K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một...
Đọc tiếp

Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ. Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”. (Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46) Em hãy viết đáp án (từ câu 1 đến câu 8) bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất vào bài làm (2,0 điểm). Câu 1. Văn bản trên là: A. truyện vừa. B. truyện ngắn. C. truyện dài. D. truyện đồng thoại. Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả A và C Câu 3. Nhân vật chính trong truyện là ai? A. Là “cậu”. B. Là mẹ của cậu. C. Là các bạn. D. Là nhà thiết kế bậc thầy. Câu 4. Dòng nào nêu đầy đủ các sự việc chính có trong văn bản? A. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ; mẹ qua đời, cậu vô cùng ân hận. B. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ rồi chạy biến. C. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu chạy biến; mẹ qua đời cậu vô cùng ân hận. D. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ. Câu 5. Chủ đề của văn bản là: A. Ca ngợi chiếc áo với đường chỉ khéo léo của mẹ. B. Ca ngợi tấm lòng yêu thương con của người mẹ. C. Ca ngợi tính khí kiên cường của người con. D. Ca ngợi buổi trình diễn thời trang ấn tượng, xúc động. Câu 6. Dòng nào sau đây gồm toàn từ láy? A. ngùn ngụt, ong ong, nghiêng lệch, trầm ngâm B. vui vẻ, ngùn ngụt, quần áo, giễu cợt C. vui vẻ, khéo léo, ngùn ngụt, mặt mày D. vui vẻ, khéo léo, ngùn ngụt, ong ong Câu 7. Câu văn sau có mấy cụm danh từ?“Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”. A. một B. hai C. ba D. bốn Câu 8. Trạng ngữ trong câu văn sau bổ sung thêm thông tin gì? “Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần”. A. Thời gian B. Nguyên nhân C. Cách thức D. Nơi chốn Từ câu 9 đến câu 12, em hãy viết câu trả lời của mình vào bài làm. Câu 9. (1,0 điểm) Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới? Câu 10. (1,0 điểm) Chi tiết nào trong truyện biểu hiện sự khéo léo và tình yêu thương của người mẹ? Câu 11. (1,0 điểm) Vì sao khi tham gia buổi trình diễn thời trang, nhân vật “cậu” lại “quỳ sụp” trước mặt người mẫu và “òa khóc thống khổ”? Câu 12. (1,0 điểm) Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Em sẽ làm gì để thực hiện bài học đó? Phần II. Viết (4,0 điểm) Tóm tắt văn bản Cúc áo của mẹ (khoảng 10 đến 15 dòng).

0
CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
21 tháng 11 2022

Huyền thân mến!

Cậu vẫn khỏe chứ? Tớ đã nhận được thư của bạn tuần trước. Cảm ơn món quà cậu tặng, nó thật đẹp và dễ thương. Cho tớ hỏi, cuối tuần này, cậu có rảnh không? Tớ được chị Ngọc tặng cho hai vé xem xiếc ở sân vận động thành phố đấy! Cậu đi xem cùng tớ nhé? Tớ sẽ đợi cậu ở cổng chính của sân vận động lúc 7 giờ tối Chủ nhật. Tớ rất mong cậu sẽ đến. Có gì cậu viết thư lại cho tớ nhé!

                                                                                          Bạn thân

                                                                                       Nguyễn Huyền

20 tháng 11 2022

     Một hiện trạng dễ dàng nhận thấy đó là các bạn học sinh bắt đầu hình thành những tính cách xấu, không đúng với chuẩn mực đạo đức như: nói dối, gian lận, nói tục chửi bậy, vô lễ, đánh nhau, thậm chí là vi phạm pháp luật,… Vấn đề sa sút đạo được được biểu hiện dưới nhiều hình thức với những mức độ khác nhau ở nhiều trang lứa học sinh.

     Nguyên nhân của thực trạng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của mỗi người học sinh còn kém, các bạn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành nhân cách đạo đức đối với bản thân mình. Bên cạnh đó còn là do tuổi trẻ háu thắng muốn thể hiện bản thân mình hơn người,… Nguyên nhân khách quan là do gia đình thiếu quan tâm, giáo dục con em của mình; do sự lỏng lẻo trong quản lí, giáo dục của nhà trường, do ảnh hưởng của môi trường xung quanh,…

     Hậu quả của việc sa sút đạo đức để lại cho các bạn học sinh là vô cùng to lớn: Các bạn học sinh ngày càng đi xuống về đạo đức dẫn đến những hành động sai lệch từ đó ảnh hưởng đến tương lai. Một hậu quả nữa phải kể đến là việc gây mất đoàn kết trong tập thể, làm ảnh hưởng đến những con người có lối sống và suy nghĩ tích cực trong môi trường đó. Bên cạnh đó, vấn đề sa sút đạo đức còn tạo ra một môi trường theo chiều hướng tiêu cực ảnh hưởng đến những thế hệ học sinh sau này.

     Để khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử, trước hết, mỗi cá nhân học sinh cần tự rèn luyện, tu dưỡng cho mình những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, có suy nghĩ và hành động đúng đắn, chuẩn mực. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, dạy dỗ chúng những điều hay lẽ phải và cách làm người. Ngoài ra, nhà trường cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời có những hình thức xử lí kỉ luật nghiêm khắc đối với những học sinh có đạo đức kém.