K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2019

Tham khảo:

Địa Trung Hải:

- Lịch : Cư dân cổ Địa Trung Hải đã biết tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.

- Chữ viết : Phát minh ra hệ thông chữ cái A, B, C.... lúc đầu có 20 chữ cái, sau thêm 6 chữ cái nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay

- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết : đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

1 tháng 9 2019

Câu 1:

- Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.

- Yêu cầu của công việc và trình độ lao động thời nguyên thuỷ đòi hòi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.

- Thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm, cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên người ta thấy cần phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

⟹ Như vậy, trong thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung. Điều này thể hiện tính cộng đồng của thị tộc.

1 tháng 9 2019

Câu 3:

* Tích cực:

- Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại và phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn với các loại cây ăn quả cũng phát triển.

+ Nhân dân đúc rút được nhiều kinh nghiệm thông qua thực tế sản xuất.

* Hạn chế:

- Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.

18 tháng 9 2019

Là chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao, dựa vào quý tộctôn giáo bắt mọi người phải phục tùng mọi quyết định của mình

20 tháng 7 2020

lửa :v

29 tháng 8 2019

Yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình tiến hóa của vượn sang người là lao động, nhờ lao động mà những tổ tiên đầu tiên biết cầm nắm công cụ lao động, cải tiến chúng và sử dụng chúng tác động vào môi trường tự nhiên phục vụ cho đời sống của mình, bàn tay ngày càng phát triển, khéo léo, bộ não ngày càng lớn và sự tiến hóa mỗi lúc một rõ rệt.

- Hình thức tổ chức: người nguyên thủy sống thành bầy người, sau này thành các thị tộc.

- Đời sống:

+ Sống trong các hang động, mái đá, sau này biết dựng lều, nhà để ở.

+ Công cụ lao động: đá, gỗ, xương thú…

- Tinh thần:

+ Chưa có tôn giáo chính thức nhưng họ tin vào thần linh, họ theo Tôtem giáo (thờ vật tổ, loài người ở mọi nơi trên thế giới đều có tín ngưỡng, tôn giáo này, mỗi dân tộc khác nhau thờ vật tổ khác nhau như thờ chó, thờ hổ, thờ báo, thờ cây cối… bất cứ thứ gì họ cho là nguồn gốc sinh ra họ, đó là tôtem).

+ Hình thức mai táng phong phú, bắt đầu xuất hiện các nghi lễ. Ngoài ra họ thường chôn theo những vật dụng gắn với người chết khi họ còn sống.

+ Biết làm đồ trang sức.

29 tháng 8 2019

Vì sao xã hội giai cấp ra đời phụ quyền ra đời

- Khi có xã hội giai cấp thì trước đó đã có sự thay đổi về công cụ lao động, công cụ lao động kim loại ra đời, người đàn ông đảm nhận nhiều công việc nặng nhọc, trở thành lao động chính (ai là người nắm kinh tế, người đó nắm quyền lực) nên quyền hành dần vào tay người con trai.

- Các cuộc chiến tranh giành địa bàn, lãnh thổ, tài nguyên ngày càng nhiều, vai trò của người con trai ngày càng lớn.

- Của cải dư thừa, tư hữu phát triển, nhu cầu truyền tục, kế thừa nên người con trai muốn biết con của mình là ai (xã hội mẫu hệ không được như vậy, con chỉ biết mẹ và bà ngoại không biết cha).

28 tháng 8 2019

1. Đặc điểm :

Trong văn hóa, truyền thống , các giá trị văn hóa được phát triển ở VN Bao gồm :

+ Giáo dục

+Phát triển văn học

+Sự phát triển nghệ thuật

+ Khoa học kỹ thuật

27 tháng 8 2019

1. Vì sự tiến hóa đem lại sự phát triển , tiến hóa mọi thứ so với loại vượn cổ nên màu da cũng tiến hóa theo đó mà người tinh khôn có màu da khác loại vượn cổ.

2.

+Công cụ :

-Sử dụng đá có sẵn làm công cụ lao động .

-Ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm , biết chế tác công cụ lao động -->đồ đá cũ sơ kỳ .

-Biết giữ lửa và lấy lửa , làm chín thức ăn , cải thiện căn bản đời sống .

+Biết:

-Ghè hai rìa của mảnh đá làm cho gọn và sắc hơn để làm rìu, dao, nạo.

-Làm lao bằng xương cá ,cành cây .

-Chế tạo cung tên là thành tựu lớn trong quá trình chế tạocông cụ và vũ khí .

+Thức ăn tăng lên – thức ăn động vật .

+Cư trú “nhà cửa”

Dó là Thời đồ đá mới : dao , rìu , đục được mài nhẵn , khoan lỗ hay có nấc để tra cán .Biết đan lưới đánh cá , làm đồ gốm ( bình bát, vò ).

Tham khảo :

20180906_050908.jpg

27 tháng 8 2019

Người tối cổ khác Người tinh khôn :

Người tối cổ

Người tinh khôn

- Hầu như có thể đi, đứno bằng hai chân.

- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô vệ phía trước...

- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏne.

- Công cụ : Hòn đá được ghè đẽo thô sơ.

- Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).

- Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm lùi vào...

- Lớp lông mỏng không còn.

- Đã biết chế tạo công cụ sắc bén hơn, biết đến thuật luyện kim.

27 tháng 8 2019

Nội dung so sánh

Người tối cổ

Người tinh khôn

Con người

- Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân.

- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,…

- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.

- Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).

- Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ.

- Lớp lông mỏng không còn.

Công cụ sản xuất

Biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

- Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo.

- Lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên.

Tổ chức xã hội

- Bầy người nguyên thủy: sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người.

- Ban ngày: hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm: họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô.

- Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.

- Sống theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.