K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi. Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với...
Đọc tiếp
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi. Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa. Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống. Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói: - Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.                                                                       (Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang) Trả lời câu hỏi( Từ câu 1 đến câu 8) bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 2. Trong văn bản, nghĩa của từ “thuyết giảng” là gì? A. Bày tỏ cảm xúc về một vấn đề B. Trình bày, giảng giải về một vấn đề C. Bác bỏ một ý kiến, vấn đề D. Ép người khác phải nghe lời mình Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là gì? Bài giảng không thú vị của giáo sư khiến cậu bé không đến nữa Cuộc viếng thăm của giáo sư và bài học từ cục than hồng. Mỗi chúng ta chỉ tỏa sáng và thật sự được sống khi có tinh thần đoàn kết và sống trong tập thể. Cậu bé không chịu đến nghe giáo sự giảng bài vì bài giảng của giáo sư không thú vị Câu 4: Trong câu chuyện trên, để cậu bé hiểu được ý nghĩa của tập thể, vị giáo sư đã có hành động gì? Vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 5. Câu văn: Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Là câu có nhiều chủ ngữ Là câu có nhiều vị ngữ Là câu có nhiều chủ ngữ, vị ngữ Là câu không có chủ ngữ, vị ngữ Câu 6. Từ Hán Việt trong câu: “Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác là? Vị giáo sư Nhìn đồng hồ Thăm một người Và nhận ra Câu 7: Sau khi nhận ra ý nghĩa bài thuyết giảng của vị giáo sự, cậu bé đã:  Không muốn nghe những chuyện tầm xầm Không muốn chơi với những cô cậu bé khác. Mời vị giáo sư vào nhà và lấy nghế cho ông ngồi Nắm tay ông và nói lời cảm ơn. Câu 8: Nghĩa của từ “chăm chỉ” trong câu văn: “Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa.” và nghĩa của từ “chịu khó” có liên quan gì đến nhau Là từ ghép  Là từ đồng nghĩa Là từ trái nghĩa Là từ đa nghĩa
0
25 tháng 4 2023

Nếu cuộc sống xưa chỉ mọi người chỉ mơ ước “ăn no mặc ấm” thì với xu thế phát triển ngày nay, mọi người ngày càng hướng tới “ăn ngon mặc đẹp”. Nhưng mặt trái của điều này là lối sống ăn chơi đua đòi của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Ăn chơi đua đòi là lối sống xa hoa, phung phí chạy theo thời đại, theo xu thế, theo những cái mới mẻ của xã hội. Người ăn chơi đua đòi không có lập trường riêng của bản thân mà chỉ luôn chạy theo, bắt chước xu hướng, phong cách của người khác.

Biểu hiện của sự ăn chơi đua đòi là ngay cả khi kinh tế gia đình không cho phép nhưng họ vẫn chơi bời, mua sắm quần áo, giày dép hàng hiệu. Thích vào những hàng, quán đắt tiền để thể hiện bản thân với bạn bè. Thích đua đòi, bạn bè có gì mình cũng phải có để “bằng bạn bằng bè”. Một số học sinh còn học đòi người nổi tiếng ăn mặc sexy ra đường, trang điểm “mắt xanh môi đỏ” khi đi học, họ nghĩ như vậy là nổi bật, là phong cách hơn người.

 

Thói đua đòi ngày nay không chỉ xuất hiện ở những người trẻ sống trong cuộc sống giàu có mà ngay cả những học sinh nghèo cũng đòi đua theo thời đại, vòi vĩnh, lừa lọc, ăn cắp số tiền mà bố mẹ dành dụm để nuôi họ ăn học.

Nguyên nhân của việc này là do ở độ tuổi đó các bạn trẻ thích được thể hiện bản thân, đẳng cấp của riêng mình nhưng họ hiểu sai cách để thể hiện bản thân nên đã đi vào con đường chơi bời, đua đòi. Một phần nguyên nhân khác xuất phát từ sự thiếu quan tâm, chỉ bảo của ông bà, cha mẹ cho nên các bạn trẻ không được quản lí đã lêu lổng với lũ bạn xấu và nhiễm thói xấu.

Thói đua đòi ảnh hưởng rất lớn đến học tập và cuộc sống của các thế hệ trẻ. Họ mải mê chơi bời, ganh đua với người khác mà quên đi học tập, thường xuyên trốn học, bỏ học. Họ vì ăn chơi mà vay nặng lãi để rồi mang về cho bố mẹ một số nợ khổng lồ khó có thể trả. Thiếu tiền, họ bắt đầu đi cướp giật, trộm cắp,…

Người ăn chơi đua đòi là u nhọt, là gáng nặng của cả gia đình và xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức đúng và tránh xa thói xấu này, đừng dễ dàng bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Gia đình và nhà trường cũng phải thường xuyên quan tâm đến học sinh, con cái của mình để tránh con xa ngã, đi sai đường mà đánh mất bản thân.

Học một thói quen tốt cần rất nhiều thời gian nhưng theo một thói quen xấu lại rất dễ dàng. Cho nên, chúng ta cần bảo vệ bản thân tránh xa thói ăn chơi, đua đòi để trở thành một học sinh ngoan, có ích cho xã hội.

CON YÊU MẸ- Con yêu mẹ bằng ông trờiRộng lắm không bao giờ hết- Thế thì làm sao con biếtLà trời ở những đâu đâuTrời rất rộng lại rất caoMẹ mong, bao giờ con tới!- Con yêu mẹ bằng Hà NộiĐể nhớ mẹ con tìm điTừ phố này đến phố kiaCon sẽ gặp ngay được mẹ- Hà Nội còn là rộng quáCác đường như nhện giăng tơNào những phố này phố kiaGặp mẹ làm sao gặp hết!- Con yêu mẹ bằng trường họcSuốt...
Đọc tiếp

CON YÊU MẸ
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế
(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)
1. Những hình ảnh được người con so sánh với tình yêu của mẹ thay đổi như thế nào từ khổ thơ thứ nhất đến khổ thơ thứ bảy? Vì sao có sự thay đổi đó?
2. Nếu có người hỏi em muốn so sánh tình yêu của em dành cho mẹ mình với hình ảnh gì, em sẽ trả lời như thế nào? Vì sao?
3. Sau khi đọc bài thơ em thấy việc con cái biết cách thể hiện tình yêu dành cho cha mẹ có quan trọng không? Hãy trình bày ý kiến của em bằng đoạn văn từ 8 - 12 dòng.
4. Từ những cảm xúc được gợi ra qua bài thơ, nhớ đến một kỷ niệm sâu sắc nhất về mẹ, em hãy viết bài văn tự sự với nhan đề: "Mẹ tôi"

0