K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2019

1.Yếu tố nào dưới đây không thuộc nền văn hóa lâu đời của Ấn Độ?

A>Ấn độ giáo

B>Chữ viết Brahmi

C>Kiến trúc chùa hang

D>Nho giáo (cái này là ở Trung Quốc)

30 tháng 10 2019

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

Loigiaihay.com

29 tháng 10 2019

1, Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ờ miền Bắc Ấn Độ cả về kinh tế, xã hội và văn hoá.

  • Về kinh tế :
    • cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
    • Nghề luyện kim đạt trình độ cao
    • Người Ấn Độ dệt được vải mềm, mòng và nhẹ nhiều màu sắc không phai màu
    • Biết chế tạo những đồ kim hoàn vằng vàng, bạc, ngọc.
  • Xã hội: xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.
  • Văn hoá : dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn, có những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo khắc trên ngà voi.

-> Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

Nguồn: lazi.vn

2, Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu văn hóa:

- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Nguồn: loigiaihay.com

3,

- Những yếu tố văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài:

+ Phật giáo và Hin-đu giáo

+ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc nhất đền chùa, lăng mộ, tượng Phật...

+ Chữ viết ( chữ Phạn)

+ Văn học

- Văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá rộng rãi đến nhiều nơi: các nước ở khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Trung Quốc,...

Nguồn: nguoikesu.com