K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2020

Từ một anh hùng nông dân, Nguyễn Huệ đã trở thành một anh hùng dân tộc có công lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

13 tháng 4 2020

Nguyễn Huệ là người thủ lĩnh kiệt xuất nhất của phong trào Tây Sơn, đã đưa phong trào vượt qua mọi gian nguy thử thách, đạt tới đỉnh phát triển cao nhất của phong trào nông dân và phong trào dân tộc trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII của đất nước. Từ một anh hùng nông dân, Nguyễn Huệ đã trở thành một anh hùng dân tộc có công lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc:

– Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh – Lê.

– Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.

– Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

12 tháng 4 2020

Chính sách của nhà Mạc:

-Thực hiện cải cách và một chính sách hợp lý để cố gắng xây dựng vương triều, xây dựng đất nước và khôn khéo trong ngoại giao. Nhờ đó mà Mạc Đăng Dung và triều đình nhà Mạc đã đưa đất nước tránh được cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc ( Do trong thời gian này, bọn phong kiến nhà Minh ở phương Bắc với chiêu bài hỏi tội nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê cũng lăm le đánh chiếm nước ta một lần nữa),bình ổn tình hình trong nước, thúc đẩy nền kinh tế ổn định và phát triển.

-Trong một số công việc, nhà Mạc vẫn duy trì giống thời Lê như chế độ nhà nước vẫn sử dụng tư tưởng Tống Nho để quản lý. Song đã nhìn nhận và đúc rút kinh nghiệm từ chế độ thối nát vào giai đoạn cuối thời Lê sơ, do đó nhà Mạc đã có một số chính sách tích cực hơn, cởi mở hơn.

-Về kinh tế, nhà Mạc đã chú trọng tới khẩn hoang, lập làng, đắp đê phòng lụt,có nhiều cải cách : ưu tiên cấp ruộng đất cho nông dân, binh lính; chú trọng khai khẩn ruộng đất, lập làng, đắp đê, làm đường giao thông, cầu cống.... Trong công thương nghiệp, nhà Mạc đều không theo đuổi chính sách trọng nông, ức thương của nhà Lê sơ.Có chính sách cởi mở phát triển các ngành nghề thủ công, nghề gốm, khuyến khích lập chợ, xây dựng hải cảng, mở xưởng đóng tàu thuyền, mở mang giao thương trong nước và với nước ngoài =>Việc buôn bán trong nước được đẩy mạnh các đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến đi vào sự phồn vinh.

-Nhà Mạc rất coi trọng việc phát hiện nhân tài, dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn, đã tổ chức 21 khoa thi hội, tuyển chọn được 460 tiến sĩ và 10 trạng nguyên là những hiền tài, nguyên khí của quốc gia.

-Bên cạnh đó, nghệ thuật thời Mạc cũng đã có những thành tựu phát triển mà tiêu biểu là những ngôi đình làng, mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc đình làng và nền văn hoá làng xã trong các thế kỷ tiếp theo. Cho đến nay, sự tồn tại của một số ngôi đình làng thời Mạc cũng là sự tồn tại gần như nguyên vẹn và đầy đủ nhất, duy nhất về bộ mặt kiến trúc thời Mạc...

12 tháng 4 2020

Vai trò của nhà Mạc trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam :

- Đầu thế ki XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập nên nhà Mạc đó là sự thay thế tất yếu, khách quan của lịch sử.

- Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, góp phần ổn định đất nước như:

+ Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

+ Giải quyết các vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước.

+ Tập trung xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.

- Tuy nhiên, nhà Mạc đã không đủ vững mạnh để ổn định tình hình đất nước. Khi quân Minh tiến xuống nước ta, nhà Mạc đã lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh. Qua việc này, nhà Mạc đã mất đi sự tin tưởng của nhân dân.

⟹ Như vậy, tuy lúc đầu có góp phần ổn định tình hình đất nước, nhưng sau đó nhà Mạc cũng nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái. Từ đây, cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước diễn ra suốt mấy thế kỉ.

12 tháng 4 2020

Nêu những nét mới về tôn giáo, chữ viết, giáo dục nước ta từ thế ki XVI - XVIII?

Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.Mặc dù tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

- Nhà Mạc: tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, Hội để tuyển chọn nhân tài.

- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. Nội dung Nho học sơ lược.

- Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

-Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi.

-Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

-Kiến trúc, điêu khắc:Nhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Phật,...

-Nghệ thuật dân gian:Trên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,...

-Nghệ thuật sân khấu:Nhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa phương như hò, vè, si, quan họ,...

12 tháng 4 2020

Tại sao trong thế kỉ XVI - XVIII khoa học tự nhiên nước ta lại không có điều kiện để phát triển?

Mặc dù đã có những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.Nhưng do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

9 tháng 4 2020

- Giáo dục: Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

- Tôn giáo: Độc tôn Nho học, hạn chế Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.

- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.

- Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí,...

- Kiến trúc: Kinh đô Huế, lăng tẩm, cột cờ Hà Nội,...

- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.

9 tháng 4 2020
Đàng Trong

Vì hoàn cảnh lịch sử, Nho học tại Đàng Trong chưa có vị trí sâu, rộng như ở Đàng Ngoài. Trong thời kỳ đầu, các chúa Nguyễn bổ nhiệm quan lại đều trên cơ sở lấy con em quý tộc và sự tiến cử của quan lại địa phương rồi bổ nhiệm. Nhưng do nhu cầu cần nhân tài cho bộ máy quan liêu, các chúa Nguyễn đã từng bước xúc tiến việc học tập và thi cử.

Tuy nhiên, các chúa Nguyễn không mở trường công mà để tùy ý dân gian các địa phương tự mở trường tư, chính quyền chỉ tổ chức các kỳ thi tuyển

Đàng Ngoài :

Các chúa Trịnh cho duy trì hệ thống trường học từ trung ương đến địa phương vốn có từ thời Lê Sơ. Sang đầu thế kỷ 18, triều đình chú trọng hơn đến việc hỗ trợ vật chất cho trường học các địa phương. Năm 1723, triều đình ban hành quy định cấp ruộng cho các trường học, gọi là học điền theo các mức: trường Quốc học 60 mẫu, trường Hương học 16 - 20 mẫu tùy vào quy mô từ nhỏ đến lớn. Hoa lợi từ ruộng được mang chi dùng vào việc đèn dầu trong học tập.

Năm 1595 khi mới trở về Thăng Long, nhà Lê trung hưng tổ chức kỳ thi Hội cho các cống sĩ ở bờ sông Nhị Hà và sau đó thi Đình, lấy đỗ Tiến sĩ xuất thân và Đồng tiến sĩ xuất thân.

Sang thế kỷ 17, thể lệ thi cử được chỉnh đốn quy củ hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Lịch triều hiến chương loại chí, việc thi cử thời Lê trung hưng không còn giữ được sự nghiêm túc như thời Lê Thánh Tông.

Từ sau năm 1750, do loạn lạc, tư tưởng Nho giáo cũng suy, việc học hành và thi cử suy kém đi. Quy chế thi cử càng suy đồi, mất kỷ cương. Trong trường thi, việc trông coi cũng thả lỏng nên xảy ra hiện tượng quay cóp bài và mượn người khác vào thi hộ. Những tệ nạn đó diễn ra công khai làm trường thi rất lộn xộn.

9 tháng 4 2020

+ Nho giáo suy thoái do khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội, chiến tranh xảy ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến, từ cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc cho đến Trịnh – Nguyễn, làm đảo lộn đời sống xã hội. Nho giáo, mặc dù trước đó có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam nhưng lúc này, đã bộc lộ những hạn chế, dần mất vị trí của mình, tạo điều kiện cho sự phát triển Phật giáo, Đạo giáo…
+ Thế kỉ XVI - XVIII, là thời kỳ hưng khởi của các đô thị và ngoại thương phát triển nên kinh tế hàng hóa phát triển.

6 tháng 4 2020

Đâu là nguyên nhân QUAN TRỌNG NHẤT dẫn tới sự phát triển ngoại thương trong các thế kỉ 16-18 ?

a. Do chủ trương mở cửa của chính quyền Lê - Trịnh.

P/s:Cả 2 đều đúng nhưng mk nghĩ phương án a đúng hơn

6 tháng 4 2020

Cảm ơn vì đã giúp mình ạ 🙇‍♀️🙇‍♀️🙇‍♀️

6 tháng 4 2020

Vì sao trong thế kỉ 16-18, Nho giáo không còn giữ vị trí độc tôn ?

a. Nhà nước TW tập quyền Lê sơ bị sụp đổ, chế độ pk rơi vào khủng hoảng.

6 tháng 4 2020

Ý nào không phản ánh hạn chế của nền giáo dục Đại Việt ?

b. Chưa được nhà nước quan tâm

Câu 1: Từ thời kỳ dựng nước cho đến thế kỷ XIX, nước ta trải qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử? A. 3.000 năm ​B. 4.000 năm ​C. 5.000 năm ​D. 25.000 năm Câu 2: Những người nguyên thuỷ ở Việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, sớm nhất, đó là quốc gia nào? A. Lâm áp - Cham-pa ​​B. Văn Lang - Âu Lạc C. Phù Nam ​​​ D. Đại Việt Câu 3: Dân tộc Việt Nam bước vào thời đại...
Đọc tiếp

Câu 1: Từ thời kỳ dựng nước cho đến thế kỷ XIX, nước ta trải qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử?

A. 3.000 năm ​B. 4.000 năm ​C. 5.000 năm ​D. 25.000 năm

Câu 2: Những người nguyên thuỷ ở Việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, sớm nhất, đó là quốc gia nào?

A. Lâm áp - Cham-pa ​​B. Văn Lang - Âu Lạc

C. Phù Nam ​​​ D. Đại Việt

Câu 3: Dân tộc Việt Nam bước vào thời đại phong kiến độc lập từ thế kỷ nào?

A. Thế kỷ V ​​B. Thế kỷ IX ​​C. Thế kỷ X ​​D. Thế kỷ XV

Câu 4: Đến thế kỷ X, dân tộc ta đã trải qua một ngàn năm chiến đấu chống bọn xâm lược nào?

A. Chống phong kiến phương Bắc ​B. Chống phong kiến phương Nam

C. Chống thực dân phương Tây ​​D. Chống phong kiến Mãn Thanh

Câu 5: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nước Việt Nam được xây dựng theo chế độ nào?

A. Dân chủ phong kiến ​​B. Quân chủ chuyên chế, TW tập quyền

C. Phong kiến phân quyền ​​D. Tất cả đều sai

Câu 6: Bộ Quốc triều hình luật được viết dưới thời nào?

A. Nhà Lý ​​B. Nhà Trần ​​C. Nhà Lê ​​D. Nhà Nguyễn

Câu 7: Bộ Hoàng Việt luật lệ được viết dưới thời nào trong lịch sử nước ta?

A. Thời Lý​​B. Thời Trần ​​C. Thời Lê ​​D. Thời Nguyễn

Câu 8: Chính sách, đối ngoại của nước ta được bắt đầu từ thời nào?

A. Thời Đinh ​B. Thời Lý ​​C. Thời Trần ​​D. Thời tiền Lê

Câu 9: Chính sách đối ngoại chung của ta từ thời Đinh đến các triều đại phong kiến sau này mang tinh thần gì?

A. Độc lập, tự chủ ​​​B. Dân tộc, đại chúng

C. Dân chủ nhân dân ​​D. Tất cả tinh thần trên

Câu 10: Đến thời kỳ nào, Nhà nước phong kiến đã hoàn thành việc đo đạc ruộng đất trên toàn quốc, lập địa bạ các làng xã, phân rõ ruộng đất công và tư?

A. Thời nhà Lý ​​​B. Thời nhà Trần

C. Thời nhà Hồ ​​​D. Thời nhà Nguyễn

Câu 11: Ngoại thương của nước ta phát triển mạnh vào thời gian nào?

A. Thế kỷ XV ​​​B. Thế kỷ XV - XVI

C. Thế kỷ XVII - XVIII ​​D. Thế kỷ XVIII - XIX

Câu 12: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng:

"​Tiếp nhận Nho giáo …………… từ nước ngoài, người Việt Nam đã hoà lẫn nó với những tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng".

A. Thiên Chúa giáo ​B. Phật giáo

C. Đạo giáo ​​D. ấn Độ giáo

Câu 13: Dựa trên cơ sở chữ nào, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ viết để ghi chép, sáng tác thơ văn?

A. Chữ Hán ​​​​B. Chữ Hán, chữ Nôm

C. Chữ Chăm, chữ Nôm ​​D. Tất cả các chữ trên

Câu 14: Dòng văn học dân gian của nước ta gồm các thể loại nào tiêu biểu nhất?

A. Ca dao, tục ngữ ​​​B. Ca dao, tục ngữ, truyện kí

C. Ca dao, dân ca ​​​D. Tục ngữ, ca dao, hò, vè

Câu 15: Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI

A. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo

B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn

C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo

D. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn

Câu 16: Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sản phẩm đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII theo thứ tự thời gian

A. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa

B. Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa

C. Chi Lăng-Xương Giang, Bạch Đằng, Ngọc Hồi-Đống Đa, Như Nguyệt

D. Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi- Đống Đa, Như Nguyệt Bạch Đằng

0