K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2018

Đặc điểm của nước nuôi thủy sản:

- Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ.

- Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước.

- Thành phần oxi (O2) thấp hơn cacbonic (CO2).

24 tháng 2 2019

- Xử lí nguồn nước:

       + Lắng (lọc).

       + Dùng hóa chất.

       + Xử lí đặc biệt nếu nước đang nuôi tôm, cá và bị ô nhiễm.

- Quản lí:

       + Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.

       + Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nước.

6 tháng 12 2019

- Chăm sóc tôm, cá:

       + Thời gian cho ăn: Vào buổi sáng từ 7-8 giờ.

       + Cách cho ăn: Cần phải cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, của từng loại tôm cá. Cho ăn lượng ít và nhiều lần để tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường.

- Quản lí:

       + Kiểm tra ao nuôi tôm, cá: kiểm tra đăng cống, màu nước, thức ăn…

       + Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá: kiểm tra chiều dài và kiểm tra khối lượng của tôm, cá

25 tháng 2 2018

Biện pháp để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thủy sản:

- Cải tạo nước ao: Trồng cây chắn gió, thiết kế ao ở khu vực nước nông, cắt bỏ cây cỏ còn non, dùng dầu hỏa, thảo mộc dể diệt bọ gạo.

- Cải tạo đất đáy ao: Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp.

26 tháng 6 2018

- Thức ăn tự nhiên có sẵn trong nước gồm có: Vi khuẩn, thực vật, thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy và bùn bã hữu cơ.

- Thức ăn nhân tạo do con người cung cấp trực tiếp. Có 3 nhóm chính: thức ăn tinh, thức ăn thô và thức ăn hỗn hợp.

7 tháng 7 2017

Vắc xin giúp cho cơ thể vật nuôi có khả năng miễn dịch. Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.

10 tháng 2 2017

- Vắc xin nhược độc: vắc xin sử dụng chính mầm bệnh bị làm yếu đi kết hợp với phụ gia.

- Vắc xin chết: Vắc xin được tạo thành bằng cách giết chết mầm bệnh.

3 tháng 10 2018

Khi sử dụng vắc xin cần chú ý:

       + Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.

       + Vắc xin đã pha phải dùng ngay.

       + Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.

       + Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuần, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.

       + Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng (phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời.

23 tháng 8 2018

1. Vắc xin.

2. Kháng thể.

3. Tiêu diệt mầm bệnh.

4. Miễn dich.

27 tháng 1 2018

Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm được gọi là vắc xin. Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virut) gây bệnh mà ta muốn phòng ngừa. Có 2 loại vắc xin là vắc xin nhược độc và vắc xin chết.

Ví dụ: Vắc xin dịch tả lợn được chế từ virut gây bệnh dịch tả lợn.