K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát...
Đọc tiếp

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. 

( Nguồn, internet) 

Câu 1 :  

a. Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào? 

b. Theo văn bản, ô nhiễm môi trường sống tồn tại ở những dạng nào? 

Câu 2 : Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau: 

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.” 

Câu 3 : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu có cấu tạo hoàn chỉnh 

Câu 4 : Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên. 

II. Tạo lập văn bản 

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta. 

Câu 6: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công  

 

0
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không có nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc,...
Đọc tiếp

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không có nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. 

   Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc văn động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. 

( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19/7/2007) 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

Câu 2. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích sau và cho biết câu vừa tìm được rút gọn thành phần nào? 

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.  

Câu 3. Khái quát nội dung chính văn bản trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.

Câu 4. Từ nội dung văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN 

  Câu 5. Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu)  chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân. 

  Câu 6. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

 

0
8 tháng 3 2022

bạn giúp vt lại giúp mk đc k ạ? mk cảm ơn nhiều vui

8 tháng 3 2022

tHAM KHẢO

 

Mỗi người từng bước từng bước chinh phục được con đường tri thức không chỉ bằng sự nỗ lực của chính mình mà trước hết là sự dìu dắt của những người thầy người cô. Cô Hạnh là một trong những người lái đò đã dạy dỗ và bảo ban em rất nhiều.

Ngày ngày được nhìn thấy cô trên bục giảng nên bóng hình cô đã in sâu vào tâm trí em. Cô năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng vẫn toát ra nét trẻ trung và rạng ngời. Chúng em hay đoán hồi thiếu nữ cô hẳn rất xinh đẹp. Ấn tượng đầu tiên của e khi gặp cô chính là sự duyên dáng, điềm tĩnh thể hiện từ hành động, cử chỉ, giọng nói. Cô có dáng người thanh mảnh, cân đối. Cô không quá cao, khi đi giày thì hình dáng trở nên hài hòa và vừa vặn. Nước da cô trắng hồng, tràn đầy sức sống. Mỗi khi đến trường, trang phục cô hay mặc nhất là áo dài. Đó là những chiếc áo dài chính cô đặt may, không quá cầu kỳ nhưng thanh lịch, tao nhã, tôn lên đường nét và vẻ đẹp của cô. Cô đi rất chậm rãi, khoan thai, không việc gì có thể làm cô vội vàng cả. Bởi vậy hình ảnh cô mặc áo dài với tà áo bay bay và bước đi trên sân trường là kí ức khó quên với mỗi học sinh của cô. Khuôn mặt cô hình trái xoan với hai gò má đầy đặn. Dù phải đeo kính nhưng cặp kính cũng không che được sự ấm áp, hiền từ trong đôi mắt cô.

 

Khi giảng bài cho học sinh, đôi mắt ấy tràn đầy nhiệt huyết, say sưa. Thỉnh thoảng cô nhìn về phía em như muốn hỏi em có hiểu bài không. Em thấy được khát khao muốn truyền đạt thật nhiều tri thức cho học trò trong đôi mắt ấy. Cô hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ, cùng với hàm răng đều tăm tắp. Nhưng mỗi khi cười cô lại để lộ vết chân chim trên khóe mắt. Mái tóc cô dài đến ngang lưng, đen nhánh, luôn được giữ thẳng và mượt mà. Cô thích mái tóc như thế vì đó là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt. Đôi bàn tay cô gầy, lộ rõ những đường gân. Nó còn có đôi phần thô ráp vì ngoài là một cô giáo, cô cũng là một người mẹ, người vợ và người con. Bàn tay ấy đã cầm phấn viết bảng mấy chục năm, đã động viên vỗ về mỗi khi chúng em buồn bã, yếu đuối hay mệt mỏi. Giọng cô lúc trầm lúc bổng theo nhịp điệu của bài giảng, đầy sức cuốn hút.

Cô dạy môn Ngữ Văn và là giáo viên chủ nhiệm nên ngoài những bài giảng bổ ích, cô còn là một người bạn, người mẹ, người đi trước truyền dạy cho chúng em những bài học cuộc sống.

8 tháng 3 2022

tham khảo :

Mỗi người từng bước từng bước chinh phục được con đường tri thức không chỉ bằng sự nỗ lực của chính mình mà trước hết là sự dìu dắt của những người thầy người cô. Cô Hạnh là một trong những người lái đò đã dạy dỗ và bảo ban em rất nhiều.

Ngày ngày được nhìn thấy cô trên bục giảng nên bóng hình cô đã in sâu vào tâm trí em. Cô năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng vẫn toát ra nét trẻ trung và rạng ngời. Chúng em hay đoán hồi thiếu nữ cô hẳn rất xinh đẹp. Ấn tượng đầu tiên của e khi gặp cô chính là sự duyên dáng, điềm tĩnh thể hiện từ hành động, cử chỉ, giọng nói. Cô có dáng người thanh mảnh, cân đối. Cô không quá cao, khi đi giày thì hình dáng trở nên hài hòa và vừa vặn. Nước da cô trắng hồng, tràn đầy sức sống. Mỗi khi đến trường, trang phục cô hay mặc nhất là áo dài. Đó là những chiếc áo dài chính cô đặt may, không quá cầu kỳ nhưng thanh lịch, tao nhã, tôn lên đường nét và vẻ đẹp của cô. Cô đi rất chậm rãi, khoan thai, không việc gì có thể làm cô vội vàng cả. Bởi vậy hình ảnh cô mặc áo dài với tà áo bay bay và bước đi trên sân trường là kí ức khó quên với mỗi học sinh của cô. Khuôn mặt cô hình trái xoan với hai gò má đầy đặn. Dù phải đeo kính nhưng cặp kính cũng không che được sự ấm áp, hiền từ trong đôi mắt cô.

 

Khi giảng bài cho học sinh, đôi mắt ấy tràn đầy nhiệt huyết, say sưa. Thỉnh thoảng cô nhìn về phía em như muốn hỏi em có hiểu bài không. Em thấy được khát khao muốn truyền đạt thật nhiều tri thức cho học trò trong đôi mắt ấy. Cô hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ, cùng với hàm răng đều tăm tắp. Nhưng mỗi khi cười cô lại để lộ vết chân chim trên khóe mắt. Mái tóc cô dài đến ngang lưng, đen nhánh, luôn được giữ thẳng và mượt mà. Cô thích mái tóc như thế vì đó là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt. Đôi bàn tay cô gầy, lộ rõ những đường gân. Nó còn có đôi phần thô ráp vì ngoài là một cô giáo, cô cũng là một người mẹ, người vợ và người con. Bàn tay ấy đã cầm phấn viết bảng mấy chục năm, đã động viên vỗ về mỗi khi chúng em buồn bã, yếu đuối hay mệt mỏi. Giọng cô lúc trầm lúc bổng theo nhịp điệu của bài giảng, đầy sức cuốn hút.

Cô dạy môn Ngữ Văn và là giáo viên chủ nhiệm nên ngoài những bài giảng bổ ích, cô còn là một người bạn, người mẹ, người đi trước truyền dạy cho chúng em những bài học cuộc sống.

8 tháng 3 2022

phương thức biểu đạt chính là nghị luận 

nội dung đoạn trích nói về :" chứng minh đức tính giản dị của bác trong đời sống

8 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Nghị luận

2. NDC: Nói về sự giản dị của Bác trong đời sống hằng ngày và sự yêu quý của Bác với người phục vụ và sự sản xuất lao động.

8 tháng 3 2022

gạch ra tên 

8 tháng 3 2022

Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng bắt đầu lời nói của nhân vật.

8 tháng 3 2022

-các thành phần câu như chủ ngữ,vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ,cụm động từ,cụm tính từ đều có thề được cấu tạo bằng cụm C-V

8 tháng 3 2022

SGK-TR51

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dướiGÁNH MẸCho con gánh mẹ một lần,Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.Cho con gánh mẹ đầu non,Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...Ngày xưa mẹ gánh à ơi!Con xin gánh lại những lời mẹ ru.Đường đời sương gió mịt mù,Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...Để con gánh mẹ đừng can,Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?Cho con gánh cả tháng...
Đọc tiếp

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

GÁNH MẸ

Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
Cho con... gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hồng cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con...

                                                       (Quách Beem)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

 

Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu nghĩa của từ “gánh” trong đoạn trích là gì?

 

Câu 3. (2,0 điểm) Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

-

Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì?

II.Viết (14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

Câu 2. (10,0 điểm)

Hãy kể lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ? 

2
8 tháng 3 2022

Câu 1. Biểu cảm

Câu 2. gánh ở đây nghĩa là chăm sóc, chăm lo, bảo vệ cho một ai đó.

Câu 3.  + Điệp ngữ: Cho con gánh .... (Thể hiện rõ sự hiếu thảo, tình yêu thương của tác giả với người mẹ của mình)

         + Ẩn dụ: biển trời, lời ru, thân cò lặn lội, bông hồng, bông hiếu 

         + Hoán dụ:Gánh mẹ đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai

  -> Tác dụng: Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của người con đối với người mẹ.

8 tháng 3 2022

Câu 1: Biểu cảm

Câu 2: Gánh nghĩa là chăm sóc, chăm lo, bảo vệ cho một ai đó.

Câu 3: 

+ Điệp ngữ: Cho con gánh .... (Thể hiện rõ sự hiếu thảo, tình yêu thương của tác giả với người mẹ của mình)

+ Ẩn dụ: biển trời, lời ru, thân cò lặn lội, bông hồng, bông hiếu 

+ Hoán dụ:Gánh mẹ đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai

 =>Tác dụng: Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của người con đối với người mẹ.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Xác định luận điểm chính của đoạn trích trên.

Câu 3: Tìm câu rút gọn và cho biết tác dụng của câu rút gọn trong đoạn trích trên.

Câu 4: Từ đoạn trích trên, viết đoạn văn 5-7 câu nêu nhận thức và hành động của em để thể hiện lòng yêu nước.

2
8 tháng 3 2022

1. Văn bản ''Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'' của chủ tịch HCM.

2. Luận điểm chính: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. 

3. Câu rút gọn: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Tác dụng: Làm cho đoạn văn thêm phần đặc sắc và có sức hút hơn.

Nhấn mạnh tinh thần yêu nước và làm giảm việc lặp lại chủ ngữ. 

4. Em viết theo gợi ý của chị nha!

Lòng yêu nước là gì?

Người có lòng yêu nước là người như thế nào?

Biểu hiện của lòng yêu nước? (Nhận thức và hành động)

Trái với lòng yêu nước là gì?

Bản thân em nên làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

Kết luận. 

8 tháng 3 2022

câu 1 đoạn văn trên trích từ văn bản tinh thân yêu nước của nhân dân ta

câu 2 luận điểm chính là dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của nhân dân ta

câu 3

 Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

câu 4 đoạn văn bạn tự viết nha tại mk không có giỏi viết văn đâu