K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2018

Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Năm 1990, tỉ trọng ngành nông nghiệp là 83,4% đến năm 2005 chỉ còn 71,5%. Cùng những năm đó, tỉ trọng ngành thủy sản tăng từ 8,7% lên 24,8%. Nếu xét riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Khu vực III đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

OK

29 tháng 9 2018

dài quá , ngắn gọn thôi , làm bài ko ai vt nhiều như truyện kiều thế đâu -.-

28 tháng 9 2018

1.Chứng minh ngành công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng.

- Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 3 nhóm ngành, 29 ngành công nghiệp:

+ Công nghiệp khai thác (4 ngành): khai thác than đá, dầu khí…

+ Công nghiệp chế biến (23 ngành): chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng…

+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước: sản xuất điện, nhà máy nước sạch…

- Một số ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hoá chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...

29 tháng 9 2018

1. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 3 nhóm ngành, 29 ngành công nghiệp

+ Công nghiệp khai thác (4 ngành): khai thác than đá, dầu khí…

+ Công nghiệp chế biến (23 ngành): chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng…

+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước: sản xuất điện, nhà máy nước sạch…

2. Một số ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hoá chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...

30 tháng 9 2018

*SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

- Cơ cấu lao động theo ngành(2007)

+Nông nghiệp : Chiếm cao (53,9%)từ 1995 đến 2007 giảm 17,3%

+Công nghiệp : Chiếm ít 20% tăng 8,6%

+Dịch vụ : Chiếm trung bình 26,6% tăng 8,7%

=> Hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa , tích cực

-Cơ cấu lao động theo thành phần

+Nhà nước : Chiếm thấp và giảm

+Ngoài Nhà nước : Chiếm cao và tăng

- Cơ cấu lao động theo lãnh thổ :không đều

+Tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn 75,8%

+Lao động phân theo các vùng kinh tế , tập trung tại ĐBSH , Đông Nam Bộ

17 tháng 10 2018

Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng: theo chiều B- N, Đ-T, độ cao. Mà mỗi loại cây trồng, vật nuôi lại thích nghi với các điều kiện tự nhiên khác nhau. Do đó sẽ tạo ra những sản phẩm nông nghiệp khác nhau mang tính đặc trưng của mỗi miền.

Ví dụ:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây chè

- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cao su

- Tây Nguyên lại là vùng chuyên canh cây cà phê

Chúc em học tốt!

27 tháng 9 2018

Sự phát triển và phân bố ngành nào vậy em???

27 tháng 9 2018

Dạ là phân tích tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội đến phát triển và phân bố ngành công nghiệp ( mong cô giải thích cho em ạ)

27 tháng 9 2018

– Đồng bằng: tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao; trung du, miền núi: dân số ít, mật độ dân số thấp trong khi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng.
– Dân cư nông thôn chiếm tỉ trọng cao hơn rất nhiều so với dân cư thành thị.

27 tháng 9 2018

Em nên bổ sung thêm bảng số liệu để các bạn dễ dàng giúp đỡ hơn nhé

Chúc em học tốt!

26 tháng 9 2018

Ở các nước đang phát triển, lương thực sản xuất ra chủ yếu dành cho con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

* Đông dân:
- Theo số liệu thống kê của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1/4/2009 dân số nước ta là: 85.789.537 người. Đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 thế giới.
- Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: phát triển kinh tế, giải quyết việc làm...
* Nhiều thành phần dân tộc:
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc.
- Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.

1- Trình bày những đặc điểm của dân số nước ta?

a- Đông dân, nhiều thành phần dân tộc:

* Đông dân

– Năm 2010: số dân nước ta là 86.9 triệu người, thứ 3 ở ĐNA, thứ 13 trên thế giới.

+ Thuận lợi:

  • Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước
  • Nguồn lao động dồi dào
  • Thị trường tiêu thụ lớn

+ Khó khăn: Trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông lại là một trở ngại lớn cho PTKT, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

* Nhiều dân tộc

– Nước ta có 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc kinh khoảng 86.2% dân số. Ngoài ra còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

+ Thuận lợi: Văn hoá đa dạng, giầu bản sắc dân tộc, trong lịch sử các dân tộc, luôn đoàn kết bên nhau tạo sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Khó khăn: Mức sống nhiều dân tộc ít người còn thấp- cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa.

b- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

– Gia tăng dân số nhanh:

Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt nửa cuối thế kỳ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kỳ.

Nguyên nhân do tỷ lệ sinh cao, số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn, do tâm lý, quan niệm lạc hậu, tư tưởng trọng nam muốn có con trai…)

+ Nhịp điệu tăng dân số giữa các thời kì không đều:

  • Thời kì 1943- 1951 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 0,5%
  • Thời kì 1954- 1960 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 3,93%
  • Thời kì 2002- 2005 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 1,32%
  • Thời kì 2005- 2010 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 1,04%

+ Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoach hóa gia đình nên mức gia tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

+ Gia tăng dân số nhanh tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển KT- XH ,bảo vệ TNTN, môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống .

– Cơ cấu dân số trẻ:

+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.

  • Từ 0 đến 14 tuổi tỉ lệ giảm
  • Từ 15 tuổi – 59 tuổi tỉ lệ tăng.
  • Trên 60 tuổi tỉ lệ tăng.

+ Số người trong độ tuổi lao động chiếm 66,67%(2009) dân số, hàng năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động nữa.

* Thuận lợi cuả dân số trẻ là lao động dồi dào và hàng năm được tiếp tục bổ sung, lao động tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh, năng động.

* Khó khăn lớn nhất là vấn đề việc làm.