K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2018

Châu Á có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới, vì:

- Châu Á có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây lúa phát triển: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ (như đồng bằng Ấn - Hằng, đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Hoa Nam,...), nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn,... thích hợp với điều kiện sinh thái của cây lúa gạo (bởi vì lúa gạo là cây trồng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt).

- Lúa gạo là cây trồng truyền thống, lâu đời ở châu Á. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á là quê hương của cây lúa gạo (nơi đã thuần hóa và biến nó từ loài cây dại nhiều năm, cây mọc ven các hồ nước nông trở thành cây trồng đầu tiên trên thế giới).

- Lúa gạo đồng thời cũng là cây lương thực chính của nhiều nước ở châu Á và đây cũng là châu lục có dân số đông nhất thế giới với nhiều quốc gia đông dân nên cần phải đẩy mạnh sản xuất lúa gạo đáp ứng nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.

- Nguồn lao động ở châu Á dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa gạo. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc trồng lúa gạo ở nhiều nước châu Á ngày càng hoàn thiện.

- Chính sách ưu đãi cho sản xuất lúa gạo ở nhiều nước châu Á,...

21 tháng 2 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010

+ Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 , r 2010 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 5495 3104 = 1 , 33   đvbk

-Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010

 

b) Nhận xét

- Trong cơ câú tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thủy sản (dẫn chứng).

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 2,1% xuống còn 1,2%, giảm 0,9%.

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 37,5% xuống còn 27,4%, giảm 10,1%.

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 60,4% lên 71,4%, tăng 11,0%.

13 tháng 11 2019

- Giống: đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra biển. Ở hạ lưu, hai sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ. Hai sông đều có lũ lớn vào cuối hạ và cạn vào đông xuân.

- Khác nhau: Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt lớn.

13 tháng 5 2017

Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010

(Đơn vị: %)

+ Tính bán kính hình tròn  r 2000 ,   r 2010 :

+  r 2000 = 1 , 0   đ v b k

r 2010 = 2157828 441646 = 2 , 2   đ v b k

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010

20 tháng 9 2019

Thiên nhiên nước ta có bốn tính chất chung nổi bật, đó là:

- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

- Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.

- Tính chất đồi núi.

- Tính chất đa dạng và phức tạp.

21 tháng 8 2018

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sản lượng cá khai thác ở Nhật Bản giai đoạn 1985 – 2003

b) Nhận xét và giải thích

- Nhận xét: Từ năm 1985 đến năm 2003, sản lượng cá khai thác của Nhật Bản liên tục giảm, từ 11411,4 nghìn tấn (1985) xuống còn 4596,2 nghìn tấn (2003), giảm 6815,2 nghìn tấn.

- Giải thích:

+ Do có nhiều quốc gia thực hiện vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí.

+ Thực hiện Công ước quốc tế về việc cấm đánh bắt cá voi,...

12 tháng 12 2017

Nước ta có vùng Biển Đông rộng lớn, bao bọc phí đông và phí nam phần đất liền.

Biển Đông có ảnh hưởng toàn bộ đến thiên nhiên nước ta.

21 tháng 3 2019

- Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.

- Dẫn chứng:

  + Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khai thác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng…); khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa ẩm, cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.

  + Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân pháp xâm chiếm. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật Xâm chiếm. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã giành độc lập.

  + Văn hoa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trông lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính…

18 tháng 12 2018

Thể hiện trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ.

Thể hiện trong từng thành phần tự nhiên với nhiều loại đất, đá, khí hậu, sinh vật,…

20 tháng 2 2018

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.