K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2023

Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đến các lĩnh vực xã hội và văn hóa:

- Xã hội: 

+ Thúc đẩy quá trình đô thị hóa dẫn đến sự ra đời của nhiều đô thị quy mô lớn. 

+ Dân số tăng nhanh, cơ cấu xã hội thay đổi, hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản. 

+ Sự bóc lột của giai cấp vô sản, tạo ra những tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Văn hóa: 

+ Thúc đẩy quan hệ quốc tế, giao lưu và kết nối văn hóa toàn cầu. 

+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở các nước tư bản, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, hiện đại với sự xuất hiện của điện ảnh, điện thoại. 

+ Hình thành một lối sống, tác phong công nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hóa. 

7 tháng 2 2023

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế thế giới.

- Thúc đẩy quá trình xã hội hóa hoạt động sản xuất, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

- Nền sản xuất lớn bằng máy móc đã giải phóng sức lao động, làm thay đổi cách thức lao động của con người.

7 tháng 2 2023

Thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: 

- Năm 1832, Pi-xi đã chế tạo ra máy phát điện đầu tiên dựa trên nguyên lí Pha-ra-đây. 

- Năm 1876, A-lếch-xan-đơ Ben phát minh ra đầu tiên. 

- Năm 1885, sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu thay cho khí than. 

- Năm 1889, Giô-dép Đây phát minh ra động cơ đốt trong, trở thành nguồn năng lượng của người nghèo. 

- Năm 1897, sự ra đời thuyết Điện tử của Tôm-xơn mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới vào sản xuất. 

- Năm 1908, xe ô tô mẫu T ra đời và sau đó phổ biến ở nhiều nước Châu Âu - Mỹ. 

- Năm 1913, tuốc bin hơi nước ra đời, giúp cung cấp nguồn điện năng mạnh và chi phí thấp hơn trước.

7 tháng 2 2023

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong thập niên 70 của thế kỉ XIX đến năm 1914.

- Cuộc cách mạng công nghiệp này diễn ra trong bối cảnh:

+ Anh trở thành một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Các nước như Mỹ, Pháp, I-ta-li-a, Đức cũng tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp trong nước.

+ Nửa đầu thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh.

+ Đến nửa sau thế kỉ XIX, nhiều thành tựu khoa học và kĩ thuật mới xuất hiện, quan trọng nhất là sự ra đời của điện và động cơ đốt trong.

7 tháng 2 2023

- Máy hơi nước ra đời đã mở ra kỉ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa, vì:

+ Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt.

+ Tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.

+ Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh.

+ Sự xuất hiện của máy hơi nước thúc đẩy ngành chế tạo máy và giao thông vận tải.

7 tháng 2 2023

- Thành tựu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp:

+ Năm 1733, Giôn Cay phát minh ra “thoi bay”.

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế ra chiếc máy kéo sợi Gien-ni.

+ Năm 1779, S. Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi để kéo được sợi nhỏ.

+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai cho ra đời máy dệt vải chạy bằng sức nước.

+ Năm 1782, Giêm Oát chế tạo thành công máy hơi nước

- Thành tựu trong lĩnh vực kĩ thuật luyện kim:

+ Năm 1735, phát minh về phương pháp nấu than cốc.

+ Năm 1784, H. Cót tìm ra cách luyện sắt “puddling”.

+ Năm 1885, H. Bét-xơ-me phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng.

 - Thành tựu trong lĩnh vực giao thông vận tải:

+ Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời.

+ Đến thế kỉ XIX, hệ thống đường sắt ở Tây Âu và Bắc Mỹ phát triển mạnh.

+ Năm 1807, R. Phơn-tơn chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.

7 tháng 2 2023

Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vì:

- Cuộc cách mạng tư sản giữa thế kỉ 17 đã gạt bỏ những trở ngại về chính trị và xã hội, tạo điều kiện cho cách mạng trong sản xuất.

- Công nghiệp Anh phát triển mạnh, có nhiều tiến bộ về kĩ thuật.

- Sự tích lũy tư bản ở Anh diễn ra sớm hơn và vẫn dựa vào sự bóc lột trong nước kết hợp với việc buôn bán, cướp bóc ở các thuộc địa.

Như vậy, ở Anh đã xuất hiện những điều kiện để tiến hành cách mạng công nghiệp: vốn, nhân công và phát minh kĩ thuật.

7 tháng 2 2023

Gợi ý bài thuyết minh về “chủ nghĩa nhân văn và các giá trị vượt thời đại”

- Chủ nghĩa nhân văn là một hệ thống tư tưởng lấy cõi người, lấy con người làm trọng. Các nhà nhân văn chủ trương rằng: công cuộc kiến thiết văn hóa là một công cuộc của người và lấy con người, lấy cõi đời làm bản vị (…)

- Chủ nghĩa nhân văn với học thuyết, lí luận khẳng định rằng mọi giá trị tinh thần và vật chất được sản sinh ra trong xã hội loài người đều vì con người. Được khẳng định, phát huy với những thành quả to lớn, để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong kho tàng văn hóa nhân loại (…)
- Chủ nghĩa nhân văn là một trong những nhân tố quan trọng thay đổi nhân thức của người dân Tây Âu lúc bấy giờ, từ đó các phong trào Cải cách tôn giáo đã diễn ra mạnh mẽ đưa tới sự ra đời của các tôn giáo cải cách phục vụ đời sống tinh thần người dân, phù hợp với nguyện vọng của người dân (…).

- Một tâm thế mới ở đã xuất hiện ở châu Âu: Tâm thế ấy là tâm thế hướng tới tìm tòi để con người đi đến tự do - tức là để thoát khỏi vòng kiềm tỏa, kìm kẹp của nhà thờ Thiên chúa giáo bấy lâu bưng bít tri thức con người.

7 tháng 2 2023

Lĩnh vực

Văn học

Nghệ thuật

Khoa học tự nhiên

Triết học

Tư tưởng

Thành tựu

Thần khúc

Cuộc đời mới của Đan-tê.

Mười ngày của G. Bô-ca-xio.

La Giô-công-đơ.

Bữa ăn tối cuối cùng.

Đức mẹ đồng trinh

Có thuyết hình học giải tích, nghiên cứu về áp suất khí quyển, thuật giải phẫu.

Thuyết Nhật tâm.

Cải tiến guồng nước

Các triết gia theo trường phái duy vật công kích triết học kinh viện, chủ nghĩa duy tâm, hướng tới tách triết học ra khỏi thần học

Chủ nghĩa nhân văn.

 
7 tháng 2 2023

- Phong trào Văn hóa Phục hưng là một phong trào văn hóa do giai cấp tư sản ở Tây Âu tiến hành vào thế kỉ XIV – XV.

- Mục đích: Khôi phục lại những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

- Ý nghĩa: 

+ Lên án giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự phong kiến, đả đảo tư tưởng phong kiến lỗi thời.

+ Đề cao tự do cá nhân, xây dựng một thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, đề cao giá trị con người.

+ Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng chống lại chế độ phong kiến.

- Bản chất của phong trào này là tìm kiếm một giá trị tư tưởng, ý thức hệ phù hợp với giai cấp tư sản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.