Bài 2. Trong câu sau có mấy động từ ? Đó là những từ nào?
Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy
cuống, như những chuỗi tràng hạt đồ đề treo lơ lửng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc Góc sân và khoảng trời, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa. Đó là com bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thày và nhất là ánh trăng của làng quê. Với tuổi thơ trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười khi nhìn thấy chuối thấy xôi. Chúng ta hãy đọc những câu thơ như thế trong bài Trông trăng:
Trăng như cái mâm còn
Ai treo ông cao thế
Ông nhìn đàn em bé
Muốn khoe có mặt tròn
Thơ trong Góc sân và khoảng trời là thơ viết về tuổi thơ. Nhưng đó là tuổi thơ của một thời mà đất nước ta đang trong chiến tranh chống xâm lăng. Đó là cái thời mà từ những anh trai làng đến các sinh viên Đại Học và cả những người thầy của tác giả Trần Đăng Khoa cũng đều lên đường ra trận. Trong bài con chim hay hót, tác giả đã miêu tả hình ảnh những chú chim non nhìn dãy phi lao các anh bộ đội trồng ngày ra đi đánh Mỹ mà nhớ đến các anh và mong mỏi ngày các anh sẽ trở về.
Con chim nó đỗ cành tre
Bay ra cành chè nó hót hay hay
Hót rằng cây phi lao này
Mấy anh bộ đội trồng ngày ra đi
Phi lao mới nói rầm rì
Rằng anh bộ đội mai kia lại về
Nếu lấy con mắt của người đọc là trẻ em hôm nay để nói thì đấy là tập thơ của một chú bé già trước tuổi. Hay nói cách khác là Trần Đăng Khoa đã thành người lớn tuổi từ khi còn là trẻ con. Nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt tập thơ khi nó ra đời vào hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ của đất nước, một đất nước đang chiến tranh người người đi ra trận, đến cả chú chó vàng thân yêu của tác giả cũng bị chết vì bom Mỹ thì sự ra đời của những bài thơ như trong Góc sân và khoảng trời là điều tất yếu.
Chính những bài thơ được tập hợp trong Góc sân và khoảng trời đã làm nên một thần đồng thơ Trần Đăng khoa ngày nào. Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của ông được trao giải thưởng nhà nước về Văn hoá nghệ thuật.
Ờ... mik nghĩ là Hoàn cảnh nhà bạn Lan thật khó khăn! Đó, mik nghĩ đc có thế
Tham khảo:
Buổi sáng cuối tuần, em dậy từ sớm, chạy bộ ra công viên gần nhà để tập thể dục cho khỏe khoắn. Lúc đến nơi, trời vừa hửng sáng. Cảnh vật tuyệt vời của công viên vào buổi sáng sớm khiến em phải xuýt xoa.
Lúc này, cả công viên im lặng và vắng vẻ, chỉ lác đác vài người đến sớm để tập thể dục. Phía trên cao, bầu trời hiện ra trong ánh sáng buổi sớm trong trẻo và tươi xanh. Đó là gam màu xanh dịu dàng và tươi mới. Những cuộn mây trắng lớn, dường như ngủ quên, nên cứ đứng im một chỗ chẳng chịu trôi đi. Trên những chiếc lá cây, bãi cỏ trong công viên, thật dễ dàng để bắt gặp những giọt sương long lanh, xinh xắn. Cả thảm cỏ, con đường gạch và những hàng ghế đá đều ướt đẫm sương đêm. Chính vì vậy, nhìn đâu cũng thấy toàn là những màu rất đậm. Phía trên cao, ông mặt trời đang nỗ lực chiếu xuống thật nhiều tia nắng để hong khô, xua tan bớt đi màn sương lạnh giá. Những đóa hoa hồng trong bồn hoa dọc lối đi đã nở rộ. Nào đỏ, nào trắng, nào hồng, xen lẫn nhau rực rỡ. Trên các tán cây xanh mướt, bầy chim đã thức dậy, tíu tít chuyền từ cành này sang cành nọ, hót líu lo líu lo. Những cơn gió dìu dịu khẽ vờn qua kẽ lá, mang theo hương thơm của cỏ cây, đánh thức mọi giác quan của con người.
Chỉ thoáng chốc, cả công viên trở nên sáng ngời và tấp nập. Mọi người ở quanh đây đều đến công viên để tập thể dục. Người thì chạy bộ, người thì tập với máy, người thì ép dẻo, người thì múa thái cực quyền… Mọi người cứ tụm lại thành từng nhóm nhỏ, vừa tập vừa khe khẽ trò chuyện cùng nhau, thật là vui vẻ. Âm thanh tập luyện, trò chuyện ấy đã đem đến một không khí ấm áp, tràn đầy sinh lực cho công viên.
Khi mặt trời đã lên cao, ánh nắng trở nên ấm áp hơn, mọi người dần dần trở về nhà để chuẩn bị cho những công việc khác. Thoáng chốc, cả công viên trở nên vắng lặng. Chỉ còn tiếng chim ríu rít và tiếng gió rì rào qua kẽ lá. Ngắm nhìn cả công viên bừng sáng dưới ánh mặt trời rạng rỡ, em vui vẻ trở về nhà với tâm trạng phấn khởi vô cùng.
Nhọc nhằn có nghĩa là 1 công việc khó khăn, vất vả, mệt mỏi... Nên trái nghĩa với từ nhọc nhằn là nhàn hạ.
Em hãy viết bài văn tả con đường từ nhà đến trường của em theo mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng
Mở bài gián tiếp:
Quãng thời gian đi học đối với chúng ta đều là những điều quý giá, từ việc ngồi gốc câu bàng nói chuyện hay nô đùa dưới sân trường,....Đó là những kỉ niệm đắt giá và đẹp đẽ nhất trong quãng đời học sinh của tôi. Nhưng có một thứ còn gắn bó với tôi hơn cả chúng, nó giản dị, mộc mạc, không ai khác ngoài cong đường dẫn tôi đi học.
Kết bài mở rộng:
Con đường đến trường đối với tôi có vô vàn kỉ niệm, tôi yêu quý con đường này lắm. Mong sao tôi chóng lớn thật nhanh để có thể xây dựng quê hương mình thêm đẹp đẽ. Cảm ơn con đường này đã đưa tôi đến những bài học của dấu chân đầu đời !
* P/s: Mình tự viết không hay lắm, bạn thông cảm *
Cre: Tôi
#Nocopy
Học tốt ạ;-;
TL: ( Tham khảo em nhé, anh không chép mạng, bài này anh làm trong word hồi lớp 5 rồi )
“Con đường đến trường” - cái tên nghe sao quen quá. Chẳng phải ngày nào chúng ta cùng dạo bước trên nó để đến trường hay sao? Vậy mà trong chúng ta, mấy ai đã quan tâm đến nó? Phải chăng vì nó đã quá quen. Bạn hãy thử, hãy thử một lần say ngắm. Chắc chắn bạn sẽ khẳng định rằng: nó có nhiều điểm thú vị vô cùng.
Con đường đi học của tôi dài, phẳng và uốn lượn quanh cao qua những khu phố, những cánh đồng. Đó là con đường mà mùa hè thì rợp mát bởi những bóng cây còn mùa đông thì ngạt ngào hoa sữa. Những bông hoa sữa nhỏ li ti đúng như những giọt sữa ai đó vô tình để rớt trên lá, trên cành.
Vào cuối mùa thu, con đường còn rực rỡ một màu hoa điệp vàng óng ả. Những bông hoa xinh xắn ấy đã trở thành những kỷ niệm gắn bó suốt mấy năm học tiểu học của tôi. Tôi nhớ lại mấy năm về trước khi con đường còn chưa được trải bê tông. Những hôm trời mưa, chúng tôi lội ì ọp qua những vũng nước màu đỏ gạch của con đường rải sỏi. Dù cẩn thận nhưng đến lớp đứa nào đứa nấy ít nhiều cũng bị vương vài vết bẩn trên áo đỏ như son. Lâu ngày bị vương nhiều, áo giặt không sạch được thế là chúng tôi đành phải mặc những bộ đồng phục ố vàng. Nhưng bây giờ thì khác lắm rồi. Con đường đoạn thì được trải nhựa, những đoạn đi qua làng được trải bê tông. Cứ gọi là đi đến cửa lớp, chúng tôi vẫn không bẩn đến gót chân. Đường sạch bong. Những hôm vào mùa gặt đi trên rơm rạ, chỉ cần ngửi mùi rơm tôi đã thấy quê hương sao gần gũi và thân thuộc vô cùng.
Đi trên con đường vào mùa lúa trổ, chúng tôi vừa bước tung tăng chân sáo, vừa cảm nhận hương lúa thơm thoang thoảng bay từ hai phía cánh đồng. Tôi nhớ lần ấy thằng Hưng nói với tôi:
- Ước gì chúng mình chẳng bao giờ lớn lên thì hay nhỉ. Cứ thỏa thích vui đùa rồi đi học chẳng phải lo nghĩ điều gì.
Hồi ấy tôi cho ý nghĩa của thằng Hưng thật nực cười nhưng bây giờ nghĩ lại, thấy nó nói cũng hay hay.
Kỷ niệm tuổi thơ tôi đã trôi qua êm đềm trên con đường đến trường thân thương ấy. Đi mãi thành quen, giờ đây tôi nhớ nó đến từng chỗ nhấp nhô, từng cây cột mốc thậm chí còn nhớ con đường được ghép bởi bao nhiêu tấm bê tông. Thế là hình như giờ đây tôi với con đường đã thành hai người bạn. Chỉ tiếc rằng đường chỉ âm thầm tận tụy, đường chẳng bao giờ tâm sự với tôi.
~HT~
từ ghép tổng hợp là gì hả các bạn ?
Là loại từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ. Mỗi từ ghép tổng hợp đều có nghĩa nhất định, nhưng khi ghép 2 từ lại với nhau thì ý nghĩa sẽ bao quát hơn, mở rộng nghĩa lớn hơn
HT
TL:
Câu hỏi: từ ghép tổng hợp là gì hả các bạn ?
Câu trả lời :Là loại từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ. Mỗi từ ghép tổng hợp đều có nghĩa nhất định, nhưng khi ghép 2 từ lại với nhau thì ý nghĩa sẽ bao quát hơn, mở rộng nghĩa lớn hơn.
~HT~