự kết thức của phong trào Cần Vương.

 

 

 

23 tháng 3 2021

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.



 

23 tháng 3 2021


 
 
Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

 
 Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858
Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.
 

 Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu
Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.
 
Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.


 
     

23 tháng 3 2021

Thời gian

Quá trình xâm lược của TDP

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

1-9-1858

Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta

-Quân dân ta anh dũng chống trả, quân Pháp bước đầu bị thất bại.

1859

Tấn công Gia Định

-Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra sôi nổi.

-Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm cỏ đông.

 

1867

Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kỳ

-Nhân dân Nam Kỳ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi.

-Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc...

1873

Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất

-Nhân dân Hà Nội anh dũng đứng lên... Trận Cầu Giấy 21-12-1873 giết chết Gác-ni-ê

-Tại các tỉnh, nhân dân lập căn cứ kháng chiến...

1882

Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai

Nhân dân phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến... Đặc biệt trận Cầu Giấy 19-5-1883 giết chết Ri-vi-e.

1883

Đánh chiếm Thuận An, buộc triều đình ký hiệp ước Hác Măng

Phong trào kháng chiến càng được đẩy mạnh, nhiều

văn thân sĩ phu phản đối lệnh bãi binh...

24 tháng 3 2021

cảm mơn bạn nhìu nhavui

22 tháng 3 2021
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ

- Pháp xây dựng bộ máy cai trị, đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí.

- Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu, khởi nghia nông dân nổ ra khắp nơi.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất ( 1873)

- Cuối năm 1872, thực dân Pháp sai lái buôn Đuy-puy gây rối ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết việc này, Gác-no-ê chỉ huy 20 vạn quân Pháp kéo ra Bắc.

- 20/11/1873, Quân Pháp đánh thành Hà Nội. Quân ta do Nguyễn Tri Phương chỉ huy cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Đến trưa thành mất, Nguyễn Tri Phương bị thương, và mất.

- Pháp nhanh chóng chiếm được một số tỉnh Bắc kỳ.

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ ( 1873 – 1874)

- Nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến: quấy rối địch, đánh địch, kháng cự Pháp,…

- 21/12/1873, lợi dụng tình hình địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã phản công Pháp, đánh ra Cầu Giấy. Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi hang hái đánh giặc.

- Giữa lúc đó, triều đình Hiế lại kí hiệp ước Giáp Tuất ( 15/3/1874). Theo đó Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp.

4. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874, ngày 3/7/1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàn Diệu nộp thành không điều kiện.

- Không đợi trả lời, quân Pháp nổ sung tấn công. Quân ta chống cự quyết liệt nhưng đến trưa thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.

- Sau khi chiếm thành Hà Nội, quân Pháp tỏa đi chiếm Hà Nội, quân Pháp tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.

5.Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến

- Ở Hà Nội: nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Hàng nghìn người, gương giáo chỉnh tề tụ tập tại đình Quảng Văn chuẩn bị kéo vào thành nhưng chưa kịp đi thfi thành mất. Cuộc chiến đấu diễn ra trong long địch sau đó diễn ra vô cùng quả cảm. Nhân dân Hà Nội phối hợp với nhân dân các vùng xung quanh đào hào, đắp lũy, lập các đọi dân dũng.

- Tại các địa phương: Nhân dân đắp đập, cắm kè trên song làm hầm chông, cạm bẫy,… chống Pháp. Khi Ri-vi-e đánh Nam Định, quân ta từ Sơn Tây và Bắc Ninh kéo về áp sát thành Hà Nội, ngày đêm tập kích, phục kích, đốt phá kho tàng doanh trại của địch. Ri-vi-e phải trở về Hà Nội đối phó.

- Chiến thắng Cầu Giấy năm 1883: Ngày 19/5/1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy, lọt vào trận địa phục kích của quân ta. Quân Cờ đen phối hợp với quân Hoàng Tá Viên, đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết trong đó có Ri-vi-e.

⇒ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương thuyết. Tuy nhiên sau khi có thêm viện binh, nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục, thực dân Pháp tấn công thẳng vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.

6. hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ

- Chiều ngày 18/8/1883, hạm đọi Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đàu ở cửa Thuận An. Triều đình hoảng hốt xin đình chiến và kí hiệp ước Hác-măng vào ngày 25/8/1883.

- Nội dung:

Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kỳ thuộc pháp, ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh sát nhập vào Bắc Kỳ, buộc triều đình được cai quản vùng đất Trung Kỳ nhưng mọi việc phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh phía Bắc Kỳ thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

- Việc ký hiệp ước 1883 càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

- Nhiều sĩ phu văn thân là quan lại triều đình phản đối lệnh bãi binh như Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Hoàng Văn Hòe, Lã Xuân Oai, Nguyễn Quang Bích.

- Thực dân Pháp tổ chức các cuộc tấn công nhằm tiêu diệt các trung tâm đề kháng còn sót lại ở Bắc Kỳ. Đồng thời Pháp – Thanh thỏa thuận với nhau và quân Thanh rút khỏi Bắc Kỳ.

- Sau khi làm chủ tình thế. Chính phủ Pháp buộc triều đình Huế kí bản hiệp ước Pa-ta-nốt vào ngày 6//6/1884, nội dung cơ bản giống hiệp ước Hắc – măng chỉ sửa lại ranh giới Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.