K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch:

+ Mùa xuân: 23/9 - 22/12.

+ Mùa hạ: 22/12 - 21/3.

+ Mùa thu: 21/3 - 22/6.

+ Mùa đông: 22/6 - 23/9.

6 tháng 11 2023

Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực

- Giờ địa phương

+ Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng.

+ Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời.

- Giờ khu vực

+ Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực).

+ Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich ở Anh).

1 tháng 9 2023

 Bảng về độ đài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau:

 Vĩ tuyếnBán cầu BắcBán cầu Nam
Ngày 22-6 (Hạ chí)Xích đạongày và đêm dài bằng nhaungày và đêm dài bằng nhau
Xích đạo đến 66o33'ngày dài hơn đêmngày ngắn hơn đêm
66o33' đến cựcngày địa cực dài 24 giờđêm dài 24 giờ
Ngày 22-12 (Đông chí)Xích đạongày và đêm dài bằng nhaungày và đêm dài bằng nhau
Xích đạo đến 66o33'ngày ngắn hơn đêmngày dài hơn đêm
66o33' đến cựcđêm dài 24 giờngày địa cực dài 24 giờ
 

* Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ:

  + Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệ.

  + Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

  + Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.

- Giải thích: Do trục của Trái Đất luôn nghiên và không đổi phương nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

3 tháng 2 2023

- Nguyên nhân sinh ra mùa: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch:

+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

3 tháng 2 2023

Tính giờ:

+ Luân-đôn (múi giờ số 0), Hà Nội (múi giờ số 7) => Luân-đôn cách Hà Nội 7 múi giờ.

+ Hà Nội có giờ sớm hơn Luân-đôn => Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-11-2020 thì ở Hà Nội là: 23 + 7 = 6 giờ ngày 1-12-2020 (1 ngày có 24 giờ).

- Đường chuyển ngày quốc tế:

+ Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số 12.

+ Khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm 1 ngày do: Trái Đất hình cầu nên khu vực giờ số 0 đối diện với khu vực giờ số 12. Ở đây sẽ có 2 ngày lịch khác nhau.

3 tháng 2 2023

- Trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên chỉ có một nửa được chiếu sáng (ngày) và một nửa nằm trong bóng tối (đêm).

- Sự luân phiên ngày đêm: Do có hình khối cầu, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.

3 tháng 2 2023

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á thuộc mảng kiến tạo Á-Âu.

18 tháng 8 2023

- Vỏ lục địa và vỏ đại dương khác nhau về độ dày và thành phần cấu tạo.

+ Vỏ lục địa dày trung bình 35 km gồm ba tầng đá: badan, granit, trầm tích. Thành phần chủ yếu là silic và nhôm (sial).

+ Vỏ đại dương dày 5 - 10 km, chủ yếu là đá badan và trầm tích (rất mỏng). Thành phần chủ yếu là silic và magiê (sima).