K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Bài học dân chủ nội bộ: cần ghi nhận, tôn trọng ý kiến đóng góp của mỗi cá nhân trong một tập thể.

Đề thi đánh giá năng lực

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh: đánh chắc thắng.

→  Thể hiện tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ: trận chiến phải đánh chắc chắn thắng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến vì: 

+ Tình hình của địch có sự thay đổi: trở thành tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố, không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự

+ Nhận ra ba khó khăn của bộ đội ta đang phải đối mặt 

→  Quyết định ra lệnh hoãn cuộc tiến công, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “ đánh chắc tiến chắc”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy Mặt trận họp gấp vì muốn thay đổi phương án chiến đấu từ phương án "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc".

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

a. Tiểu sử, cuộc đời:

-Tiểu sử:

+ Tên khai sinh: Võ Giáp, bí danh: Văn

+ Năm sinh: 1911-2013

+ Quê quán: làng An Xá, tổng Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh ( nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)

+ Là đại tướng đầu tiên và Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Là chỉ huy trưởng của chiến dịch quan trọng, như: Chiến dịch Biên Giới (9-10/1950), Trung Du (12/1950), Đồng Bằng (5/1951), Hòa Bình (12/1951- 2/1952),…

-Cuộc đời:

+ Tháng 12/ 1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam  tuyên truyền giải phóng quân

+ Tháng 8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Ủy ban Quân sự Bắc kì đồng thời là thành viên Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

+ 1951-1982, Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ 1946-1980, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

+ 1978-1992, là Phó thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.

b. Sự nghiệp văn chương

+ Phong cách sáng tác: xoay quanh thể loại hồi kí viết về đề tài trong chiến tranh và kháng chiến

+ Các tác phẩm nổi tiếng: Những chặng đường lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng…

- Hồi kí Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử:

+ Là hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp ( do nhà văn Nguyễn Hữu Mai ghi lại)

+ Gồm 14 chương 

+ Kể lại toàn bộ diễn biến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 

+ Năm 2004, tác phẩm được nữ nhà văn, nhà báo người Mỹ - Lady Borton dịch ra tiếng Anh và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Đoạn trích “Khúc tráng ca nhà giàn” đã để lại ấn tượng cho người đọc về con người và thiên nhiên vùng đá ngầm Ba Kè. Nhà văn đã ghi chép rất chân thực, cảm động về cuộc sống khó khăn gian khổ, nhiều mất mát và hi sinh của những cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn ở quần đảo Hoàng Sa. Qua đó, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi, tự hào về  những đóng góp của những người lính, chiến sĩ biển khơi- những người phải đối mặt trước khó khăn dữ dội của biển cả để đem lại sự phát triển, nâng cao đời sống của người dân đất nước.

- Ý nghĩa với xã hội hiện nay: Đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no là kết quả của rất nhiều con người làm việc thầm lặng mỗi ngày như các các bộ, chiến sĩ ở quần đảo Hoàng Sa. Từ đó cần phải ca ngợi, biết ơn, trân trọng với những con người ấy. Đồng thời, mỗi người chúng ta- đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay cần phải có một lý tưởng sống để đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích:

+ Giúp việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong phóng sự hiện lên sinh động: Kể lại quá trình hình thành, phát triển của ba thế hệ nhà giàn : từ khu nhà giàn đơn sơ, chỉ là những cái cọc bê tông cắm xuống nền san hô, trên bắc hoặc thưng ván hoặc bát nhưng đến nay khu nhà giàn trở nên tiện nghi, hiện đại hơn, “ là một tổ hợp kiến trúc nói chung cũng bắt mắt giữa dân sinh quốc phòng.”

+ Góp phần thể hiện vẻ đẹp của những chiến sĩ biển khơi” Bên cạnh miêu tả khu nhà gian, hình ảnh các chiến sĩ biển khơi vẫn thay phiên nhau canh giữ biển đảo, từ thế hệ này sang thế hệ khác

 →  Mặc dù công việc khó khăn nguy hiểm nhưng ai cũng nhiệt huyết, am hiểu về công việc, nhiệm vụ của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

    Để lại ấn tượng nhất với bản thân em là chi tiết ở phần 2 của phóng sự. Cụ thể, khi nhà giàn 1:3 Phúc Tấn bị bão đánh sập vào năm 1990 đã làm ba chiến sĩ hy sinh. Liệt sĩ Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng, Chủ nhiệm chính trị nhà giàn đã bơi nhiều ngày trên biển nhưng trong lúc sóng to gió lớn,“ còn nhường miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội và chiếc phao cá nhân” 

    Bởi dù khi đứng trước ranh giới vô cùng mong manh giữa sống và chết, họ vẫn nhường nhau từng miếng lương khô cuối cùng và phao cá nhân. Hành động khiến bản thân em cảm thấy xúc động với tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó. Đó cũng là cảm xúc xót, thương xót cho những khó khăn với những vất vả, nguy hiểm mà chiến sĩ vùng biển phải trải qua.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng thủ pháp đặc trưng của thể loại phóng sự là : thủ pháp Tả -Thuật- Bình  Trong đó:

+ Thuật: trần thuật, tái hiện, kể lại câu chuyện, sự kiện

+ Tả: miêu tả nhưng phải gắn bó và xuất phát từ hiện thực

+ Bình: bình bàn, thẩm định, đánh giá sự kiện của tác giả

→  Việc kết hợp bút pháp Tả – Thuật  – Bình không chỉ làm rõ thông tin sự kiện mà còn thông tin lí lẽ, đi sâu, khám phá bản chất của sự kiện 

- Một số dẫn chứng cụ thể trong các đoạn văn :

+ “ Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được cấp 12, trên cả cấp 12! Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó thế này…đó là những thông điện cuối cùng mà Sở chỉ huy Quân chủng nhận được…”

→ Đoạn văn là lời trần thuật vào thời điểm trước những năm 2000, khi xảy ra mưa bão, các chiến sĩ biển khơi gặp phải rất nhiều khó khăn. Kết hợp với yếu tố miêu tả: “ nhà giàn không mấy kiên cố”, “ Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi..”,.. đã khiến cho câu chuyện và nhân vật càng trở nên sinh động và chân thực

+ “ Tôi chỉ biết láng máng rằng cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn. Tôi cũng láng mạng thêm…Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”

→ Đoạn văn là lời kể lại câu chuyện khi đứng trước nhà giàn trong chuyến đi của tác giả. Các yếu tố miêu tả được thể hiện qua việc khắc họa nhà giàn “ cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn”, “ hệ thống nhà giàn ấy được mọc lên, được trụ vững…” cùng với lời bình của tác giả: “Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”. Qua việc miêu tả nhà giàn, thấy được tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn cũng như cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ, yêu mến với các chiến sĩ ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Tính phi cấu của bài phóng sự được thể hiện qua việc người viết thường bám sát hiện thực cuộc sống, phát hiện những sự việc, vấn đề gay cấn, có ý nghĩa thời sự… Cụ thể, trong phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn, tính phi hư cấu thể hiện:

+ Nội dung phóng sự là hiện thực cuộc sống khó khăn, gian khổ, nhiều mất mát, hi sinh của những cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn ở quần đảo Trường Sa. Vì thế, nội dung mang tính thời sự.

+ Tác giả trực tiếp tới vùng biển Ba Kè để quan sát và ghi chép, thu nhập thông tin

+ Những thông tin của phóng sự được tác giả điều tra, ghi chép thông qua các cuộc trò chuyện với người thật: chủ nhiệm chính trị đại tá Chấn, thiếu tướng Nguyễn Nam… 

- Ý nghĩa của việc sử dụng tính phi hư cấu:

+ Cung cấp cho người đọc những bằng chứng xác thực, cụ thể để họ có thể đánh giá đúng người và sự việc mà họ quan tâm, theo dõi

+ Bảo đảm tính xác thực trong việc ghi chép những sự kiện, nhân vật của đời sống