K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2020

Câu 2:
Kết quả hình ảnh cho lập bảng niên biểu diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai( thời gian, sự kiện, kết quả, ý nghĩa)

28 tháng 2 2020

Câu 1. I. Con đường dẫn đến chiến tranh

1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937)

- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít (còn gọi là phe Trục Béclin - Rôma - Tôkiô.

- Trong những năm 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược:

+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

+ Italia xâm lược Ê-ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936 - 1939).

+ Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc-xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu...

- Trước hoạt động bành trướng ảnh hưởng của lực lượng phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,...) đã có những động thái khác nhau:

+ Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ Mỹ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.

⇒ Do vậy, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình trên để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới

a) Hội nghị Muy-ních:

- Hoàn cảnh triệu tập:

+ 3/1938, Đức thôn tính áo. Sau đó, Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.

+ Trong khi Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược; Anh - Pháp tiếp tục thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

⇒ 29/9/1938, Hội nghị Muy-nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia.

- Nội dung: Anh - Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.

- Đánh giá:

+ Hội nghị Muy-nich là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của các nước Mỹ, Anh, Pháp.

+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc trong việc tiêu diệt Liên Xô.

b) Quan hệ quốc tế sau Hội nghị Muy-ních

- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (03/1939); tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô "hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau".

⇒ Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-nich, thực hiện mưu đồ thôn tính Châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.

28 tháng 2 2020

- Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

- Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

- Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.

- Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.

- Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

- Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

TL
29 tháng 2 2020

Ngắn gọn

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây...

Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng (kinh tế, xã hội)...

Các nước đế quốc (Mĩ) đe dọa xâm lược Nhật Bản => Nhật đứng trước sự lựa chọn:tiếp tục chế độ phong kiến hoặc cải cách kinh tế...

Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi và tiến hành cải cách về các mặt (chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự...) đưa đất nước thoát khỏi sự xâm lược từ bên ngoài...

Cuộc cải cách Minh Trị đã mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật, đưa Nhật trở thành nước tư bản hùng mạnh và đẩy mạnh chính sách xâm lược, bành trướng: chiến tranh Nga – Nhật...

26 tháng 2 2020

* Nội dung của “Chính sách cộng sản thời chiến”:

- Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

- Trưng thu lương thực thừa của nông dân.

- Thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân (từ 16 đến 50 tuổi),…

* Ý nghĩa:

“Chính sách cộng sản thời chiến” đã huy động tối đa mọi nguồn của cải, nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài. Đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ được chính quyền non trẻ.

26 tháng 2 2020

Vì sao chính quyền Xô viết thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến?

- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.

- Để chống thù trong giặc ngoài, đầu năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến.

Nội dung của chính sách:

- Nhà nước độc quyền lúa mì, cấp tư nhân buôn bán lúa mì. Từ tháng 1/1919 ban hành chính sách Trưng thu thu lương thực thừa của nông dân theo nguyên tắc: “không thu một chút gì của dân nghèo, thu của trung nông với mức vừa phải và thu nhiều của phú nông”.

- Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân để quản lý, điều hành sản xuất công nghiệp và nền kinh tế quốc dân.

- Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.

- Tiến hành trả lương bằng hiện vật và phổ biến là dựa trên nguyên tắc bình quân.

Ý nghĩa của chính sách: Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.

25 tháng 2 2020

- Các phong trào yêu nước tiêu biểu trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất như :

+, Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ở miền Bắc ( 1916 ) : Khoảng 300 binh lính người Việt đã nổi dậy, phóng thích và cấp súng ống cho 200 tù binh chính trị cùng vài trăm dân địa phương. Nghĩa quân đánh chiếm và làm chủ Thái Nguyên trong nhiều ngày liền, với hy vọng được tiếp viện bởi Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Khi không ai đến giúp họ, Pháp đã đánh chiếm lại Thái Nguyên và truy bắt hầu hết các nghĩa quân.

Câu 1: Trình bày những diến biến chính của CM tháng Mười Nga năm 1917? Ý nghĩa lịch sử của CM tháng 10 Nga? Cách mạng Việt Nam đã học tập và rút được kinh nghiệm gì từ CM tháng Mười Nga? Câu 2: Trong những năm 1933- 1939, chính phủ Hitler đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào? Cho dẫn chứng về chủ nghĩa phát xít đã gây ra nhiều tội ác đối với nhân loại? Câu 3. Cuộc khủng...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày những diến biến chính của CM tháng Mười Nga năm 1917? Ý nghĩa lịch sử của CM tháng 10 Nga? Cách mạng Việt Nam đã học tập và rút được kinh nghiệm gì từ CM tháng Mười Nga?

Câu 2: Trong những năm 1933- 1939, chính phủ Hitler đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào? Cho dẫn chứng về chủ nghĩa phát xít đã gây ra nhiều tội ác đối với nhân loại?

Câu 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ? Tổng thống Rudơven đã đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế như thế nào?

Câu 4. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Câu 5. Những sự kiện chính của cách mạng Trung Quốc từ năm 1919 đến năm 1937? ( Kẻ bảng cột Thời gian, sự kiện)?

Câu 6. Phân tích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ 2( 1939- 1945)? Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay?

Câu 7. Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược?

Câu 8. Cho biết về nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Cảm nhận của em về câu nói của Nguyễn Trung Trực " Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây"?

Câu 9. Trình bày ngắn gọn các phong trào yêu nước tiêu biểu trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất? ( Kẻ bảng thời gian, tên phong trào, diễn biến chính) ?

Câu 10: Vì sao Nguyễn Ái Quốc sang Phương Tây tìm đường cứu nước? Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 - 1920? Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho CM Việt Nam là gì?

0
21 tháng 2 2020

* Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:

- Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.

- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

- Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

* Những chuyển biến xã hội:

- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

- Cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.

+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nhung-chuyen-bien-ve-co-cau-kinh-te-va-c86a11387.html#ixzz6EeexXdSs

21 tháng 2 2020

*Chuyển biến về kinh tế

- Chuyển biến tích cực:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến.

+ Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

+ Hình thành các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ lớn,...), các trung tâm công nghiệp mới (Nam Định, Bến Thủy, Hòn Gai...),...

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn.

+ Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp.

+ Thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác thuộc địa, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế.

⇒ Vì vậy, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm, phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

*Chuyển biến về xã hội

- Các giai cấp cũ trong xã hội (địa chủ phong kiến và nông dân) có sự phân hóa sâu sắc:

+ Một bộ phận địa chủ cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện.

+ Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn.

- Trong xã hội xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới:

+ Sự phát triển của nền công, thương nghiệp thuộc địa, dẫn đến sự hình thành của đội ngũ công nhân. Công nhân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh. Ở đầu thế kỉ XX, lực lượng công nhân Việt Nam còn ít (khoảng 10 vạn người); mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc,...); ngoài ra họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

+ Tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện và ngày càng phát triển về số lượng. Cuộc sống của tiểu tư sản tuy có phần dễ chịu hơn công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, song vẫn bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, lại sớm được tiếp thu với những tư tưởng tiến bộ (nhất là bộ phận giáo viên, học sinh, sinh viên,...), nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Tầng lớp tư sản ra đời. Tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu nước.

- Các sĩ phu yêu nước cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ bắt đầu tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở đầu thế kỉ XX.

*Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội:

- Chuyển biến về kinh tế là tiền đề của chuyển biến xã hội. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc.

- Dưới nền kinh tế phong kiến lạc hậu mới du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát triển một cách ì ạch, các giai cấp, tầng lớp mới được hình thành trong xã hội Việt Nam chưa thể lớn mạnh, đủ sức đứng ra cầm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

20 tháng 4 2020

Câu 5.Nhân dân Hà Nội đã anh dũng chống Pháp xâm lược lần thứ hai như thế nào?

- Quan quân triều đình và Hoàng Diệu chỉ huy quân sỹ chiến đấu anh dũng bảo vệ thành Hà Nội –> thành mất, Hoàng Diệu hy sinh. Triều đình hoang mang cầu cứu nhà Thanh.

- Nhân dân dũng cảm chiến đấu chống Pháp bằng nhiều hình thức:

+ Các sỹ phu không thi hành mệnh lệnh của triểu đình tiếp tục tổ chức kháng chiến.

+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh tích cực kháng chiến bằng nhiều hình thức sáng tạo.

+ Tiêu biểu có trận phục kích Cầu Giấy lần hai 19/5/1883 –> Rivie bỏ mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

20 tháng 4 2020

Câu 3.Nêu những trận đánh tiêu biểu của quân dân Bắc kì trong những năm 1873 -1874?

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại ô Quan Trưởng.

Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm.

–> Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân:

+ Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến không hợp tác với giặc.

+ Khi thành Hà Nội thất thủ nhân dân Hà Nội và nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu –> buộc Pháp phải rút về các tỉnh lỵ cố thủ.

+ Ngày 21/12/1873 quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gác-ni-e tử trận –> Thực dân Pháp hoang mang chủ động thương lượng với triều đình.