K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
25 tháng 6 2020

- Nhân dân muốn đất nước được hòa bình , không để giặc xâm lược.

- Lòng yêu nước được thể hiện.

=> Kiên cường đấu tranh dù cho mọi kẻ thù.

TL
6 tháng 7 2020

Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai chống lại cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

Đây là chiến tranh vô cùng nhan hiểm của Mỹ , dùng người Việt đánh người Việt.

24 tháng 6 2020

Diễn biến:

* Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24-3-1975)
+ Thực hiện kế hoạch của Bộ Chính trị, quân ta tập trung chủ lực mạnh và vũ khí kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn đánh vào Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của địch. Ngày 10-3-1975, ta đánh trận mở màn ở Buôn Ma Thuộc và giành thắng lợi nhanh chóng, giải phóng hoàn toàn thị xã.

+ Ngày 12-3-1975, địch cho quân phản công chiếm lại Buôn Ma Thuộc nhưng không thành, hệ thống phòng thủ của chúng ở Tây Nguyên bị rung chuyến, quân địch hoảng loạn và bỏ hàng ngũ tháo chạy về duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng lại bị quân ta truy kích tiêu diệt.

Kết quả:

Ngày 24-3-1975 ta kết thúc chiến dịch Tây Nguyên thắn lợi, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên với 60 vạn dân.

* Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975 ta lại mở chiến dịch Tây Nguyên đầu tiên vì:

Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng. Đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở nước ta, Tây Nguyên không chỉ là căn cứ địa, mà sẽ là bàn đạp, là nơi phát động những chiến dịch tiến công lớn của các binh đoàn chủ lực để tạo ra những đột biến có tính chất bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

23 tháng 6 2020

a) Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.

- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

b) Rút ra bài học: chúng ta cần phải đoàn kết, keo sơn gắn bó, bảo vệ lẫn nhau. Ngoài ra, cần phải yêu nước vì chính những cái đó cũng chính là sức mạnh đẻ chúng ta bảo vệ tổ quốc

22 tháng 6 2020

- Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người VN yêu nước tại Pháp gửi tới hội nghị Vecxai "Bản yêu sách của nhân dân An Nam", đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ ,bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc VN. Cuối bản yêu sách Người kí tên Nguyễn Ái Quốc.

- Tháng 7/1920, Người được đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lê-nin.

- Tháng 12/1920, tại đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3 và tgia sáng lập ĐCS Pháp.

- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, Người cùng một số người yêu nước của các thuộc địa sáng lập "Hội Liên hiệp thuộc địa" ở Pa-ri nhằm đoàn kết các lực lượng Cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Thông qua tổ chức đó, hội truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin đến các thuộc địa. Hội cho xuất bản báo "Ng cùng khổ" do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Ngoài ra Người còn viết nhiều bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, đặc biệt là Người viết cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp".

- Tháng 6/1923, Người bí mật rời Pháp sang Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành.

- Năm 1924, tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, Người đã được đọc tham luận, trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người đã tiếp xúc với một số thanh niên VN yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã.

- Tháng 6/1925, Người cải tổ tổ chức Tâm Tâm xã và thành lập "Hội VN cách mạng thanh niên", nòng cốt là nhóm Cộng sản đoàn.

=> Sự kiện 7/1920 là hoạt động tiêu biểu và quan trọng nhất của NAQ vì Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn - con đường CMVS. Điều này đã giải quyết đc sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng VN từ cuối thế kỉ XIX cho tới lúc bấy giờ.

22 tháng 6 2020

Khánh Huyền đề dễ thật :)) Thích thì làm!

22 tháng 6 2020

Hùng Nguyễnahihi có cần t cho mượn kính lúp không=))

Bài 34 : Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000