K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2020

Câu 1 :

– Sự lãnh đạo, chỉ huy của Lê Hoàn

– Ý chí quyết tâm chiến đầu bảo vệ nền độc lập dân tộc của quân và dân ta.
Câu 2 :

Nhà Lý :

- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Nhà Trần :

- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

- Nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Nhà Ngô :

- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...


TL
12 tháng 3 2020

Làm lại câu 1

Câu 1:

Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân, một lòng nghe theo vua và các tướng lĩnh.

- Sự mưu lược, tài ba của các vị tướng lĩnh, dụng yếu tố "thiên thời, địa lợi" vô cúng thông minh.

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 3 2020

- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút:

+ Ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

+ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước.

+ Mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá.

=> Cuộc sống nông dân khổ cực => Nổi lên đấu tranh.

- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài dần ổn định trở lại và phát triển:

+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong do quá trình khai hoang.

+ Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú: nhân ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp và khoai, sắn, ngô, đậu, dâu, bông, mía, đay,... Nhân dân sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ cho thị trường, nâng cao đời sống, đặc biệt ở Nam Bộ.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết qua thực tế.

- Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái.

- Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ

TL
10 tháng 3 2020

Bản sắc dân tộc chính là truyền thống là phong tục tập quán tốt đẹp là văn hóa của dân tộc, trong đó có ngôn ngữ của dân tộc đó. Giữ gìn bản sắc dân tộc VN cũng chính là gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt - chữ Quốc ngữ. Chính vì vậy có thể nói chữ Quốc ngữ đối với người VN quan trọng như Bản sắc dân tộc của mình vậy .

10 tháng 3 2020

Quá trình hình thành chữ quốc ngữ kéo dài hơn ba trăm năm, tính từ ngày những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt chân lên đất Việt tiếp xúc với người bản địa cho đến khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời với bộ chữ in có dấu thanh được thửa ở châu Âu riêng cho nó.

8 tháng 3 2020

*Nghệ thuật quân sự

Đông Bộ Đầu là một trong những chiến thắng lừng danh trong lịch sử quân sự nước ta. Chiến thắng không chỉ giúp bảo vệ được độc lập, mà còn mở ra nghệ thuật quân sự đặc sắc giúp nhà Trần đánh bại Mông - Nguyên.

Để tránh sức mạnh ban đầu và sở trường của địch, nhà Trần chủ động rút lui chiến lược ở Bình Lệ Nguyên, tổ chức các điểm chốt chặn trên những tuyến trọng điểm, đồng thời sử dụng một bộ phận lực lượng kết hợp cùng dân binh, thổ binh tổ chức đánh vào mặt trước, mặt sau của địch.

Ngoài ra, với kế sách rút khỏi Thăng Long, quân ta chủ động tạo nên cục diện trên chiến trường. Quân địch không dám truy kích vì không nắm rõ tình hình. Khi thời cơ đến, binh thuyền có thể nhanh chóng theo hướng sông Hồng tiến về Thăng Long phản công tấn công quân địch.

Đó chính là nghệ thuật: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, chủ động đẩy giặc vào thế bị động, khiến quân địch thiếu thốn lương thực, mệt mỏi trước khi quân ta tung đòn tiêu diệt.Chính từ trận đánh ở Đông Bộ Đầu đã để lại cho vua tôi nhà Trần những bài học quân sự sâu sắc, tạo nên chiến thuật đánh bại Mông - Nguyên.

Khi xâm lược nước ta, quân Mông Cổ luôn muốn đánh nhanh thắng nhanh để phát huy sở trường kỵ binh của chúng. Do đó những lần lui binh của nhà Trần là rút lui tích cực. Quá trình rút lui vẫn là quá trình chiến đấu ngăn địch, rút lui để xoay chuyển tình thế, chuẩn bị đánh một trận khác có lợi hơn, nhường địch một bước để đưa chúng vào thế bất lợi.

Đúng như danh tướng Lê Phụ Trần đã khuyên vua Trần Thái Tông: “Nếu bây giờ bệ hạ tập trung lực lượng đối đầu với địch mạnh thì cũng như người vét hết túi tiền đánh một ván bạc thôi, chi bằng tránh đối đầu địch mạnh để dành sức sau này”.

Nghe lời Lê Phụ Trần, vua Trần cho lui quân, nhờ đó tranh phải đối đầu địch mạnh, bảo toàn được lực lượng để đối phó với kẻ địch về sau.

Kế hoạch rút lui do tướng Lê Phụ Trần đề xuất là sự mở đầu cho sự hình thành nên nghệ thuật rút quân sau này trong 3 lần đánh bại Mông - Nguyên.

Tránh đối đầu trực diện với kẻ thù mạnh, kết hợp kế “thanh dã” - vườn không nhà trống của Trần Hưng Đạo, buộc địch từ thế tập trung phải phân tán lực lượng để đối phó. Chúng liên tục bị uy hiếp, mệt mỏi, thiếu lương thảo.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sau này thực hiện rất nhiều cuộc rút quân chiến lược để bảo toàn lực lượng, khiến kẻ địch truy đuổi vô vọng, trước khi bị tiêu diệt trong thế tuyệt vọng.

Bàn về nghệ thuật quân sự đánh bại quân Mông - Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết trong “Binh thư yếu lược”: “Thời cơ là cái đến không đầy trong chớp mắt, trước thì thái quá, sau thì bất cập”.

Bên cạnh nghệ thuật quân sự nói trên còn là tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, vua tôi nhà Trần cùng ý chí, tài thao lược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và tướng lĩnh dưới quyền ông.

8 tháng 3 2020

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông cổ (1258)
- Tháng 1 — 1258, ba vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quản giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không một chút lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy một tháng, lực lượng chúng bị tiêu hao dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố' Hàng Than, Hà Nội ngày nay). Ngày 29 - 1 - 1258, quân Mông cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ kết thúc thắng lợi.

Nét độc đáo:

- Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
- Tấn công quyết liệt.
- Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
- Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
- Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

8 tháng 3 2020

* Thời Lý, Trần, Hồ:

- Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.

- Nhà Lý:

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.

+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.

+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

- Nhà Trần:

+ Giáo dục ngày càng mở rộng.

+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

- Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

* Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

- Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

- Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

- Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

- Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

8 tháng 3 2020

tiếp đi bạn

8 tháng 3 2020

* Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần 1:

- Biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đánh bại nguy cơ xâm lược của nhà Tống.

- Giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của nước Đại Cồ Việt.

* Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

* Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

- Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

* Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

8 tháng 3 2020

* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)

- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)

* Ý nghĩa lịch sử:

- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi

- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.

- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.

- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.

- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.

8 tháng 3 2020

- Giai đoạn Mái đá Ngườm, Sơn Vi (đồ đá cũ) công cụ ghè đẽo thô sơ.

- Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn (đồ đá giữa) cộng cụ ghè đẽo một mặt, bắt đầu có đồ gốm (Bắc Sơn)➝ người Việt cổ chuyển sang giai đoạn đồ đá mới.

-Văn hóa Phù Nguyên - Hoa Lộc: thời đại kim khí.

TL
8 tháng 3 2020

Nước ta bị 1000 năm bắc thuộc vì:

+Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

+Các nước phương Bắc cần mở rộng lãnh thổ

=>Nước ta luôn bị các nước phương Bắc đô hộ.

Về chính trị:

- Người Hán nắm quyền đến cấp huyện, làng xã do người Việt đứng đầu.

- Có thể do tâm lý người Hán, họ đồng hóa được Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử nên họ nghĩ có thể đồng hóa người Âu Lạc như vậy.

Về văn hóa

- Trong làng xã, văn hóa Việt tiếp tục tồn tại và phát triển.

- Tổ tiên chúng ta đã chống các yếu tố Hán hóa trong làng xã chúng ta.

- Các yếu tố Hán phù hợp, có thể học tập, chúng ta không tiếp nhận dập khuôn mà Việt hóa để phù hợp.

- Một số người Hán vào sinh sống đều bị đồng hóa ngược vào văn hóa Việt.

Về cư dân:

- Cư dân trong làng xã đều là người Việt, hậu duệ của Âu Lạc.

TL
12 tháng 3 2020

Câu 1:

Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân, một lòng nghe theo vua và các tướng lĩnh.

- Sự mưu lược, tài ba của các vị tướng lĩnh, dụng yếu tố "thiên thời, địa lợi" vô cúng thông minh.

húc bạn học tốt!

12 tháng 3 2020

@Nguyễn Ngọc Trang nhưng khởi nghĩa j vậy bn ???

6 tháng 3 2020
Kháng chiến chống Tống lần 1 Kháng chiến chống Tống lần 2 Các cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên
Bối cảnh

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Thế tử Đinh Liễn bị ám sát. Tháng 5 năm 980 (dương lịch), sứ nhà Tống ở Đại Cồ Việt là Lư Tập về nước báo cáo; triều đình nhà Tống biết được tình hình rối ren ở Đại Cồ Việt.[1] Tháng 8 năm 980, Hầu Nhân Bảo, quan trấn thủ châu Ung của Đại Tống dâng thư lên hoàng đế Đại Tống báo cáo việc Đại Cồ Việt có nội loạn và là thời cơ để đánh chiếm và xin được về kinh đô để trình bày rõ hơn. Hoàng đế Đại Tống theo lời khuyên của Lư Đa Tốn[2] không triệu Hầu Nhân Bảo về kinh đô để giữ bí mật việc chinh phạt Đại Cồ Việt.[3] Thay vào đó, Hữu Tráng là quan cai quản lộ Quảng Nam Tây (thuộc vùng Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay) được gọi về kinh đô báo cáo tình hình Đại Cồ Việt

Năm 1010, Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý. Để củng cố khu vực biên giới phía bắc, nhà Lý dùng chính sách gả công chúa cho các thủ lĩnh miền núi để gắn chặt mối quan hệ với họ. Trải qua 4 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, nước Đại Việt phát triển ổn định, khá vững mạnh.

Ở phương bắc, nhà Tống từ khi thành lập (960) đã phải khắc phục những hậu quả do thời chia cắt Ngũ đại Thập quốc để lại. Ngoài việc đánh dẹp các nước cát cứ, nhà Tống phải đối phó với nước Liêu lớn mạnh ở phương bắc - quốc gia của người Khiết Đan được vua nhà Hậu Tấn cắt cho 16 châu Yên Vân ở phía bắc từ năm 936 nên lãnh thổ bành trướng nhiều về phía Trung Quốc và thường nhân đó can thiệp vào trung nguyên. Đến thời Tống Thái Tông, dù dẹp hết các nước trong Thập quốc nhưng nguy cơ uy hiếp từ phía nhà Liêu vẫn luôn tiềm ẩn với nhà Tống.

Sang thời Tống Nhân Tông, nhà Tống lại bị thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ của người Đảng Hạng phía tây bắc mới nổi. Nhà Tống phải cống nộp nhiều của cải và bị mất nhiều phần lãnh thổ cho Liêu và Tây Hạ. Trong nước, triều Tống bị rối loạn bởi những cải cách của Vương An Thạch.

Chủ trương tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc (Nước Đại Việt) để giải tỏa các căng thẳng trở thành một chiến lược của nhà Tống.

Năm 1225, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý. Sau khi chính thức nắm quyền cai trị Nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý. Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộn ốm chết, các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp.

Trong khi đó ở phương Bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ (1227) và Kim (1234). Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống.

Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối mà lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ.

Chiến tranh nổ ra vào đầu năm 1258 khi Uriyangqatai (Ngột Lương Hợp Thai) cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân người Mông Cổ và 1,5 vạn quân người Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ đã mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, đến cuối tháng 1 năm 1258 thì quân Mông Cổ thất bại và rút hết khỏi Đại Việt.

Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Nhà Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay. Đế quốc này tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình ra phía đông tới Nhật Bản, và xuống phía nam. Để thực hiện ý đồ tiến xuống phía nam, Nhà Nguyên đã tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và Miến Điện trước. Nhưng quân và dân Chiêm Thành đã kháng chiến thắng lợi, khiến cho quân Nguyên không thực hiện được ý đồ lấy Chiêm Thành làm bàn đạp. Ở Miến Điện năm 1277, quân Mông Cổ cũng chịu những thiệt hại quân sự và phải rút lui. Đại Việt trở thành nơi phải bị khuất phục để quân Mông Cổ có thể tiếp tục chiến lược hướng nam. Dưới chiêu bài đề nghị Nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành, quân Nguyên tìm cách tấn công Đại Việt.

Thời gian 981 1175-1177

Lần 1:1258

Lần 2:1285

Lần 3:1288

Người chỉ huy Lê Hoàn Lý Thường Kiệt

Lần 1:

Trần Thái Tông

Lần 2 và lần 3:

Trần Thánh Tông

Trần Nhân Tông

Trần Quốc Tuấn

Những thắng lợi tiêu biểu

Trận Chi Lăng

Trận Bạch Đằng

Trận sông Như Nguyệt

Lần 1:

Trận Đông Bộ Đầu

Lần 2:

Trận Tây Kết - Hàm Tử

Trận Chương Dương - Thăng Long

Lần 3:

Trận Vân Đồn

Trận Bạch Đằng

Trận biên giới

Cách kết thúc chiến tranh Quân ta truy kích quân Tống Giảng hòa Đánh một trận lớn, đuổi giặc ra khỏi bờ cõi

7 tháng 3 2020

Nội dung thì đã đúng nhưng Phúc rút ngắn phần bối cảnh lại nhé! Dùng ý chính thôi nhé!