K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2020

Trả lời:

- Tuy chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” quy mô cả Đông Dương nhưng không mạnh bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

- Thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ" đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.

- Sau chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.

21 tháng 6 2020

Các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ tiến hành ở Miền Nam Việt Nam là:

- Chiến tranh đơn phương

- Chiến tranh đặc biệt

- Chiến tranh cục bộ

- Việt Nam hoá chiến tranh

21 tháng 6 2020
Đế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp tại Đông Dương

16 giờ ngày 9 tháng 3 năm 1945, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. Tới 18 giờ cùng ngày, đại diện Nhật trao tối hậu thư đòi chính quyền Pháp phải trao toàn bộ quyền kiểm soát Đông Dương cho Nhật và Pháp phải trả lời trước 21h cùng ngày. Tới 21 giờ 20 phút, Pháp chưa trả lời, Nhật tiến hành tấn công Pháp. Phía Pháp không có bất kỳ sự kháng cự nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp. Đến chiều ngày 10 tháng 3, quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ,… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ (Campuchia), một số vùng ở Bắc Đông Dương cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt–Trung. Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc làm tay sai cho phát xít Nhật. Trên thực tế, toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

Kết quả
  • Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp, trở thành chủ thể quyền lực chính trị tối cao, chủ chốt nhất, tức xóa bỏ chủ quyền của Chính phủ Vichy Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
  • Ngoại kiều gốc Âu châu kể cả chính người Pháp chỉ được cư trú ở 5 địa điểm: Hà Nội, Huế, Nha Trang, Đà Lạt và Sài Gòn. Ngoài ra khi ra ngoài đường họ phải đeo băng trên cánh tay áo với lá cờ của nước nguyên quán. Toàn cõi Đông Dương chịu lệnh giới nghiêm mỗi tối. Ai ra khỏi năm khu vực trên hoặc ngoài giờ quy định đều bị bắt.
  • Trên cơ sở Đông Dương thuộc Pháp, chế độ bảo hộ của Pháp bị xóa bỏ, hình thành 3 quốc gia độc lập trên danh nghĩa:
    1. Thành lập Đế quốc Việt Nam của chính phủ Trần Trọng Kim.
    2. Tái lập Vương quốc Campuchia.
    3. Tái lập Vương quốc Lào.
  • Các lực lượng chính trị của người Việt tại Việt Nam bước vào thời kỳ công khai đấu tranh với nhau, trong đó Việt Minh là lực lượng đông đảo nhất, có ảnh hưởng nhất và được nhiều sự ủng hộ của nhân dân nhất.
20 tháng 6 2020

GIỐNG NHAU

Hình thức: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.

Phương tiện, chi phí chiến tranh:

- Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp.

- Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.

- Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.

- Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.

Mục tiêu chiến tranh:

- Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.

KHÁC NHAU

Đặc điểm CHIẾN TRANH CỤC BỘ (1965 – 1968) Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh (1969 – 1973)
Lực lượng Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn. Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy.
Phạm vi - quy mô Toàn Việt Nam Toàn Đông Dương
Âm mưu Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt

- “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

- Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mĩ.

Thủ đoạn

- Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.

- Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đát thánh Việt cộng”.

- Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế - quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

- Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mĩ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.

- Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

- Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.

- Sẵn sàng Mĩ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.

21 tháng 6 2020

Ý nghĩa:

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.

- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

20 tháng 6 2020

Hiệp định Pari năm 1973 là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Cội nguồn thắng lợi tại Hội nghị Pari là tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí đấu tranh quật cường, bền bỉ, nhằm bảo vệ chân lý, chính nghĩa, lý tưởng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh này phản ánh sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, trên cơ sở chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hiệp định Pari về Việt Nam mãi mãi là trang sử vàng chói lọi, thể hiện cao độ bản lĩnh, tinh thần, trí tuệ của con người và nền văn hóa Việt Nam được kết tinh từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau những bài học vô giá. Đó còn là cuộc đấu tranh kiên cường vì các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam, được thể hiện trong Hiệp định - văn bản pháp lý toàn diện, đầy đủ nhất. Trong đó, Mỹ buộc phải cam kết “tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”, điều mà họ đã cố tình lẩn tránh ở Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Đồng thời, Mỹ buộc phải rút hết quân về nước, trong khi ta duy trì được hoàn toàn lực lượng, khiến so sánh lực lượng trên chiến trường nghiêng hẳn về ta. Điều quan trọng nữa là, hiệp định góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ khi toàn dân, toàn quân ta giành thắng lợi hoàn toàn với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, Hiệp định Paris còn mang tính quốc tế khi góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước của nhân dân Lào và Campuchia. Hiệp định cũng góp phần mở ra một chương mới trong cục diện Đông Nam Á: Mỹ rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và Đông Nam Á; xu thế hoà bình, trung lập phát triển mạnh trong khu vực, mở ra khả năng thiết lập một khu vực hoà bình, hữu nghị ổn định.

20 tháng 6 2020

- Nội dung kế hoạch Na-va:

+Bước 1: trong thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với quân chủ lực của ta. Thực hiện tiến công chiến lược, bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương, phát triển ngụy quân, xây dựng lực lượng cơ động mạnh.

+Bước 2: từ thu đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc để đẩy mạnh tiến công chiến lược và cố giành thắng lợi quyết định, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Chủ trương của ta :Sau khi đánh giá và phân tích bản kế hoạch quân sự quan trọng của Pháp đã có những chỉ đạo để đối phó.

+Vào mùa khô 1953 - 1954, bộ đội chủ lực Việt Nam kết hợp với lực lượng địa phương mở những cuộc tấn công vào những hướng chiến lược nhằm giải phóng đất đai và buộc Pháp phải phân tán lực lượng cơ động để đối phó.

+Trên chiến trường Bắc Bộ chuyển hướng tấn công lên Tây Bắc, tiêu diệt quân đồn trú đang đóng ở Lai Châu, uy hiếp địch ở Thượng Lào, tiến đánh Trung Lào và Hạ Lào. Ở khu 5, đánh Bắc Tây Nguyên để tiêu diệt sinh lực quân đối phương và bảo vệ vùng khu 5 một cách hiệu quả.

+ Các chiến trường Nam bộ, Nam Trung bộ và đồng bằng Bắc bộ cũng được đẩy mạnh với các cuộc chiến tranh du kích. Hướng chính trong giai đoạn này là Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào và Tây Nguyên.

20 tháng 6 2020

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam (1961-1965)

-Chiến tranh đặc biệt: là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai do ‘‘cố vấn’’ Mỹ chỉ huy, cùng với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ => nhằm chống lại nhân dân ta, phục vụ lợi ích của Mỹ.
*Âm mưu: dùng người Việt đánh người Việt, Chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta, biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới

Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

* Chủ trương của ta:

- Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,

- Kết hợp giữa tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị) với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).
* Thắng lợi của ta:

- Quân sự: 1962, quân giải phóng đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh... 2/1/1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc => dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” liên tiếp lập nên những chiến thắng lớn.

- Chính trị: Từ 8/5/1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển. 1/11/1963, đảo chính lật đổ chính quyền Diệm - Nhu. 1964 - 1965 tiến công chiến lược trên các chiến trường MN. Quân ta làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Phá “Ấp chiến lược” khiêng nhà về làng cũ.

2."Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở Miền Nam (1965-1968)

Nhằm thay cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã bị phá sản ở miền Nam, đế quốc Mĩ tiến hành "Chiến tranh cục bộ". * Thủ đoạn của Mỹ: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là hình thức chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam được tiến hành bằng: - Lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh,quân Sài gòn. Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng. - Quân Mỹ hành quân “tìm diệt” đánh vào căn cứ quân giải phóng . - Mở 2 cuộc phản công vào mùa khô 1965-1966; 1966-1967 bằng các cuộc hành quân “tìm diệt “ và “bình định”. - Mở ngay cuộc hành quân vào căn cứ của quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi). Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ * Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (8-1965), đã mở đầu cao trào : “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Mở đầu cho chiến thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Quân dân miền Nam chiến thắng ở Mùa khô thứ nhất 1965-1966:
+ Mỹ mở 5 cuộc hành quân “tìm diệt” vào Khu V và miền Đông Nam Bộ để đánh bại quân giải phóng .
+ Quân dân ta đánh địch trên mọi hướng, tiến công chúng trên khắp mọi nơi. * Quân dân miền Nam chiến thắng ở Mùa khô thứ hai 1966-1967 :

+ Mỹ , quân đội Sài gòn và đồng minh: mở 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định “nhắm vào miền Đông Nam Bộ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian Xơn Xi ti, nhằm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của ta
+ Quân dân ta phản công đánh bại ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt “ và “bình định” của Mỹ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian Xơn Xi ti
Kết quả : Sau hai mùa khô, ta loại 24 vạn tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2.700 máy bay, phá hủy hơn 2.200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3.400 ô tô.

*Tại nông thôn và thành thị :
+ Diệt bọn ác ôn, phá “ấp chiến lược”, đòi Mỹ rút về nước , đòi tự do dân chủ . + Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

3.Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”:

- Từ 1969, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hoá chiến tranh”.

- Lực lượng chính là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy.

- Quân đội Sài Gòn được sử dụng trong các cuộc hành quân xâm lược Cam- pu- chia (năm 1970), Lào (năm 1971), nhằm thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đong Dương” của Mỹ.

Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ:

- Ngày 6-6-1969 Chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập,được 23 nước công nhận .

-Từ 1969 ,thực hiện di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cả nước đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước .

- Ngày 24 và 25-4-1970 , Hội nghị cấp cao của nhân dân ba nước đoàn kết chống Mỹ họp .

- Ta và Cam-pu-chia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam pu chia của Mỹ và quân đội Sài gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn .

- 3-1971 Việt Nam và Lào , đập tan cuộc hành quân”Lam Sơn -719” chiếm giữ đường 9 –Nam Lào của Mỹ và quân đội Sai gòn .

- Phong trào của nhân dân nổ ra liên tục , rầm rộ ở Sài gòn , Huế ,Đà Nẵng .

- Tại các vùng nông thôn , đồng bằng quần chúng phá “ấp chiến lược”, chống “Bình định” của địch .

21 tháng 6 2020

16 giờ ngày 9 tháng 3 năm 1945, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. Tới 18 giờ cùng ngày, đại diện Nhật trao tối hậu thư đòi chính quyền Pháp phải trao toàn bộ quyền kiểm soát Đông Dương cho Nhật và Pháp phải trả lời trước 21h cùng ngày. Tới 21 giờ 20 phút, Pháp chưa trả lời, Nhật tiến hành tấn công Pháp. Phía Pháp không có bất kỳ sự kháng cự nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp. Đến chiều ngày 10 tháng 3, quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ,… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ (Campuchia), một số vùng ở Bắc Đông Dương cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt–Trung. Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc làm tay sai cho phát xít Nhật. Trên thực tế, toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

21 tháng 6 2020

Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã làm gì để khắc phục khó khăn sau khi cách mạng tháng tám 1954 thành công?

Trả lời:

- Củng cố và tăng cường chính quyền cách mạng

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp. Diệt giặc đói, ổn định đời sống nhân dân

+ Tổ chức lạc quyên, cứu tế

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “tăng gia sản xuất”

+ Đồng thời với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã khẩn trương phục hồi hoạt động của các ngành kinh tế khác