K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

- Ví trí địa lí

+ Nước ta nằm trong khu vực gió mùa của châu Á, nên có mưa theo mùa, lượng mưa trong mùa mưa chiếm đến 85% lượng mưa cả năm.

+ Nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn nên các khối khí được tăng cường ẩm khi đi qua biển, góp phần làm tăng lượng mưa (ví dụ gió mùa Đông Bắc vào nửa sau mùa đông gây mưa phùn ở ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải Bắc Trung Bộ).

- Hoàn lưu khí quyển

+ Gió Tây Nam nóng ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương đến và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Nam bán cầu lên gây mưa. Gió mùa Đông Bắc và Tín phong Bán cầu Bắc khô gây ra thời tiết khô.

+ Áp thấp và bão từ Biển Đông tràn vào nước ta gây mưa lớn ở những nơi hoạt động.

+ Dải hội tụ và frông đều gây mưa, đặc biệt dải hội tụ gây mưa lớn.

- Địa hình

+ Độ cao địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến lượng mưa: càng lên cao, lượng mưa càng tăng; đến một độ cao nào đó, lượng mưa giảm do hết ẩm. Ở khu vực đồi núi có lượng mưa lớn hơn ở đồng bằng.

+ Hướng địa hình kết hợp với gió tạo nên sự phân hóa về mưa trên lãnh thổ nước ta: ở nơi địa hình cao, đón gió có lượng mưa lớn (Móng Cái, các đỉnh núi ở biên giới Việt - Trung, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, khối núi Ngọc Linh - Kon Tum, cực Nam Trung Bộ...); nơi địa hình thấp trũng, khuất gió (Mường Xén...) hoặc nơi song song với hướng gió (Phan Rang...) đều có mưa rất ít; dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào cùng với gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến gây ra hiện tượng phơn khô nóng cho Duyên hải miền Trung và phần nam khu vực Tây Bắc...

11 tháng 1 2019

GDP của Hoa Kì chiếm 28,5% của thế giới, cao gấp 14,8 lần của châu Phi, lớn hơn của châu Á.

9 tháng 2 2017

- Căn cứ vào độ phì của đất.

- Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

13 tháng 5 2018

a. Thuận lợi

- Tạo điều kiện để hàng hóa, lao động, tiền vốn và các loại dịch vụ (vận tải, bưu chính viễn thông, tư vấn...) được tự do lưu thông trong khắp lãnh thổ.

- Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế (chương trình hợp tác sản xuất máy bay E-bớt, tên lửa A-ri-an), tăng tiềm lực và khả năng cạnh tranh của khối.

- Thúc đẩy nền kinh tế của mỗi thành viên tiếp cận với việc chuyển giao công nghệ, tiền vốn, xóa dần sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, tiến tới nhất thể hóa EU.

- Việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển vốn, đơn hóa công tác kế toán, kiểm toán, hạn chế những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

b. Khó khăn

Việc chuyển đổi sang sử dụng đồng ơ-rô đã:

- Làm cho nhiều nước mất lợi thế so sánh với đồng tiền các nước trong khu vực trước đây

- Làm cho giá tiêu dùng tăng cao, gây tình trạng lạm phát trong khối.

3 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

Hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây trở nên sôi động, vì:

- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.

- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản:

+ Có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển). 

+ Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và các dịch vụ thuỷ sản.

- Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

2 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tỉ trọng diện tích các loại rừng nước ta, năm 2000 (%)

 

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta, năm 2000

 

 

b) Nhận xét

Trong cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta năm 2000, chiếm tỉ trọng cao nhất là rừng phòng hộ (46,6%), tiếp đến là rừng sản xuất (40,9%) và thấp nhất là rừng đặc dụng (chỉ chiếm 12,5% ).

28 tháng 4 2019

- Từ đá badan hình thành đất badan có tầng mùn dày.

- Từ đá vôi hình thành đất đỏ đá vôi.

- Đất phù sa châu thổ được hình thành từ các vật chất rắn do sông ngòi mang đến lắng đọng lại.

6 tháng 7 2017

Gợi ý làm bài

Hoạt động nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản, vì:

- Ngành nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội.

- Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường (trong và ngoài nước).

- Nuôi trồng thuỷ sản chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

- Có diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản lớn (sông ngòi, ao hồ, bãi triều,...).

- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản không ngừng phát triển (máy móc cho nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ thức ăn thuỷ sản, thuốc, con giống, kĩ thuật,... phát triển mạnh).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và dịch vụ buôn bán thuỷ sản.

- Nhân dân có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản.

- Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản.

23 tháng 9 2019

- Lớp phù thổ nhưỡng là nơi con người tiến hành mọi hoạt động sản xuất và cư trú.

- Đất là cơ sở không thể thiếu được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

5 tháng 8 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi đo sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.

- Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.

- Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.

- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích có rừng của nước ta trong giai đoạn này giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.

Nguyên nhân: do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.

- Từ năm 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tăng 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hồi, tăng 3,5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tăng 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.

Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

- Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm.