K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                            THÁNG NĂM, THÁNG 5!      Rồi sáng nay chợt gặp lại tháng Năm, gặp lại gió nồm xưa ngang qua lớp học. Gió vào khe cửa tỉnh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trí màu hồng phẩn. Gió sà xuống thật thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ từng trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô những giọt mồ hôi long lanh trên trấn. Gió vẫn...
Đọc tiếp

                                            THÁNG NĂM, THÁNG 5!
     Rồi sáng nay chợt gặp lại tháng Năm, gặp lại gió nồm xưa ngang qua lớp học. Gió vào
khe cửa tỉnh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trí màu hồng phẩn. Gió sà xuống thật
thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ
từng trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô những giọt mồ hôi long lanh trên
trấn. Gió vẫn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trên từng
gương mặt thanh xuân. Để chấp chới giữa hư thực hai miền quên nhớ, ta lại gặp ta của
những tháng năm không bao giờ trở lại.
     Ta sẽ thấy màu phượng chảy của sắc hè tháng 5, sẽ thấy dáng hình cậu trai nhỏ mặc
đồng phục quần xanh áo trắng, đeo chiếc cặp chéo hông và chiếc mũ lưỡi trai màu đen còn
vương li ti vài bông tràm vàng. Chân cậu bước dài trên những thảm tràm rơi. Phố dài, gió
thênh thang, lá mênh mang xoay tròn như múa. Hoa rơi vô ưu, điểm chấm vàng trên vai áo
trắng tinh trong veo tuổi học trò.
     Ta sẽ thấy trong tháng 5, con đường ta vẫn thường đi học. Mỗi buổi sáng tinh sương, đường
đến trường dạt dào gió, dạt dào sương. Người sẽ ghé vào ăn sáng ở quán bún ven vệ đường, có
bà bán bún âm trầm ít nói và cây tràm buông hờ hững những phiến lá rơi. Con đường có hàng
tràm già nghiêng bóng, sắc vàng điểm nắng suốt bốn mùa. Ta bước phía sau người, thật khẽ,
thật chậm. Vừa đủ để âm thầm, vừa đủ để da diết hoài suốt quãng đời miên viễn.
(Theo Trần Hiền,
https://forum.vanhoctre.com/ ngày 8/6/2022)

Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại nào sau đây?
A.Tản Văn

B.Tùy Bút

C.Bút Kí

D.Truyện Ngắn

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tự Sự
B. Nghị luận

C. Miêu tả
D. Biểu cảm

Câu 3. Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng mấy phó từ?
“Gió vẩn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trêntừng gương mặt thanh xuân.”
A. một    B. hai   C. ba    D. bốn

Câu 4. Đối tượng nào được tập trung thể hiện trong đoạn trích trên?
A. Gió   B. Hoa phượng   C. Tháng Năm   D. Con đường

Câu 5. Các nhóm từ sau, nhóm từ nào thuộc từ láy?
A. vớ vẩn,mân mê, long,lanh
C. thảm tràm, mân mê,long lanh
B. hờ hững, mân mê, miên viễn
D. dạt dào, âm thầm, trong trắng

Câu 6. Đoạn trích thể hiện tình cảm gì của người viết?
A. Nhớ màu hoa phượng đỏ thắm một góc trời thương nhớ cùng bạn bè vui chơi thỏathích trên sân trường đầy nắng và gió
B. Nhớ con đường đến trường một thời đã từng gắn bó với bao kỉ niệm dấu yêu của tuổihọc trò
C. Nhớ tháng Năm - tháng gợi nhắc về tuổi học trò với nhiều kỉ niệm dấu yêu trongcuộc đời của mỗi người
D. Nhớ về cơn gió tháng Năm – những làn gió vô tình mân mê tóc mây, vẩn vơ quanh tàáo trắng

Câu 7. Những dòng cảm xúc miên man của tác giả trong đoạn trích trên gợi cho em nhớ
đến kí ức của tuổi học trò trong thời gian nào?
A. Đầu năm học
B. Cuối học kì I
C. Cuối năm học

D. Trong kì nghỉ hè

Câu 8. Có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích đã làm sống dậy trong lòng mỗi người những kiniệm dấu yêu của tuổi học trò, khiến các bạn học sinh bâng khuâng, xao xuyến nhớtrường, nhớ lớp, nhớ thầy cô và những người bạn thân yêu một thời đã từng gắn bó.”.
Em có đồng tình với ý kiến đó không?
A. Đồng tình
B. Không đồng tình

Câu 9. Đoạn trích trên gửi đến em bức thông điệp gì?

Câu 10. Hãy chia sẻ với mọi người một kỉ niệm mà em nhớ nhất trong tháng Năm của năm học đã qua và cảm xúc về kỉ niệm đó.


.

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […] Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: - Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi! Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói: - Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm. (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51) Câu hỏi:Em có đồng ý với cách ứng xử của nhân vật tôi ở cuối đoạn truyện không?Vì sao?

2
25 tháng 12 2022

Mk cần gấp trong tối nay

25 tháng 12 2022

Em đồng tình vì đó là biểu hiện của sự đoàn kết,một tình bạn bền chặt,biết giúp đỡ bạn bè trong khó khăn

 

25 tháng 12 2022

cop ghi tham khảo vô bn

25 tháng 12 2022

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là nhân vật trong tác phẩm nào, của ai?

Thân bài:

- Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện:

+Lai lịch:"chú tên gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu"

+Ngoại hình:"Hai hố mắt sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại sắc như dao,...Giản dị, mộc mạc, dữ dằn, kì dị khác thường"

+Lời truyền tụng:" Ra tù, không trả thù kẻ đã phá hoại gia đình mình, chỉ kêu trời 1 tiếng, cười nhạt rồi bỏ vào rừng.."

+Hành động, việc làm:" Đánh nhau với hổ; đánh tên địa chủ; bỏ vào rừng U Minh sống 1 mình; giúp đỡ mọi người;..."

+Nhận xét của em về nhân vật Võ Tòng:  Trình bày cảm xúc, suy nghĩ,...

Kết bài:

+Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là con người như thế nào?)