K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bên mẹ !Hoài niệm về những ngày bên mẹ...Chung quanh tôi, có ngàn vạn con người.Nhưng trong tôi, chỉ có một người thôi.Người ấy đã trao cho tôi cuộc sống này, và hơn thế, đã cho tôi hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống.Tôi gọi Người là Mẹ.Mẹ tôi là một cô gái trồng hoa nết na thuỳ mị, được hàng xóm láng giềng yêu mến, và tất nhiên, được rất nhiều chàng trai...
Đọc tiếp

Bên mẹ !
Hoài niệm về những ngày bên mẹ...
Chung quanh tôi, có ngàn vạn con người.
Nhưng trong tôi, chỉ có một người thôi.
Người ấy đã trao cho tôi cuộc sống này, và hơn thế, đã cho tôi hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống.
Tôi gọi Người là Mẹ.
Mẹ tôi là một cô gái trồng hoa nết na thuỳ mị, được hàng xóm láng giềng yêu mến, và tất nhiên, được rất nhiều chàng trai theo đuổi. Cuối cùng mẹ đã chọn bố tôi - một viên chức quèn thấu hiểu tâm hồn mẹ. Bố không thể cho mẹ nhiều thứ, tuần trăng mật: không, váy cưới: không, nhẫn cưới: cũng không. Nhưng theo lời mẹ thì bố tôi đã tặng cho mẹ hai món quà tuyệt vời nhất: một vườn hoa xinh xắn ở sau nhà, và tôi, tài sản lớn nhất của mẹ.
Mùa xuân, tôi chập chững theo mẹ ra vườn thăm những bông hoa vừa hé nụ. Mẹ bảo rằng nàng tiên mùa Xuân đã đánh thức cả vườn hoa, và mỗi bông hoa tươi là một nụ cười của cuộc sống. Bàn tay mẹ chăm sóc nâng niu cho muôn nụ cười nở rộ, đưa hương thơm náo nức khắp vườn. Mẹ còn dạy tôi ghi nhớ từng mùi hương riêng biệt trong vườn, vì hương thơm chính là linh hồn của cỏ hoa. Tôi chẳng thể nào phân biệt giỏi như mẹ và mọi loài hoa trong mắt tôi, tôi đều gọi chung là “hoa mẹ”.
Có lần, hai mẹ con ra vườn chơi từ lúc mặt trời còn chưa dậy. Mẹ ôm tôi vào lòng, hát những lời ru ngọt ngào như sữa, thủ thỉ các cậu chuyện cổ tích về cô công chúa Hoa, chàng hoàng tử Lá... và nói với tôi đôi lời vu vơ:
- Con có thấy hạt sương đang run rẩy trên cánh hồng kia không? - mẹ hỏi - Nó đang khóc đấy. Vì chỉ chút nữa thôi khi mặt trời lên, nó sẽ tan biến khỏi cõi đời này, sẽ không được ở bên hoa nữa. Hạnh phúc nhiều khi đơn giản lắm, con hiểu không?
Tôi không hiểu lắm những điều mẹ nói. Được sống bên cha mẹ như thế này, tôi cũng thấy hạnh phúc lắm rồi. Và hạnh phúc lớn nhất của tôi là hàng đêm được ngủ vùi trong mái tóc dài mượt mà thơm ngát của mẹ. Mái tóc mẹ có một hương thơm kỳ lạ: vừa nồng nàn đắm say, vừa nhẹ nhàng thanh khiết, có khi quấn quít không rời, lúc lại dịu dàng lan toả... Tưởng như tất cả các hương hoa trong vườn đã lưu lại trên tóc mẹ vậy.
Mùa hạ ùa đến với những tia nắng rát bỏng xen lẫn những cơn mưa dữ dội. Cảnh vật khô héo đi dưới sức nóng của mặt trời. Tôi ghét mùa hạ! Mùa hạ làm hoa lá ủ rũ và làm mẹ tôi mệt mỏi. Mẹ thường xuyên bị chóng mặt và ho dữ dội, có lần mẹ còn bị ngất khi đang cùng tôi tưới hoa. Tôi chỉ biết ngồi khóc cho đến khi mẹ tỉnh dậy. Vậy mà mẹ lại dặn tôi rằng không được kể cho bố, rằng mẹ chỉ thiếp đi một chút thôi, và mẹ sẽ tự dậy được ngay.
Nhưng đến lần thứ hai, mẹ đã không tự dậy được.
Mẹ được chuyển ngay vào Khoa cấp cứu của bệnh viện. Tôi chỉ được bố giải thích là mẹ bị ốm nhẹ, mẹ phải xa tôi một thời gian. Nhưng tôi chẳng tin đâu vì nếu bị ốm nhẹ thì mẹ tôi đâu phải nằm Bệnh viện, và bố tôi đâu phải lo lắng đến rộc cả người thế kia.
Ngày nào tôi cũng được bố đèo vào Bệnh viện thăm mẹ. Dù mệt mỏi nhưng mẹ vẫn tự tay vắt cam, pha sữa cho tôi uống. Mẹ cười rất tươi khi biết tôi vẫn chăm sóc cẩn thận cho những bông hoa ở nhà. Mẹ còn xin phép ông bác sĩ già được tặng vài giống hoa đẹp cho khu vườn của Bệnh viện. Thấy mẹ như vậy, tôi cũng an tâm phần nào. Tôi sà vào lòng mẹ và hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ có mệt lắm không? Mẹ phải nhanh khỏi ốm đấy nhé!
Mẹ âu yếm thơm tôi và trả lời:
- Ừ, được rồi, mẹ sẽ nhanh khỏi ốm để đưa con trai mẹ ra vườn chơi.
Thế nhưng lúc về, tôi thấy hình như mắt mẹ đẫm lệ.
Thấm thoát thu qua đông tới, thời gian trôi ngày một nhanh hơn và mẹ tôi ngày một yếu hơn. Vào thăm mẹ, tôi giật mình khi thấy mẹ xanh quá và tóc mẹ rụng từng mảng. Tôi cứ mếu máo ăn vạ mãi nên mọi người đành phải cho tôi ở hẳn Bệnh viện với mẹ. Một lần, trong giấc ngủ mơ màng, tôi loáng thoáng nghe tiếng mẹ thổn thức:



- Anh ơi, em sắp phải đi rồi... Em chẳng tiếc gì đâu, em chỉ tiếc con em thôi... Giá mà em được nhìn thấy con lớn lên, được đưa con đến trường, rồi con mình lấy vợ... Ước gì em sống thêm được vài năm, không, chỉ vài tháng, hay mấy tuần nữa thôi cũng được. Sắp đến Tết rồi, anh nhỉ? Em sẽ dắt con ra chợ mua lá dong về gói bánh chưng, sẽ mua cho con bộ quần áo mới...
Bệnh của mẹ tôi đã vào giai đoạn cuối. Tuy mẹ cố kìm những tiếng rên rỉ nhưng nhìn vẻ mặt mẹ, tôi biết mẹ đang đau đớn đến cùng cực. Tôi nghe trộm được ông bác sĩ già nói với bố:
- Tôi không hiểu vì sao cô ấy có thể trụ vững lâu đến như vậy. Thứ giữ cô ấy sống đến bây giờ không phải là thuốc men nữa rồi. Mà có lẽ... có lẽ là tình yêu thương...
Vì mẹ tôi yếu quá rồi nên mọi người không cho tôi được ở với mẹ nữa. Tôi một mình lầm lũi trở về khu vườn thân quen. Những cơn gió lạnh buốt sục sạo khắp nơi như muốn tiêu diệt nốt các mầm sống còn sót lại. Những bông “hoa mẹ” úa tàn đổ gục xuống, những cánh hoa héo hắt và giập nát phủ dày trên mặt đất, chốc chốc lại bị gió thổi tung lên, bay lả tả. Nhưng kìa, ở giữa khu vườn vẫn còn trơ trụi một bông hoa xinh đẹp, dẫu cành lá đã xiêu vẹo hẳn đi nhưng vẫn bất chấp giá lạnh mà kiên cường sống. Tôi chạy vội tới, dùng cả hai lòng bàn tay che chở cho nụ cười cuối cùng của cuộc đời. Một cơn gió sắc như dao lướt tới, bông hoa xinh khẽ run rẩy rồi gục xuống, trong bàn tay tôi chỉ còn những cánh hoa rời rụng. Tôi oà lên khóc. Mẹ ơi! Mẹ về đi! Con nhớ mẹ quá... Con chẳng thích bánh chưng đâu. Con chẳng thích quần áo mới đâu. Con chỉ cần mẹ thôi...
Một buổi tối, bỗng nhiên mẹ yêu cầu bác sĩ cho tôi được ngủ cùng mẹ. Buổi tối ấy, suốt đời tôi không quên được. Mẹ tôi lại xinh đẹp như ngày xưa, da mẹ hồng hào, mắt mẹ sáng long lanh. Trên khuôn mặt mẹ không còn những nét đau đớn nữa. Mẹ không nói gì cả, mẹ chỉ cười tươi như hoa và ôm tôi vào lòng, thật chặt. Tôi sung sướng áp đầu vào mái tóc thơm ngát của mẹ và ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, tôi bị đánh thức bởi tiếng gào thét và tiếng chân người chạy cuống cuồng. Tôi mở choàng mắt ra. Mẹ tôi vẫn nằm yên trên giường, miệng thoáng một nụ cười mãn nguyện. Bố tôi quì phục bên mẹ, thân hình cứng đờ như tượng đá. Tôi gào lên gọi mẹ, rồi gọi bố. Nhưng không ai trả lời... Cô y tá vội bế thốc tôi ra khỏi phòng nhưng trước đó, tôi vẫn kịp nhìn thấy vị bác sĩ già lôi từ hàm răng xô lệch của mẹ một chiếc khăn tay rỉ máu:
- Tội nghiệp! Cô ấy muốn thằng bé ngủ yên...

***

Nàng tiên mùa Xuân lại quay về đánh thức cả khu vườn. Những cánh bướm rập rờn nô đùa quanh hàng trăm bông hoa mơn mởn sắc hương. Chăm sóc cho cả vườn hoa ấy bây giờ chỉ còn bố và tôi, còn mẹ tôi lặng lẽ ngụ ở một góc vườn ngắm nhìn hai bố con. Tôi đứng trước những que hương vừa thắp trên mộ mẹ mà lòng chợt thấy bâng khuâng. Được sống mãi trong khu vườn này bên những người thân yêu, đó là tâm nguyện của mẹ. Bố khẽ thở dài và vỗ nhẹ lên vai tôi:
- Đừng buồn nữa con... Mẹ đã bay lên trời rồi nhưng mẹ vẫn yêu thương chúng ta như chúng ta yêu thương mẹ. Vì bố, mẹ và con mãi mãi là một gia đình, phải không?
Tôi im lặng. Một luồng hương ấm áp và thân quen bất chợt toả ra, ôm ấp lấy hai bố con. Mùi hương nhang khói ư, hay hương thơm của cỏ hoa? Hình như không phải... Đây là một hương thơm kỳ lạ: vừa nồng nàn đắm say, vừa nhẹ nhàng thanh khiết, có khi quấn quýt không rời, lúc lại dịu dàng lan toả...
 

 

1
7 tháng 3 2020

nguồn: olm.vn/hoi-dap/detail/8545520712.html

Bên mẹ !Hoài niệm về những ngày bên mẹ...Chung quanh tôi, có ngàn vạn con người.Nhưng trong tôi, chỉ có một người thôi.Người ấy đã trao cho tôi cuộc sống này, và hơn thế, đã cho tôi hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống.Tôi gọi Người là Mẹ.Mẹ tôi là một cô gái trồng hoa nết na thuỳ mị, được hàng xóm láng giềng yêu mến, và tất nhiên, được rất nhiều chàng trai...
Đọc tiếp

Bên mẹ !Hoài niệm về những ngày bên mẹ...
Chung quanh tôi, có ngàn vạn con người.
Nhưng trong tôi, chỉ có một người thôi.
Người ấy đã trao cho tôi cuộc sống này, và hơn thế, đã cho tôi hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống.
Tôi gọi Người là Mẹ.
Mẹ tôi là một cô gái trồng hoa nết na thuỳ mị, được hàng xóm láng giềng yêu mến, và tất nhiên, được rất nhiều chàng trai theo đuổi. Cuối cùng mẹ đã chọn bố tôi - một viên chức quèn thấu hiểu tâm hồn mẹ. Bố không thể cho mẹ nhiều thứ, tuần trăng mật: không, váy cưới: không, nhẫn cưới: cũng không. Nhưng theo lời mẹ thì bố tôi đã tặng cho mẹ hai món quà tuyệt vời nhất: một vườn hoa xinh xắn ở sau nhà, và tôi, tài sản lớn nhất của mẹ.
Mùa xuân, tôi chập chững theo mẹ ra vườn thăm những bông hoa vừa hé nụ. Mẹ bảo rằng nàng tiên mùa Xuân đã đánh thức cả vườn hoa, và mỗi bông hoa tươi là một nụ cười của cuộc sống. Bàn tay mẹ chăm sóc nâng niu cho muôn nụ cười nở rộ, đưa hương thơm náo nức khắp vườn. Mẹ còn dạy tôi ghi nhớ từng mùi hương riêng biệt trong vườn, vì hương thơm chính là linh hồn của cỏ hoa. Tôi chẳng thể nào phân biệt giỏi như mẹ và mọi loài hoa trong mắt tôi, tôi đều gọi chung là “hoa mẹ”.
Có lần, hai mẹ con ra vườn chơi từ lúc mặt trời còn chưa dậy. Mẹ ôm tôi vào lòng, hát những lời ru ngọt ngào như sữa, thủ thỉ các cậu chuyện cổ tích về cô công chúa Hoa, chàng hoàng tử Lá... và nói với tôi đôi lời vu vơ:
- Con có thấy hạt sương đang run rẩy trên cánh hồng kia không? - mẹ hỏi - Nó đang khóc đấy. Vì chỉ chút nữa thôi khi mặt trời lên, nó sẽ tan biến khỏi cõi đời này, sẽ không được ở bên hoa nữa. Hạnh phúc nhiều khi đơn giản lắm, con hiểu không?
Tôi không hiểu lắm những điều mẹ nói. Được sống bên cha mẹ như thế này, tôi cũng thấy hạnh phúc lắm rồi. Và hạnh phúc lớn nhất của tôi là hàng đêm được ngủ vùi trong mái tóc dài mượt mà thơm ngát của mẹ. Mái tóc mẹ có một hương thơm kỳ lạ: vừa nồng nàn đắm say, vừa nhẹ nhàng thanh khiết, có khi quấn quít không rời, lúc lại dịu dàng lan toả... Tưởng như tất cả các hương hoa trong vườn đã lưu lại trên tóc mẹ vậy.
Mùa hạ ùa đến với những tia nắng rát bỏng xen lẫn những cơn mưa dữ dội. Cảnh vật khô héo đi dưới sức nóng của mặt trời. Tôi ghét mùa hạ! Mùa hạ làm hoa lá ủ rũ và làm mẹ tôi mệt mỏi. Mẹ thường xuyên bị chóng mặt và ho dữ dội, có lần mẹ còn bị ngất khi đang cùng tôi tưới hoa. Tôi chỉ biết ngồi khóc cho đến khi mẹ tỉnh dậy. Vậy mà mẹ lại dặn tôi rằng không được kể cho bố, rằng mẹ chỉ thiếp đi một chút thôi, và mẹ sẽ tự dậy được ngay.
Nhưng đến lần thứ hai, mẹ đã không tự dậy được.
Mẹ được chuyển ngay vào Khoa cấp cứu của bệnh viện. Tôi chỉ được bố giải thích là mẹ bị ốm nhẹ, mẹ phải xa tôi một thời gian. Nhưng tôi chẳng tin đâu vì nếu bị ốm nhẹ thì mẹ tôi đâu phải nằm Bệnh viện, và bố tôi đâu phải lo lắng đến rộc cả người thế kia.
Ngày nào tôi cũng được bố đèo vào Bệnh viện thăm mẹ. Dù mệt mỏi nhưng mẹ vẫn tự tay vắt cam, pha sữa cho tôi uống. Mẹ cười rất tươi khi biết tôi vẫn chăm sóc cẩn thận cho những bông hoa ở nhà. Mẹ còn xin phép ông bác sĩ già được tặng vài giống hoa đẹp cho khu vườn của Bệnh viện. Thấy mẹ như vậy, tôi cũng an tâm phần nào. Tôi sà vào lòng mẹ và hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ có mệt lắm không? Mẹ phải nhanh khỏi ốm đấy nhé!
Mẹ âu yếm thơm tôi và trả lời:
- Ừ, được rồi, mẹ sẽ nhanh khỏi ốm để đưa con trai mẹ ra vườn chơi.
Thế nhưng lúc về, tôi thấy hình như mắt mẹ đẫm lệ.
Thấm thoát thu qua đông tới, thời gian trôi ngày một nhanh hơn và mẹ tôi ngày một yếu hơn. Vào thăm mẹ, tôi giật mình khi thấy mẹ xanh quá và tóc mẹ rụng từng mảng. Tôi cứ mếu máo ăn vạ mãi nên mọi người đành phải cho tôi ở hẳn Bệnh viện với mẹ. Một lần, trong giấc ngủ mơ màng, tôi loáng thoáng nghe tiếng mẹ thổn thức:



- Anh ơi, em sắp phải đi rồi... Em chẳng tiếc gì đâu, em chỉ tiếc con em thôi... Giá mà em được nhìn thấy con lớn lên, được đưa con đến trường, rồi con mình lấy vợ... Ước gì em sống thêm được vài năm, không, chỉ vài tháng, hay mấy tuần nữa thôi cũng được. Sắp đến Tết rồi, anh nhỉ? Em sẽ dắt con ra chợ mua lá dong về gói bánh chưng, sẽ mua cho con bộ quần áo mới...
Bệnh của mẹ tôi đã vào giai đoạn cuối. Tuy mẹ cố kìm những tiếng rên rỉ nhưng nhìn vẻ mặt mẹ, tôi biết mẹ đang đau đớn đến cùng cực. Tôi nghe trộm được ông bác sĩ già nói với bố:
- Tôi không hiểu vì sao cô ấy có thể trụ vững lâu đến như vậy. Thứ giữ cô ấy sống đến bây giờ không phải là thuốc men nữa rồi. Mà có lẽ... có lẽ là tình yêu thương...
Vì mẹ tôi yếu quá rồi nên mọi người không cho tôi được ở với mẹ nữa. Tôi một mình lầm lũi trở về khu vườn thân quen. Những cơn gió lạnh buốt sục sạo khắp nơi như muốn tiêu diệt nốt các mầm sống còn sót lại. Những bông “hoa mẹ” úa tàn đổ gục xuống, những cánh hoa héo hắt và giập nát phủ dày trên mặt đất, chốc chốc lại bị gió thổi tung lên, bay lả tả. Nhưng kìa, ở giữa khu vườn vẫn còn trơ trụi một bông hoa xinh đẹp, dẫu cành lá đã xiêu vẹo hẳn đi nhưng vẫn bất chấp giá lạnh mà kiên cường sống. Tôi chạy vội tới, dùng cả hai lòng bàn tay che chở cho nụ cười cuối cùng của cuộc đời. Một cơn gió sắc như dao lướt tới, bông hoa xinh khẽ run rẩy rồi gục xuống, trong bàn tay tôi chỉ còn những cánh hoa rời rụng. Tôi oà lên khóc. Mẹ ơi! Mẹ về đi! Con nhớ mẹ quá... Con chẳng thích bánh chưng đâu. Con chẳng thích quần áo mới đâu. Con chỉ cần mẹ thôi...
Một buổi tối, bỗng nhiên mẹ yêu cầu bác sĩ cho tôi được ngủ cùng mẹ. Buổi tối ấy, suốt đời tôi không quên được. Mẹ tôi lại xinh đẹp như ngày xưa, da mẹ hồng hào, mắt mẹ sáng long lanh. Trên khuôn mặt mẹ không còn những nét đau đớn nữa. Mẹ không nói gì cả, mẹ chỉ cười tươi như hoa và ôm tôi vào lòng, thật chặt. Tôi sung sướng áp đầu vào mái tóc thơm ngát của mẹ và ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, tôi bị đánh thức bởi tiếng gào thét và tiếng chân người chạy cuống cuồng. Tôi mở choàng mắt ra. Mẹ tôi vẫn nằm yên trên giường, miệng thoáng một nụ cười mãn nguyện. Bố tôi quì phục bên mẹ, thân hình cứng đờ như tượng đá. Tôi gào lên gọi mẹ, rồi gọi bố. Nhưng không ai trả lời... Cô y tá vội bế thốc tôi ra khỏi phòng nhưng trước đó, tôi vẫn kịp nhìn thấy vị bác sĩ già lôi từ hàm răng xô lệch của mẹ một chiếc khăn tay rỉ máu:
- Tội nghiệp! Cô ấy muốn thằng bé ngủ yên...

***

Nàng tiên mùa Xuân lại quay về đánh thức cả khu vườn. Những cánh bướm rập rờn nô đùa quanh hàng trăm bông hoa mơn mởn sắc hương. Chăm sóc cho cả vườn hoa ấy bây giờ chỉ còn bố và tôi, còn mẹ tôi lặng lẽ ngụ ở một góc vườn ngắm nhìn hai bố con. Tôi đứng trước những que hương vừa thắp trên mộ mẹ mà lòng chợt thấy bâng khuâng. Được sống mãi trong khu vườn này bên những người thân yêu, đó là tâm nguyện của mẹ. Bố khẽ thở dài và vỗ nhẹ lên vai tôi:
- Đừng buồn nữa con... Mẹ đã bay lên trời rồi nhưng mẹ vẫn yêu thương chúng ta như chúng ta yêu thương mẹ. Vì bố, mẹ và con mãi mãi là một gia đình, phải không?
Tôi im lặng. Một luồng hương ấm áp và thân quen bất chợt toả ra, ôm ấp lấy hai bố con. Mùi hương nhang khói ư, hay hương thơm của cỏ hoa? Hình như không phải... Đây là một hương thơm kỳ lạ: vừa nồng nàn đắm say, vừa nhẹ nhàng thanh khiết, có khi quấn quýt không rời, lúc lại dịu dàng lan toả...

nguồn: olm.vn/hoi-dap/detail/8545520712.html

có bạn nào hiểu được ý nghĩa của bài này giống mik không?

 

 

0
7 tháng 3 2020

Nhân dân Việt Nam từ xưa vốn có truyền thống lấy chữ "nhân" làm gốc. Một trong nhưng nét đẹp của phẩm giá là tình yêu thương con người và lòng vị tha. Chính vì vậy, ông bà, cha mẹ thường xuyên khuyên con cháu: "Thương người như thể thương thân"

Trước tiên, chúng ta cần hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào. Thân là bản thân, thương người là thương xót, cảm nhận được nỗi khổ của mình khi đói không cơm, khi lạnh không áo, ốm không thuốc. Thương người là thương mọi người xung quanh là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì cũng yêu người khác như chính bản thân mình. Nếu đã từng trải qua đói khổ, bệnh tật, túng thiếu,… thì khi người khác lâm vào cảnh đấy ta cảm thông, giúp đỡ, quan tâm coi việc của người khác như của mình.

Tại sao chúng ta phải giúp đỡ người khác? Trong cuộc sống, không ai có thể sống lẻ loi, cô độc. Trong gia đình có ông bà, cha mẹ, con cái,… Đó là quan hệ máu thịt thiêng liêng. Hiểu rõ điều đó nên từ khi còn nằm trong nôi, ông bà thường hát ru con cháu bằng tiếng hát êm đềm, tình cảm.

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"

Thấu hiểu được nỗi vất vả, sự hy sinh to lớn của bậc làm cha mẹ, con cháu phải có hiếu thảo để báo đáp lại cha mẹ.

"Công cha như núi thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông"
"Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Xem thêm:  Chứng minh thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận

Rộng hơn nữa là tình làng xóm, láng giềng những người " tối lửa tắt đèn có nhau". Vào những lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn,… chúng ta nên có thái độ "nhường cơm sẻ áo".

Ngay đến cộng đồng, xã hội mà ta đang sống, những người ở miền ngược hay miền xuôi, dù là ở núi hay đồng bằng thì tất cả những con người Việt Nam đều là anh em, đều do mẹ Âu Cơ sinh ra. Chính mối quan hệ này đã tạo nên tình thân ái giữa con người với con người. Tình cảm ấy đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để có được cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi chúng ta phải cùng hòa nhập với cộng đồng, luôn ở bên cạnh nhau dù khó khăn hay hạnh phúc, tục ngữ vì thế đã có câu: "Sông có khúc, người có lúc" ý nói trong cuộc đời không ai có thể làm hoàn hảo mọi việc cho nên muốn được người khác đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước. Thực tế, nhân dan ta đã sống theo quan niệm ấy đã từ rất lâu. Ở đâu có chiến tranh, thiên tai thì hàng triệu con tim hướng về thay cho lời an ủi, động viên sâu sắc. Không những vậy, từ các vị lãnh đạo đến những người dân thường hay những anh chị sinh viên, những bạn học sinh đều sẵn sàng đóng góp xây dựng những mái ấm cho trẻ mồ côi, xây dựng trường học, nuôi lợn nhựa giúp người nghèo,… LÀ một học sinh, em thấy mình phải rèn luyện đức tính "Thương người như thể thương thân"hơn nữa. Đồng thời, cũng phê phán những con người thờ ơ, coi việc đó không phải việc của mình.

Câu tục ngữ trên là một lờ khuyên với tất cả mọi người hãy yêu thương, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn để tất cả mọi người đều sống trong ấm no, hạnh phúc.

7 tháng 3 2020

cảm ơn bn nhé

chúc bn học tốt

7 tháng 3 2020

Chọn đáp an D

7 tháng 3 2020

chọn D vì từ "cao" trong đỗ cao và nấu cao hổ cùng có nghĩa là cao để xoa bóp, trị bệnh,...

đề bài : Em hãy đọc lĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới :Con thường ngẩng cao đầu, mẹ ạTính tình con hơi ngang bướng, kiêu kìNếu có vị chúa nào nhìn con vào mắtCon chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi Nhưng mẹ ơi con xin thú thậtTrái tim con đã kiêu hãnh thế nàoĐứng trước mẹ dịu dàng, chân chấtCon thấy mình bé nhỏ làm sao!  a. Xác  định phương thức biểu đạt chính...
Đọc tiếp

đề bài : Em hãy đọc lĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới :

Con thường ngẩng cao đầu, mẹ ạ

Tính tình con hơi ngang bướng, kiêu kì

Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt

Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi

 

Nhưng mẹ ơi con xin thú thật

Trái tim con đã kiêu hãnh thế nào

Đứng trước mẹ dịu dàng, chân chất

Con thấy mình bé nhỏ làm sao!

  a. Xác  định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên  ?

  b. tìm những chi tiết , từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc và phân tích tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung của văn bản trên 

  c. từ việc hiểu nội dung của căn bản trên em hãy viết 1 đoạn văn bộc lộ những tình cảm và suy nghĩa của mình về vai trò của người mẹ đối với cuộc sống của mỗi con người.

1
10 tháng 3 2020

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.

b. - Từ ngữ, hình ảnh: ngẩng cao đầu, ngang bướng, kiêu kì, vị chúa nào nhìn con vào mắt, chẳng cúi đầu, kiêu hãnh -> tính cách của người con mạnh mẽ, không chịu khuất phục.

Mẹ dịu dàng, chân chất, con thấy mình nhỏ bé -> Trái tim con luôn tôn thờ mẹ là người có sức ảnh hưởng đến con lớn nhất, mạnh mẽ nhất, tác động đến mọi điều trong thế giới của con.

- Biện pháp đối lập: đối diện với vị chúa, đối diện với mẹ, con có những cảm nhận khác nhau. Qua đó cho thấy sức mạnh to lớn của người mẹ với những đứa con.

c. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn

- Nội dung: Tình cảm, suy nghĩ về vai trò của người mẹ trong cuộc sống của mỗi con người.

7 tháng 3 2020

tham khảo;

Câu hỏi của nguyenvankhoi196a-Ngữ Văn lớp 9- học toán với onlinemath

7 tháng 3 2020

a,

Lá thấy cành cao //gió đuổi nhau

Ngoài vườn rụng vội chiếc mo cau

Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác

Đàn kiến trường chinh từ buổi nào.

Các cụm từ in đậm là các vế so sánh.

Ở câu đầu tiên có hai phép so sánh (anh đã ngăn cách chúng bởi dấu "//").

-> Nhận xét: Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.

=> Các phép nhân hóa làm sinh động đoạn văn. Làm cho khung cảnh cảm giác trở nên thơ mộng. Những thứ như cây cối, thực vật vô tri vô giác là thế nhưng cũng có những hành động được, vậy mà tác giả làm được đều đó thật là sâu sắc.

7 tháng 3 2020

từ cứng

7 tháng 3 2020

xin lỗi bạn nhg mik ko hiểu ý bạn nói gì

Buổi trưa hè hôm nay thật oi bức quá. Ánh nắng mặt trời chói chang rphản chiếu trên mặt ao cứ như một quả cầu lửa llớn. Ông lão không nói gì, chỉ ngồi im lìm như pho tượng gỗ trên chiếc thuyền con, lặng lẽ nhìn theo chiếc cần câu dài. Hai bên bờ ao từng hàng chuối chi chít quả rủ ri bên tai nhau, tựa vào nhau trông như những người nông dân đang gánh thúng quà bên vai. Từng hành tre cọ vào nhau kêu kẽo kẹt, vươn cao trông như những chàng trai mảnh khảnh. Tiếng chim đã ngững, thay vào đó là tiếng ve kêu râm ran báo hiệu một mùa hè đã đến. Cảnh vật nơi đây nhìn cứ như một bức tranh thật sinh động. 

hok tốt!!

7 tháng 3 2020

Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.

tk mình nha hok tốt !

Tràng Giang

Tác Giả: Huy Cận

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Còn Mãi Hương Quê

Tác giả: Hiền Nhật Phương Trần

Tóc dài em xõa ngang vai
Bóng quê hương đổ dặm dài phía sau
Bến sông đợi một nhịp cầu
Thênh thang đồng lúa một màu ngát xanh

Yêu quê tình mãi ngọt lành
Du dương khúc hát thanh bình ngân nga
Điệu hò xứ Huế vang xa
Gửi tình em với quê nhà đợi mong

Hè sang Phượng trổ sắc hồng
Người ơi ước hẹn tình nồng không phai!

tho-ve-que-huong-2

Nhớ Con Sông Quê Hương

Tác giả: Tế Hanh

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam đất việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước dập dềnh con cá nhảy

Bạn bè tôi túm 5 tụm 7
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả
Kẻ sớm hôm chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồn
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượ
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.

tho-ve-que-huong-3

Việt Nam Quê Hương Ta

Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan …

tho-ve-que-huong-4

Quê Hương Hoài Nhớ

Thơ: Phú Sĩ

Quay gót trở về một lần với quê hương
Thương lắm anh ơi vấn vương bao nỗi nhớ
Ký ức tuổi thơ theo năm chờ tháng đợi
Ôm ấp vui buồn theo từng hạt mưa rơi

Hãy lại một lần về chốn cũ anh ơi!
Nơi bến sông xưa còn bên bồi bên lở
Lời hẹn năm nào đời này anh còn nợ
Trăn trở đêm buồn trăn trở khúc nhạc xưa

Hãy lặng nhớ về mùa hoa bưởi đong đưa
Dáng mẹ liêu xiêu nắng đùa trên mái lá
Có kỷ niệm về mối tình cha thắm đỏ
Ru mãi ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa

Anh hãy quay về mùa cây lúa trổ hoa
Cánh đồng vàng ươm tình thương còn chan chứa
Cúm núm gọi đàn tiếng kêu còn dang dở
Điệp khúc quê mình còn đợi mãi tình anh.

tho-ve-que-huong-5

Quê Hương

Tác giả: Tế Hanh

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trùng giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Dướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

tho-ve-que-huong-6

Hồn Quê

Tác giả: Hảo Trần

Ta về nương gió đồng xanh
Nghe hồn cây cỏ dệt thành hồn quê..

Lắng nghe đất thở bộn bề
Lẫn trong hương lúa ..hương quê nồng nàn
Tiếng đêm âm hưởng đồng hoang
Cuốc kêu gọi bạn, tiếng đàn dế giun..

Lấm lem chân mẹ lội bùn
Trĩu bông lúa chín vàng ươm trên đồng
Tạc vào giữa chốn mênh mông
Hao gầy dáng mẹ lưng còng liêu xiêu

Ta về tìm thủa dấu yêu
Bến sông bờ bãi những chiều xa xưa
Cánh diều no gió tuổi thơ
Lưng trâu cõng những ước mơ thủa nào

Đêm trăng lòng dạ nôn nao
Câu hò vang vọng cồn cào nhớ nhung
Đâu rồi thăm thẳm ánh nhìn..
Bờ môi hé nụ.. Nhịp tim chòng chành..

Bao nhiêu năm sống thị thành
Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi…!

tho-ve-que-huong-7

Dáng Đứng Việt Nam

Tác Giả: Lê Anh Xuân

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

tho-ve-que-huong-8

Quê Hương

Tác giả: Nguyễn Hưng

Ai cũng có một quê hương để nhớ
Vết thời gian không thể xóa bao giờ
Thương tuổi thơ những trưa cùng đám bạn
Bắt cá đòng…hỉ hả với bùn dơ

Gió bấc về…cuối vụ…lúa vàng mơ
Đòng cong vút gọi mời mùa thu hoạch
Ruộng khô hạn trơ mình con cá chạch
Cố vẫy vùng tìm đường lách về sông

Quê hương ta mộc mạc những cánh đồng
Ngọt phù sa thượng nguồn…đông vàm cỏ
Nơi chở che cả một thời gian khó
Mồ hôi cha…nước mắt mẹ…chát phèn

Cả cuộc đời làm bạn với bùn đen
Cha mỉm cười khi nức mầm hạt thóc
Đôi vai mẹ nặng quằng bao khó nhọc
Lệ mừng rơi khi khoai bắp xanh màu

Con cá đòng mộc mạc chẳng thanh cao
Mãi thủy chung bên nồi cơm gạo mới
Sao cứ nhớ cứ thèm nơi đầu lưỡi
Có lẽ nào…đó…mùi vị quê hương

Nhớ bồi hồi những kỷ niệm yêu thương
Biết tìm đâu bữa cơm nghèo thuở nhỏ
Bỗng chiều nay nghe mắt mình rát đỏ
Xa lắm rồi ngày xưa đó…Quê ơi.

tho-ve-que-huong-9

Đất Nước

Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da …
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

tho-ve-que-huong-10

Quê Hương

Tác Giả: Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Có những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh bờ ao
Mẹ bắt được …
Chưa đánh roi nào tôi đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích …
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên có ai ngờ!
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi!
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời mà lòng tôi ấm mãi …
Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Tôi lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi!
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng …
Rồi hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

Yêu lắm quê hương

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

 Tình quê

Tác giả: Hoa Lục Bình

Chiều tà nắng ngã triền đê

Mục đồng thông thả đi về lưng trâu

Dòng sông xanh ngắt một màu

Một đàn cò trắng từ đâu bay về

Bình yên một buổi chiều quê

Khói đồng lan tỏa đêm về vắng tanh

Ngoài đồng cây lúa còn xanh

Chiều quê êm ả trong lành biết bao

Nhìn đàn gà nhỏ gọi nhau

Mọi người xong việc gọi nhau ra về

Giờ đây đêm cũng đã về

Thoảng đâu trong gió tóc thề thơm hương

Bình minh một sớm mù sương

Đàn trâu nhai có ngoài vườn nhởn nhơ

Cánh cò bay lạc vào thơ

Làm cho tôi mãi ngẫn ngơ giữa đồng

Con đò nằm dưới bến sông

Hình như nó cũng chờ mong một người

Người người rôm rả nói cười

Đồng xanh bát ngát thơm mùi mạ non

Tình quê một dạ sắc son

Ở nơi thành thị em còn nhớ không

Con đò bến cũ chờ mong

Hôm nào anh cũng chờ trông em về.

tho-ve-que-huong-12

Miền quê

Tác giả: Đức Trung – TĐL

Tôi thầm nhớ một miền quê

Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ

Đồng xanh bay lả cánh cò

Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều

Vi vu gió thổi sáo diều

Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?

Dòng sông, bến nước, con đò

Có người lữ khách bên bờ dừng chân

Xa xa vẳng tiếng chuông ngân

Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim

Tuổi thơ thích chạy trốn tìm

Cây đa giếng nước còn in trăng thề

Xa rồi nhớ mãi miền quê

Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa…

Quê hương nỗi nhớ

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Trở về tìm mái nhà quê

Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa

Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa

Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho

Tìm đàn trâu với con đò

Áo bà ba mẹ câu hò trên sông

Nón lá nghiêng nắng nước ròng

Miền quê khó nhọc con còng con cua

Lục bình tim tím mùa mưa

Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo

Khói lên cháy bếp nhà nghèo

Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi

Heo gà chạy ngược chạy xuôi

Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê

Cánh cò trắng xóa vọng về

Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên

Đậm đà ký ức giao duyên

Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao

Con dù biền biệt phương nào

Quê hương một dạ dạt dào khó phai

tho-ve-que-huong-13

Quê hương thanh bình

Tác giả: Lãng Du Khách

Cảnh quê bình dị khiêm nhường

Mà sao quá đỗi thân thương với đời

Trưa hè vọng tiếng ru hời

Đong đầy thương mến trong lời mẹ ru

Chiều tà tiếng sáo vi vu

Mênh mang trời đất lãng du thanh bình

Người quê mộc mạc chân tình

Cùng nhau đùm bọc hết mình đói no

Đồng quê mỏi rã cánh cò

Cho ta hạt gạo thơm tho nuôi người

Dân quê rạng rỡ nụ cười

Yêu thương đùm bọc lòng người thiện chân

Bản tính vốn rất chuyên cần

Hăng say lao động gian truân chẳng sờn

Cùng nhau xây dựng giang sơn

Để cho cuộc sống đẹp hơn với đời

Cảnh quê xanh thắm tuyệt vời

Thân thương gắn bó với đời dân quê

Bình dị mà vẫn đam mê

Quê hương qua lời mẹ kể

Tác giả: Công Vinh

Con nghe Mẹ kể ngày xưa,

Quê hương của Mẹ, mỗi trưa nắng hè.

Bình yên những mái tranh che,

Sông Thu in bóng luỹ tre ven làng.

Quê hương hai tiếng dịu dàng,

Mà sao vẫn thấy ngỡ ngàng trong con.

Làm trai, chữ hiếu chưa tròn

Quê Cha, đất Tổ, mỏi mòn thiệt hơn.

Ngày xưa, Mẹ kể nguồn cơn,

Quê hương của Mẹ, đã hơn mươi đời.

Sông Thu, một thuở thiếu thời,

Chiến tranh, Mẹ phải xa rời quê hương.

Miền trung chín nhớ, mười thương

Con như cánh Nhạn, lạc đường lẽ loi.

Sông Thu bên lỡ, bên bồi

Quê hương in dấu, một đời Mẹ Cha.

Con chưa về lại quê nhà,

Nên đâu biết được, đường xa hay gần?

Lòng con day dứt, băn khoăn

Nữa đời tóc đã pha dần màu sương.

Bao giờ về lại quê hương

Để xem Vĩnh Điện, An Tường là đâu?

Sông Thu xanh thẫm một màu

Bãi bồi cùng những ruộng dâu, nong tằm.

Bây chừ, Mẹ đã yên nằm

Lấy ai dìu dắt về thăm quê nhà

Đời con rồi cũng sẽ qua,

Quê hương rồi cũng chỉ là giấc mơ.

Quê hương đẹp tựa vần thơ

Sông Thu với những bến bờ yêu thương.

Dù cho xa cách dặm trường,

Lòng con vẫn mãi vấn vương Thu Bồn…

tho-ve-que-huong-14

Quê hương

Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu siêu đi về

Quê hương nhắc tới nhớ ghê

Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

Quê hương là những cơn mưa

Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Quê hương mang nặng nghĩa tình

Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

tho-ve-que-huong-15

Quê hương

Tác giả: Đức Trung – TĐL

Quê hương xa cách phương trời

Nỗi buồn thương nhớ đầy vơi trong lòng.

Đêm ngày hết nhớ lại mong

Hướng về quê mẹ ròng ròng lệ rơi..!

Nhớ chiều ra ngắm biển khơi

Cánh buồm theo gió về nơi chốn nào?

Quê hương hai tiếng ngọt ngào

Đường xa vạn dặm nôn nao nhớ thầm.

Mẹ cha xa cách bao năm

Ban ngày thương nhớ, đêm nằm chiêm bao.

Tuổi thơ – kỷ niệm dạt dào

Vẫn còn đầy ắp xuyến xao tâm hồn.

Nhớ quê lòng dạ bồn chồn

Mỗi lần ngắm cảnh hoàng hôn… xa nhà.

Quê hương – hai tiếng thiết tha

Còn in ký ức đậm đà yêu thương…

Tuổi thơ cắp sách đến trường

Lớn lên đi khắp bốn phương chân trời.

Nhớ về quê mẹ yêu ơi!

Bâng khuâng lại thấy bồi hồi trong tim.