K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

Uống nước nhớ nguồn

Học ăn, học nói, học gói, học mở

Một mặt người bằng mười mặt của

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

Lá lành đùm lá rách

10 tháng 3 2022

tham khảo

Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những mơ ước tương lai, là kết tinh những phẩm chất quí giá của lịch sử và thời đại. Cho nên ở “Nhật kí trong tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian, nhưng cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống, cốt cách Á đông mà vẫn hiện đại: Bài “Ngắm trăng” tiêu biểu về đặc sắc nghệ thuật này của thơ “Nhật kí trong tù”:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã toả sáng bàng bạc trong hầu hết những bài thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một “mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người á đông - một sự hoà quện, đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng - khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và huyền diệu của ánh trăng? ... Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.

Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống: ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách Á Đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này.

Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu: một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. Ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.

10 tháng 3 2022
tham khảo

Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh, chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.

 
Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa...
Đọc tiếp

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Câu 1 :
Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu nêu cảm nhận của em về cái hay của việc sử dụng từ ngữ trong những câu văn đã được in đậm

0
11 tháng 3 2022

Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc ta. Theo người dân địa phương, ngay sau khi Hai Bà tuẫn tiết trên sông Hát (năm 40 TCN), nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ trên chính nền nhà cũ của Hai Bà. Hơn hai nghìn năm tồn tại, đền đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử.

Ban đầu, đền được dựng lên bởi tranh tre, nứa lá. Đến thời nhà Đinh (970- 979) được xây dựng lại bằng gạch và lợp ngói. Vào đời vua Lý Thái Tông, đền được trùng tu và xây dựng với diện mạo như ngày nay.

Lần trùng tu và xây dựng này gắn liền với truyền thuyết Hai Bà hiển thánh còn ít người biết đến. Chuyện kể rằng vào đời vua Lý Thái Tông, khắp vùng Đại La hạn hán, đời sống nhân dân cực khổ. Để cứu nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than, vua đã lập một đàn tế, cầu cho mưa thuận gió hòa. Lời thỉnh cầu ứng nghiệm, mưa rơi khắp vùng.

Đêm hôm đó, Vua đang ngủ thì mơ thấy xuất hiện hai người con gái, đầu đội mũ hoa, cưỡi ngựa hồng, tự xưng là chị em Trưng Vương, vâng mệnh trời xuống giúp dân.

Để cảm tạ hai nữ thánh, vua Lý Thái Tổ đã cho lập đền Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng) thờ nhị vị nữ tướng đồng thời cho tu bổ và xây dựng đền Hai Bà ở Mê Linh.

Đền thờ hai vị nữ anh hùng còn gắn liền với một câu chuyện thú vị. Vào triều nhà Lê, có một vị quan đại thần, quê ở xã Yên Lãng (Mê Linh) đi qua cổng đền không chịu xuống ngựa, vì thế, Hai Bà liền đánh ngựa phủ phục. Tức giận, vị quan này đã bắt xoay lại hướng đền về phía Tây Bắc để mỗi khi ông vê quê thì không phải xuống ngựa. Năm 1889, vua Thành Thái cho trùng tu đền với quy mô lớn và xoay lại đền theo hướng Tây Nam như ngày nay.

Để đến với Khu di tích Đền Hai Bà, từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể tự đi theo hướng cầu Thăng Long - Quốc lộ 23 hoặc bắt xe buýt số 35 tuyến Trần Khánh Dư - Mê Linh, sau đó đi khoảng 1,5km là tới.

Hơn một thế kỷ trôi qua, đền Hai Bà ít nhiều bị mai một. Năm 2004, công trình kiến thúc này được tôn tạo, mở rộng. Hiện nay, quần thể khu di tích đền Hai bà có diện tích lên đến 11 ha, nằm ven đê sông Hồng, bên cạnh những cánh đồng hoa hồng bát ngát. Khu di tích gồm 11 công trình kiến trúc như Tam quan ngoại, Tam quan nội, Tam tòa chính điện, nhà thờ thân phụ mẫu Hai Bà Trưng, thờ thân phụ mẫu ông Thi Sách, nhà thờ các nữ tướng, nam tướng, nhà Tả mạc, nhà Hữu mạc, hồ Bán Nguyệt, hồ Mắt Voi. Ngoài ra còn có gác chuông, gác trống và sân vườn là nơi du khách nghỉ ngơi, thư giãn.

Vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, người dân Mê Linh tổ chức lễ hội để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến hai người con gái quê hương, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công dẹp giặc cứu nước. Đây là một trong những lễ hội đầu xuân lớn của dân tộc, mang nhiều nét cổ truyền với những trò chơi dân gian như đánh đu, đập niêu đất, đấu vật…

Mỗi năm, khu di tích đền Hai Bà thu hút hàng vạn du khách thập phương, chủ yếu là người hành hương và học sinh, sinh viên từ mọi miền tổ quốc. Đến với đền Hai Bà, bên cạnh việc thắp hương cầu nguyện, du khách còn được tìm hiểu lịch sử, văn hóa, được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, khoáng đạt, để thấy lòng mình nhẹ nhàng, thư thái.

10 tháng 3 2022

mùa xuân không giống như các mùa khác. Mùa xuân ấm áp lắm, không lạnh lẽo như mùa đông kia, không nóng gắt như mùa hạ kia. Mùa xuân mang đến những điều an lành và may mắn.

 

10 tháng 3 2022

thiếu tham khảo

10 tháng 3 2022

Bài thơ có thể coi là bức tranh quê đẹp, trong sáng, lời thơ khỏe khoắn. Nổi bật trong bức tranh ấy là ba hình ảnh: dân chài lưới, cánh buồm giương, con thuyền. Hình ảnh nào cũng đẹp, sắc nét, phóng khoáng đầy sức sống, đậm đà hương vị biển. Đó có thể coi là nét riêng, điệu hồn quê hương mà nhà thơ vương vấn suốt đời. Cũng chính vì thế mà bức tranh quê trong nỗi nhớ của Tế Hanh không có nét dáng buồn như bức tranh quê của các nhà thơ mới với đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi quán tranh đứng im im hoa xoan tím rụng tơi bời (Anh Thơ), mà là bức tranh quê với đường nét tươi tắn, khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà, trong sáng của tuổi hoa niên dành cho quê hương mình. Nếu không gắn bó, yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê trong những câu thơ tươi tắn, nồng nàn như vậy.

10 tháng 3 2022

tham khảo

Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà,... Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế! Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc.” Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh, vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế.

10 tháng 3 2022

TK

Ở câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” mang nghĩa đen là nói về không có người thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình.

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Ở câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” mang nghĩa đen là nói về không có người thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình.