ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂN
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU
Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:
- Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thày không tày học bạn
Câu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?
Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sau
Câu | Nội dung | Nghệ thuật | Giá trị thực tiễn |
1 | | | |
2 | | | |
3 | | | |
4 | | | |
Câu 3. Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Cho biết tác dụng của việc rút gọn câu?
Câu 4. Hai câu tục ngữ: "Học thầy không tày học bạn" và "Không thầy đố mày làm nên" có mâu thuẫn nhau về nội dung không? Vì sao?
Câu 5. Theo em vì sao tục ngữ được coi là “túi khôn” của dân gian?
Câu 6. Tìm thêm một câu tục ngữ/thành ngữ có cùng nội dung ý nghĩa và một câu tục ngữ/thành ngữ có nội dung trái ngược với nội dung các câu tục ngữ trên.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Hiện nay cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu facebook - một trang mạng rất quen thuộc với thế giới nói chung và Việt Nam ta nối riêng. Em hãy viết bài văn chứng minh rằng: Bên cạnh những lợi ích thiết thực, Facebook còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng.
* Gợi ý làm bài: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.
- Mở bài:
+ Xác định vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.
+ Khái quát về quan điểm của bản thân.
- Thân bài
+ Luận điểm 1: Facebook là gì? Thực trạng sử dụng facebook hiện nay.
+ Luận điểm 2: Vai trò của facebook
+ Luận điểm 3: Tác hại của facebook
+ Luận điểm 4: Bàn luận, mở rộng vấn đề và liên hệ
• Phê phán những người lãng phí thời gian sử dụng facebook.
• Đưa ra cách sử dụng facebook hợp lí, hiệu quả.
- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.
1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.
2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.
- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.
Ví dụ:
=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.
- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:
3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế )
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.