K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018

Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước

- Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước, tromng đó tập trung chủ yếu ở sông Đà

1. Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Khai khoáng, thủy điện B. Cơ khí, điện tử C. Hóa chất, chế biến lâm sản D. Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng 2. Vụ sản xuất chính của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Vụ xuân B. Vụ hạ C. Vụ thu D. Vụ đông 3. Trung tâm du lịch lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Hạ Long B. Ba Bể C. Sa Pa D. Tam Đảo 4. So...
Đọc tiếp

1. Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Khai khoáng, thủy điện

B. Cơ khí, điện tử

C. Hóa chất, chế biến lâm sản

D. Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng

2. Vụ sản xuất chính của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Vụ xuân B. Vụ hạ C. Vụ thu D. Vụ đông

3. Trung tâm du lịch lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Hạ Long B. Ba Bể C. Sa Pa D. Tam Đảo

4. So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng sông Hồng là vùng có:

A. Sản lượng lúa lớn nhất

B. Xuất khẩu nhiều nhất

C. Năng suất lúa cao nhất

D. Bình quân lương thực cao nhất

5. Tiêu chí nào là tiêu chí số 1 của Hà Nội?

A. Văn hóa B. Chính trị C. Kinh tế D. Thương mại

6. Ở Bắc Trung Bộ, điều kiện tự nhiên để phát triển của Nam Hoành Sơn so với Bắc Hoành Sơn là:

A. Nhiều khoáng sản hơn

B. Ít khoáng sản, ít rừng hơn

C. Nhiều rừng hơn

D. Câu A, C đúng

7. Loại khoáng sản lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ là:

A. Than đá B. Dầu khí C. Đá vôi D. Đất sét

8. Vị trí của vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội là:

A. Giáp Lào

B. Giáp Đồng bằng sông Hồng

C. Giáp biển

D. Cầu nối Bắc - Nam

9. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là:

A. Dư thừa lao động

B. Thiếu đất sản xuất

C. Khí hậu khắc nghiệt

D. Đất đai thoái hóa

10. Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm:

A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me

B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều.

C. Chăm, Hoa, Nùng, Mông

D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.

11. Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm:

A.Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm

B.Tỉ lệ tử vong giữ ổn định ở mức tương đối thấp

C.Mức tăng dân số tương đương với mức tăng dân số trung bình của thế giới.

D.Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình chung của thế giới.

12. Dân số thành thị tăng nhanh , không phải vì:

A. Gia tăng tự nhiên cao

B. Do di dân vào thành thị

C. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ

D. Nhiều đô thị mới hình thành

13. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau :

A. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống

B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên

C. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên

D. Tỉ lệ người dưới tuổi lao động giảm, tỉ lệ người trong và quá tuổi lao động tăng.

14. Nước ta nằm trong số các nước có :

A. Mật độ dân số cao nhất thế giới

B. Mật độ dân số khá cao trên thế giới

C. Mật độ dân số cao trên thế giới

D. Tất cả đều sai

15. Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư chú của các dân tộc

A. Tày, Nùng ,Dao, Thái, Mông

B.Tây, Nùng ,Ê –Đê ,Ba -Na

C.Tày, Mừng,Gia-rai ,Mơ nông

D.Dao ,Nùng ,Chăm ,Hoa

16. Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:

A. Chăm , Khơ-me B. Vân Kiều ,Thái

C. Ê –đê ,Mường D. Ba-na ,Cơ –ho

17. Năm 1999, vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất nước ta là :

A. Bắc Trung Bộ B. Tây Nguyên

C. Trung Du và miền núi Bắc Bộ D. Đồng Bằng Sông Cửu Long

18. Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:

A. Tương đối thấp B. Trung bình C. Cao D.Rất cao

19. Những đô thị nào có quy mô dân số trên 1 triệu người .

A. Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM .

B. Hà Nội , Đà Nẵng , Thành Phố Hồ Chí Minh

C. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ

D. Thành Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu .

20. Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất nước ta hiện nay là:

A. Nhà nước B. Tập thể C. Tư nhân D. Đầu tư nước ngoài.

5
18 tháng 12 2018

1.A

2.D

3.A

4.C

5.C

6.D

7.C

8.D

9.D

10.A

11.A

12.D

13.D

14.D

15.A

16.C

17.C

18.C

19.B

20.A

19 tháng 12 2018

Câu 1.A

Câu 2.D

Câu 3.A

Câu 4.C

Câu 5.C

Câu 6.D

Câu 7.C

Câu 8.D

Câu 9.D

Câu 10.A

Câu 11.A

Câu 12.D

Câu 13.D

Câu 14.D

Câu 15.A

Câu 16.C

Câu17.C

Câu18.C

Câu 19.B

Câu 20.A

Good luck <3

18 tháng 12 2018

Câu 1 :nhà máy thủy điện sơn la

Câu2 :

54 dân tộc

Dân tộc Việt (kinh): ở vùng đòng bằng, duyên hải trung du

Dân tộc ít người: ở vùng trung du miền núi

Còn lại bn tự lm nhé!!!

20 tháng 12 2018

bn có thể giúp mk câu 4 dc ko

18 tháng 12 2018

Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của vùng

Trung du miền núi Bắc Bộ

1.Thuận lợi:

- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....

- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi

- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.

- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên

- Tài nguyên rừng phong phú

- Biển giàu bãi tôm cá

- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện Khó khăn:

- Dân trí chưa cao

- Nhiều dân tộc thiểu số

- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối

- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

Đồng Bằng Sông Hồng

* Thuận lợi:

- Về vị trí địa lý dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế

- xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.

- Về các tài nguyên:

+ Đất phù sa tốt, khí hậu, thuỷ văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.

+ Khoáng sản có giá trị như mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Ninh, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao; than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).

+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Phong cảnh du lịch rất phong phú, đa dạng.

+ Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vinh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả.

* Khó khăn:

- Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường sá, cầu công các công ttrình thuỷ lợi, đê điều.

- Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng ….

18 tháng 12 2018

Bắc Trung Bộ

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng _vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ_vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật…

+ Mang tính chất cầu nối miền Bắc và miền Nam nước ta với các trục giao thông Bắc Nam chạy qua (quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh).

+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có, là điều kiện để giao lưu kinh tế.

+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.

+ Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).

Vùng đồng bằng ven biển có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…

Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm ph á có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).

+ Sông ngòi dốc, nước quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng (sông Mã, sông Cả).

+ Một số khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông(10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), người dân cần cù, thông minh, đem lại nguồn lao động có chất lượng, năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt các tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông – Tây.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Chính sách phát triển của Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh hơn, đặc biệt là dự án phát triển hành lang Đông – Tây.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (đặc biệt là đồng bằng sông Hồng kế bên).

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh.

+ Khí hậu chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi; nạn cát bay cát chảy ven biển.

- Kinh tế - xã hội:

+ Đời sống người dân còn khó khăn, đặc biệt vùng núi phía Tây.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; đặc biệt ở vùng núi phía Tây, giao thông Đông - Tây còn khó khăn.


Duyên hải Nam Trung Bộ

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các quốc lộ Đông – Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc – Nam.

+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.

+ Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.

+ Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).

+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.

+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông, cần cù khỏe mạnh, là nguồn lao động dồi dào và năng động cho vùng.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).

+ Chính sách của nhà nước trong việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

+ Trong vùng đã hình thành một chuỗi các đô thị tương đối lớn (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết).

+ Di sản văn hóa đặc sắc, phong phú.

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa.

+ Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.

+Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Vùng có nhiều dân tộc ít người.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.

Tây Nguyên

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.

+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương).

+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…

- Tự nhiên:

+ Đất badan màu mỡ, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

+ Địa hình: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.

+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).

+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.

+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.

+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.

* Khó khăn:

- Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.

- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.

- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.

- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.


18 tháng 12 2018

Theo em dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả:

a. Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội :

+ Làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP.

+ Vấn đề việc làm luôn là gánh nặng lớn của xã hội.

b. Khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống : + GDP bình quân theo đầu người còn thấp.

+ Bình quân lương thực, thực phẩm theo đầu người thấp, tỉ lệ đói nghèo còn cao.

+ Sức ép cho y tế, giáo dục, nhà ở, tệ nạn xã hội…

c. Sức ép đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường :

+ Cạn kiệt các loại tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu của số dân đông và tăng nhanh.

+ Ô nhiễm môi trường…


18 tháng 12 2018

Dẫn đến bùng nổ dân số

Thiếu việc làm thất nghiệp nhiều

Ô nhiễm môi trường

Giao thông bị ùn tắc

Vấn đề về nơi ở- thiếu

...

=>kinh tế kém phát triển

27 tháng 12 2018

1)Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay:
+Chuyển dịch cơ cấu ngành:giảm tị trọng khu vực nông,lâm,ngư nghiệp;tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng.Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng vẫn còn nhiều biến động
+Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp,các lãnh thổ tập trung công nghiệp,dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế nhiều thành phần
+Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:từ nên kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần
+Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới,các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn;ba vùng kinh tế trọng điểm(Bắc Bộ,phía Nam,miền Trung)

-Những thành tựu và thách thức:
Thành tựu
+kinh tế tăng trưởng vững chắc,cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa
+Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm,nổi bật là ngành dầu khí,điện,chế biến thực phẩm,sản xuất hàng hóa tiêu dùng
+Hoạt động ngoại thương và đầu tư của nước ngoài dc thúc đẩy phát triển.Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu
Thách thức
+Ở nhiều huyện,tỉnh nhất là các vùng miền núi còn các xã nghèo
+Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức,môi trường bị ô nhiễm
+Vấn đề việc làm,phát triển văn hóa,giáo dục,y tế,xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng dc nhu cầu của xã hội

2)|

ự khác biệt giữa 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc:

* Điều kiện tự nhiên:

- Vùng Đông Bắc:

+ Địa hình thấp hơn, chủ yếu núi thấp và trung bình.

+ Địa hình hướng vòng cung (5 cánh cung).

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.

- Vùng Tây Bắc:

+ Địa hình núi cao hiểm trở và đồ sộ nhất cả nước (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi pang cao 3143m).

+ Địa hình hướng Tây Bắc – Đông Nam.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

* Thế mạnh kinh tế:

- Vùng Đông Bắc:

+ Khai thác khoáng sản (khoáng sản đa dạng và giàu có nhất cả nước).

+ Phát triển nhiệt điện chạy bằng than (Uông Bí, Na Dương..).

+ Trồng rừng; phát triển đa dạng cây công nghiêp lâu năm, cây ăn quả, dược liệu ôn đới và cận nhiệt.

+ Du lịch sinh thái và du lịch biển.

+ Đánh bắt nuôi trồng thủy sản (vùng biển Quảng Ninh).

- Vùng Tây Bắc:

+ Phát triển thủy điện (Hòa Bình, Sơn La)

+ Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (cây chè).

+ Chăn nuôi gia súc lớn.


3)

- Cung cấp nguồn điện chủ yếu cho miền Bắc và một phần khu vực phía Nam qua đường tải điện 500 kw, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.

- Giá trị thủy lợi: hồ chứa nước có vai trò điều tiết nguồn nước vào mùa lũ – cạn giúp hạn chế thiên tai và cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt (đặc biệt hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm, và luyện kim).

- Phát triển du lịch.

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

4)

Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

* Thuận lợi:

- Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

- Điều kiện khí hậuvà nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển thâm canh tăng vụ.

- Nguồn lao động đông, có trình độ thâm canh cao nhất cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)

- Thị trường rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.

* Khó khăn:

- Vùng đất trong đê không được bồi tụ thường xuyên, bị thoái hóa.

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người).

- Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, suy thoái.

- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).

- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, ..).


20 tháng 12 2018

Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của vùng

Trung du miền núi Bắc Bộ

1.Thuận lợi:

- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....

- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi

- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.

- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên

- Tài nguyên rừng phong phú

- Biển giàu bãi tôm cá

- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện Khó khăn:

- Dân trí chưa cao

- Nhiều dân tộc thiểu số

- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối

- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

Đồng Bằng Sông Hồng

* Thuận lợi:

- Về vị trí địa lý dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế

- xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.

- Về các tài nguyên:

+ Đất phù sa tốt, khí hậu, thuỷ văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.

+ Khoáng sản có giá trị như mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Ninh, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao; than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).

+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Phong cảnh du lịch rất phong phú, đa dạng.

+ Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vinh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả.

* Khó khăn:

- Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường sá, cầu công các công ttrình thuỷ lợi, đê điều.

- Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng ….

Bắc Trung Bộ

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng _vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ_vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật…

+ Mang tính chất cầu nối miền Bắc và miền Nam nước ta với các trục giao thông Bắc Nam chạy qua (quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh).

+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có, là điều kiện để giao lưu kinh tế.

+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.

+ Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).

Vùng đồng bằng ven biển có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…

Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm ph á có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).

+ Sông ngòi dốc, nước quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng (sông Mã, sông Cả).

+ Một số khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông(10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), người dân cần cù, thông minh, đem lại nguồn lao động có chất lượng, năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt các tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông – Tây.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Chính sách phát triển của Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh hơn, đặc biệt là dự án phát triển hành lang Đông – Tây.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (đặc biệt là đồng bằng sông Hồng kế bên).

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh.

+ Khí hậu chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi; nạn cát bay cát chảy ven biển.

- Kinh tế - xã hội:

+ Đời sống người dân còn khó khăn, đặc biệt vùng núi phía Tây.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; đặc biệt ở vùng núi phía Tây, giao thông Đông - Tây còn khó khăn.


Duyên hải Nam Trung Bộ

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các quốc lộ Đông – Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc – Nam.

+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.

+ Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.

+ Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).

+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.

+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông, cần cù khỏe mạnh, là nguồn lao động dồi dào và năng động cho vùng.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).

+ Chính sách của nhà nước trong việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

+ Trong vùng đã hình thành một chuỗi các đô thị tương đối lớn (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết).

+ Di sản văn hóa đặc sắc, phong phú.

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa.

+ Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.

+Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Vùng có nhiều dân tộc ít người.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.

Tây Nguyên

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.

+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương).

+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…

- Tự nhiên:

+ Đất badan màu mỡ, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

+ Địa hình: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.

+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).

+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.

+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.

+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.

* Khó khăn:

- Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.

- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.

- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.

- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.

Good Luck <3

18 tháng 12 2018

Vì khi xảy ra các trận lũ đất sẽ bị sói mòn, sạt lở gây nguy hiểm đến người dân,gây thiệt hại về người . Gây ngập úng lũ lụt

19 tháng 12 2018

Vì Nếu chỉ chú trọng theo đuổi các mục tiêu kinh tế và nâng cao đời sống mà ko bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thì sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt > ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, gây khó khăn cho đời sống con người. Ví dụ như chạy theo lợi nhuận, công ty Vedan đã làm ô nhiễm dòng sông, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái xung quanh. Nạn chặt phá rừng bừa bãi gây sói mòn, lũ lụt... Con người sẽ mất bao chi phí để khắc phục những hậu quả đó

19 tháng 12 2018

1/

Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ,duyên hải nam trung bộ,tây nguyên,bắc trung bộ:

- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

-Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

-Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

- Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

- Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

19 tháng 12 2018

2/vì Tây Nguyên có diện tích đất bazan lớn phù hợp với điều kiện sinh thái cây cà phê khí hậu có 1 mùa mưa và khô thuận lợi cho gieo trồng.

3-Thúc đẩy nhiều ngành kinh tế phát triển (đặc biệt là việc khai thác và chế biến khoáng sản,..)

- Về xã hội : tạo việc làm, phát triển kinh tế - xã hội miền núi,...

Mở alat ra xem mấy nhà máy thủy điện nhá <3

4/

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Địa hình, đất: vùng có địa hinh đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lung bằng phẳng, kết hợp với đất feralit màu mỡ.

- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, phân hóa đa dạng.

⟹ Thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt; trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn; đồng thời xây dựng các khu công nghiệp, đô thị.

- Tài nguyên khoáng sản: vùng tập trung khoáng sản đa dạng và giàu có nhất cả nước (than, sắt, đồng, thiếc, apatit, kẽm, crom…), đặc biệt là than đá (Quảng Ninh).

⟹ Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.

- Tài nguyên rừng khá giàu có, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong rừng còn nhiều lâm sản quý và các loài chim thú.

- Tài nguyên nước:

+ Vùng biển Quảng Ninh có nhiều vũng vịnh đẹp, các bãi biển, bãi tôm bãi cá.

⟹ Thuận lợi cho du lịch biển, xây dựng cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Có nhiều hệ thống sông lớn, chảy qua địa hình dốc nên tiềm năng thủy điện lớn (lớn thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên).

+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng…

Good luck <3