K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2020

Ko phải ngữ văn đâu! Sinh học 7 nha!

+) Về hệ hô hấp: Thằn lằn có khí quản, phí quản đặc biệt là phổi phát triển hơn so với ếch. Phổi lằn lằn có nhiều vách ngăn hơn, do đó diện tích trao đổi khí của phổi tăng lên. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.

+) Về hệ tuần hoàn: Tâm thất của thằn lằn có vết ngăn hụt, do đó khi tâm thất co bóp, vách hụt chạm vào đáy tâm nhĩ nên nửa tâm thất trái chứa nhiều máu đỏ tươi hơn. Mặc dù máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha nhưng chứa nhiều Ohơn so với máu ếch.

13 tháng 2 2020

a) Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.Thật vậy! Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”.

b) Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

13 tháng 2 2020

Help me

13 tháng 2 2020

Trong suốt cuộc đời cách mạng của Hồ Chủ tịch, Bác luôn trải qua những đêm không ngủ  lo việc nước nhà,  Bác muốn dành trọn cuộc đời cho nhân dân, Tổ Quốc. ... Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình",  "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

13 tháng 2 2020

Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.

20 tháng 3 2022

Kẻm ưn bạn  nhoa

13 tháng 2 2020

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây...Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

Câu 1: Ai đã chỉ huy cuộc khởi nghĩa đầu tiên dành lại độc lập của dân tộcViệt Nam ?A. Hai bà Trưng C. An Dương VươngB. Bà Triệu D. Lý Nam ĐếCâu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng diễn ra vào thời gian nào ?A. Năm 179 TCN C. Năm 40B. Năm 40 TCN D. Năm 248Câu 3: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc nhằm mục đích gì?A. Xóa tên Âu Lạc trên bản đồB. Đồng hóaC. Cai trịD. Bóc lộtCâu 4: Trong...
Đọc tiếp

Câu 1: Ai đã chỉ huy cuộc khởi nghĩa đầu tiên dành lại độc lập của dân tộc

Việt Nam ?

A. Hai bà Trưng C. An Dương Vương

B. Bà Triệu D. Lý Nam Đế

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng diễn ra vào thời gian nào ?

A. Năm 179 TCN C. Năm 40

B. Năm 40 TCN D. Năm 248

Câu 3: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc nhằm mục đích gì

?

A. Xóa tên Âu Lạc trên bản đồ

B. Đồng hóa

C. Cai trị

D. Bóc lột

Câu 4: Trong các chính sách cai trị của nhà Hán, chính sách nào là thâm

độc nhất ?

A. Nộp nhiều thứ thuế đặc biệt là thuế sắt, thuế muối

B. Cống nạp các sản vật quý

C. Thực hiện chính sách lao dịch và binh dịch nặng nề

D. Đồng hóa

Câu 5: Hai bà Trưng chọn nơi nào sau đây là đất đóng đô ?

A. Cổ Loa C. Luy Lâu

B. Mê Linh D. Cấm Khê

Câu 6: Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa tại đâu ?

A. Mê Linh C. Lãng Bạc

B. Hát Môn (Hà Tây) D. Cổ Loa

Câu 7: Thủ phủ của Châu Giao được đặt ở

A. Luy Lâu

 

B. Cổ Loa

C. Thăng Long

D. Hoa Lư

Câu 8: Từ việc sắp đặt quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút

ra nhận xét:

A. Nhà Hán muốn người Hán cùng người Việt cai quản đất nước.

B. Nhà Hán muốn nhường quyền cai quản cho người Việt.

C. Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện xã chúng chưa vươn tới

được phải giao cho người Việt.

D. Nhà Hán bố trí người Hán cai quản từ trên quận đến tận làng xã.

Câu 9: Ðại Nam Quốc Sử Diễn Ca có đoạn thơ

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Ðuổi ngay Tô Ðịnh, dẹp yên Biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

Ðoạn thơ này để kể công đức của ai?

A. Hai Bà Trưng

B. Bà Triệu

C. Huyền Trân Công chúa

D. Thánh Chân Công Chúa [nữ tướng Lê Chân]

Câu 10: Nước ta kháng chiến chống quân Hán tiếp tục xâm lược năm

 A. 41 – 42    C. 43 – 44

 B. 42 – 43    D. 44 – 45

Câu 11: Vào tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt tại

 A. Cấm Khê C. Lãng Bạc

  B. Cổ Loa D. Hợp Phố

 Câu 12: Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến

 A. tháng 01 năm 43

 B. tháng 11 năm 43

 

 C. tháng 01 năm 44

 D. tháng 11 năm 44

Câu 13: Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy

 A. nhân dân luôn nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng trong công cuộc bảo vệ

đất nước.

 B. nhân dân rất căm ghét quân xâm lược Hán.

C. nhân dân luôn xây đền thờ thờ những người có công.

D. nhân dân không bao giờ quên những giai đoạn khó khăn của đất nước.

Câu 14: Vào năm 42, người đã được vua Hán lựa chọn để chỉ huy dạo quân

tấn công chiếm lại nước ta ?

A. Tiên Tư C. Mã Viện

B. Tô Định D. Trần Bá Tiên

Câu 15: Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng nào để nghênh chiến với quân

nhà Hán?

A. Hai Bà Trưng kéo quân đến Hợp Phố để nghênh chiến.

B. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lục Đầu để nghênh chiến.

C. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lãng Bạc để nghênh chiến.

D. Hai Bà Trưng kéo quân đến Quỷ Môn Quan để nghênh chiến

1

1.a

2.c

3.b

4.d

5.a

6.b

7.a

8.d

9.a

10.b

11.a

12.b

13.a

14.c

15.c

Bài làm

Thế là đã một năm trôi qua. Hôm nay là ngày đầu năm mới. Không khí trong những ngày đầu xuân khác hẳn những ngày thường.

Thời tiết hơi se lạnh. Nhưng không phải là cái rét cắt da cắt thịt của chị mùa đông hay cái lạnh man mác buồn của nàng tiên mùa thu. Tiết trời xuân tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên, mang theo hơi ấm của mùa xuân. Những cây bàng già nua, trụi lá trong suốt mùa đông đã bắt đầu thay chiếc áo cũ kỹ mà khoác lên mình bộ cánh xanh mơn mởn, chào đón mùa xuân. Dãy nhà tầng đã được mọi người trong khu tập thể quét dọn. Nó cũng vui và hãnh diện khi có bộ cánh mới đón nàng tiên của mùa xuân. Ai cũng hân hoan chờ đón Tết đến, xuân về. Cả năm làm việc vất vả, tích góp cũng để đón chào mùa xuân. Những lá cờ đuôi nheo đủ màu sắc được trang trí quanh khu tập thể. Trên cánh cổng của khu tập thể còn treo lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Khu tập thể như trở mình, mọi vật đều thay đổi.

Gương mặt ai cũng hân hoan. Những lo âu bộn bề trong năm đã tạm lắng xuống. Em gặp ai cũng chỉ thấy trên khuôn mặt họ những ánh mắt lấp lánh, những nụ cười tươi tắn. Không còn những vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng. Ai cũng nhẹ nhàng, vui vẻ khi gặp mặt nhau. Mọi người gặp nhau ở đâu cũng tay bắt mặt mừng, nét mặt rạng rỡ và không quên chúc nhau những điều tốt lành. Tất cả trở nên thân thiện và tình cảm hơn. Ai cũng muốn mọi người đến nhà mình chơi, cùng ăn cái kẹo, uống chén trà mừng ngày đầu năm mới.

Bọn trẻ con thì vui đùa thoả thích. Chúng được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo mới, trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh. Những tiếng hò reo, đuổi nhau làm tưng bừng thêm không khí của ngày đầu xuân. Nếu là ngày thường, chúng đã bị mắng về tội làm ồn ào. Nhưng hôm nay, không những chúng không bị mắng mà còn được sự đồng tình của người lớn khiến chúng vui đùa thỏa thích. Chạy nhiều, gương mặt chúng trở nên hồng hào đáng yêu hơn.

Chỉ có không khí của ngày Tết mới tưng bừng và rộn rã như thế. Mùa xuân đến mang theo hơi ấm nồng nàn, không khí náo nhiệt, nhộn nhịp của mùa xuân cùng hơi thở ấm áp đã làm cho mùa xuân có một nét riêng. Những người con đi xa lâu ngày trở về trong niềm hân hoan của gia đình. Nhà nào cũng quây quần sum họp bên nhau. Bởi vậy không khí ấm cúng đó lan tỏa khắp nơi. Khu tập thể trong ngày đầu năm có một vẻ đẹp khác hẳn với mọi ngày.

13 tháng 2 2020

"Én có gì lạ, báo mùa xuân sang.

Nắng có gì lạ, mà cánh hoa hồng tươi".

Tôi nhẩm lại lời của một bài hát thiếu nhi về mùa xuân. Nhìn qua khung cửa sổ, tôi thấy khu vườn nhà tôi đang bước vào xuân. Ôi, mùa xuân xinh đẹp đã về với khu vườn nhà tôi. 

Toàn khu vườn như được phủ một lớp khăn voan trắng mỏng bởi vì mưa xuân như rây bột trên cành cây và kẽ lá. Trong cái tiết trời ấm áp. Cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, đơm hoa khoe sắc. Mới sáng ra, vườn tôi đã rộn rã tiếng chim: tiếng lích tích của mấy chú chim sâu đang thoăn thoắt chuyền cành. Tiếng ri ri của mấy chú sẻ đồng đang vui vẻ cùng nhau đón chào một ngày mới. 

Hình như, đất trời như rạo rực hẳn lên vì khí trời ấm áp của mùa xuân đã xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét, vạn vật và cây cối trong vườn như được hồi sinh. Những mầm non xanh tươi, mập mạp của cây bưởi đầu nhà đua nhau bung ra, khoe với đất trời những bộ quần áo mới. Chúng vui vẻ vì đã trút bỏ được cái tấm áo bông cũ kĩ, nặng nề mà mặc suốt mùa đông. 

Mấy cây cam nở hoa trắng xóa, hương thơm dìu dịu đưa tận vào trong nhà. Một cơn gió nhẹ thổi, vài chiếc lá đào còn sót lại cuối cùng lìa cành rơi theo chiều gió. Những cánh hoa cam rụng trắng đầy cả gốc. Ở phía kia là bụi chuối tiêu, tán lá to như tấm phản, đang đâm bi. Bi chuối tím đỏ như một búp sen, cố nhoài mình ra khỏi mẹ để hít thở khí trời. 

Ở cạnh ao là cây dừa thật cao lớn, lá như những thanh gươm, khi gió lên, đua nhau khua xào xạc. Cây đào trước cửa thi nhau trổ hoa. Những cánh hoa phơn phớt hồng, mỏng tang bay lả tả theo chiều gió. Tôi ra vườn, hít khí trời sảng khoái. Ngước nhìn bầu trời xanh, lắng nghe đất trời như đang cựa mình. Em thấy lòng mình vui phơi phới.

Ôi, càng ngắm khu vườn nhà em, em càng thấy thêm yêu ngôi nhà nhỏ của em. Em thầm nhủ, dù mai này có đi đâu xa em vẫn nhớ những phút giây êm ả của khu vườn nhà em vào mùa xuân.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:- Một dòng tweet khác. “Nhật cần học tập Việt Nam, một đất nước nghèo hơn chúng ta rất nhiều và luôn phải nhận tiền từ chúng ta nhưng họ đã làm xuất sắc hơn chúng ta. Họ không ém số liệu người bệnh để rồi bị phanh phui, đã có nhiều ca bệnh ở Việt nam được chữa khỏi, người Việt được đưa về nước miễn phí. Còn họ (ý nói Chính phủ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- Một dòng tweet khác. “Nhật cần học tập Việt Nam, một đất nước nghèo hơn chúng ta rất nhiều và luôn phải nhận tiền từ chúng ta nhưng họ đã làm xuất sắc hơn chúng ta. Họ không ém số liệu người bệnh để rồi bị phanh phui, đã có nhiều ca bệnh ở Việt nam được chữa khỏi, người Việt được đưa về nước miễn phí. Còn họ (ý nói Chính phủ Nhật) đã thu của những người Nhật tại Trung Quốc gần 90000 Yên đấy” - Một người Nhật bình luận tại video đưa tin về Corona tại Nhật trên kênh Youtube của ABC News. Một người Đức khác phản hồi lại bình luận trên: “Ở Đức, họ cũng thu tiền thì phải, mà phải ở trong diện không nghi vấn, không có tiền sử đi lại và phải dưới 40 tuổi mới được trở về”. Một tiếp viên của Vietnam Airlines trên chuyến hành trình đưa 30 công dân Việt Nam trở về nói rằng: “Tôi không sợ virus, tôi chỉ sợ đồng bào không được về”.
                                                                                                                     ( Nguồn Internet)
1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
2. Khái quát nội dung đoạn văn trên bằng một câu văn?
3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về câu nói của nữ tiếp viên hàng không trong đoạn văn trên?

Giúp mình với mình đang cần gấp!!!Cảm ơn trước ạ!!!

0