K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2018

Mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định, bởi vì:

- Mỗi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tùy từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do các thế lực thù địch nước ngoài gây ra nên đều đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết phải ổn định để phát triển.

- Trong các vấn đề về biên giới, về đảo, về vùng biển đặc quyền kinh tế, do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á còn tranh chấp phức tạp, đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết một cách hòa bình.

- Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo ra cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

23 tháng 10 2018

a) Thuận lợi

Quan hệ với các nước ASEAN, chúng ta có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, cụ thể như:

- Về quan hệ mậu dịch:

+ Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng 26,8%/năm (gần 30%).

+ Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là: nguyên liệu sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

- Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói nghèo.

b) Khó khăn

- Do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động của nước ta còn thấp, chất lượng hàng hóa sản xuất chưa cao, giá bán hàng cao khó cạnh tranh với hàng các nước khác sản xuất.

- Các nước Đông Nam Á có nhiều mặt hàng giống nhau càng dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.

- Sự khác biệt trong thể chế chính trị dẫn đến cách giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nhiều khi gây khó khăn không cần thiết như: chúng ta có nhiều thủ tục hành chính khi giải quyết các hợp đồng, các giấy cấp phép hoạt động.

- Việc không cùng chung ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi Việt Nam mở rộng giao lưu với các nước,...

8 tháng 11 2018

a) Năng suất lúa của Nhật Bản

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010

 c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Diện tích lúa có tốc độ tăng trưởng giảm liên tục (giảm 21,5%), nhưng giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Năng suất lúa có tốc độ tăng trưởng giảm (giảm 17,7%), nhưng không ổn định (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng giảm liên tục (giảm 35,4%), nhưng giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng giảm nhanh nhất, giảm chậm nhất là năng suất lúa.

* Giải thích

Diện tích trồng lúa gạo ở Nhật Bản giảm là do:

- Một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

- Chuyển một số diện tích trồng lúa sang đất chuyên dùng và đất thổ cư, bởi vì quá trình đô thị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đt nước phát triển nhanh.

21 tháng 2 2017

a) Các mục tiêu chính của ASEAN

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

Mục tiêu chung: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

b) Cơ chế hợp tác của ASEAN

Cơ chế hợp tác rất phong phú, đa dạng: thông qua các diễn đàn; thông qua các hiệp ước; tổ chức các hội nghị; thông qua các dự án, chương trình phát triển; xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”; thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.

24 tháng 1 2017

- Vị trí gần gũi, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi.

- Truyền thông văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng.

- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.

18 tháng 11 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng mía của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.

 b) Năng suất mía của Trung Quốc

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Diện tích mía tăng liên tục từ 1009 nghìn ha (năm 1990) lên 1686 nghìn ha (năm 2010), tăng 677 nghìn ha (tăng gấp 1,67 lần).

- Sản lượng mía tăng liên tục từ 57620 nghìn tấn (năm 1990) lên 110789 nghìn tấn (năm 2010), tăng 53169 nghìn tấn (tăng gấp 1,92 lần).

- Năng suất mía tăng liên tục từ 571,1 tạ/ha (năm 1990) lên 657,1 tạ/ha (năm 2010), tăng 86 tạ/ha (tăng gấp 1,15 lần).

- Sản lượng mía có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất, tiếp đến là diện tích, tăng chậm nhất là năng suất mía.

- Diện tích, năng suất và sản lượng mía tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

1 tháng 12 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích và sản lượng chè của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.

b) Năng suất chè của Trung Quốc

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Trung Quốc tăng liên tục:

+ Diện tích chè tăng 585 nghìn ha (tăng gấp 1,71 lần).

+ Sản lượng chè tăng 910 nghìn tấn (tăng gấp 2,69 lần).

+ Năng suất chè tăng 3,73 tạ/ha (tăng gấp 1,57 lần).

-Sản lượng chè có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là diện tích chè, còn năng suất chè có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.

- Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Trung Quốc tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

26 tháng 8 2018

a) Năng suất ngô của Trung Quốc

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.

 c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc đều có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:

+ Diện tích ngô tăng 51,4%.

+ Năng suất ngô tăng 20,5%.

+ Sản lượng ngô tăng 82,6%.

- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc không đều nhau. Sản lượng ngô có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng chậm nhất là năng suất ngô.

Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

17 tháng 12 2019

a) Miền Đông

* Thuận lợi:

- Địa hình thấp, có các đồng bằng châu thổ rộng lớn với đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng trọt.

- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, cây có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới.

- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, đóng tàu, khai thác khoáng sản biển,...

- Vùng đồi núi có rừng và đồng cỏ để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi.

- Là vùng có nhiều khoáng sản, nhất là kim loại màu để phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim màu.

* Khó khăn: Bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.

b) Miền Tây

* Thuận lợi:

- Rừng, đồng cỏ, phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

- Nơi bắt nguồn của các sông lớn, giá trị thủy điện lớn.

- Nhiều khoáng sản (than, sắt, dầu mỏ) cho phát triển công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thông, sản xuất, cư trú.

- Khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.