K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2023

7 tháng 2 2023

- Người Phù Nam xúc tiến mạnh mẽ hoạt động trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

- Thương cảng Óc Eo trở thành một trong những trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất thời bấy giờ, thu hút thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã đến buôn bán nhộn nhịp.

- Ở: nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá.

- Phương tiện đi lại: chủ yếu là thuyền, phù hợp với môi trường sông, rạch và ven biển.

- Trang phục: khá đơn giản, đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trấn; phụ nữ dùng một tấm vải quấn lại thành váy và đeo trang sức.

7 tháng 2 2023

- Khoảng từ cuối thế kỉ II đến đầu thế kỉ III, trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn, người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng của mình.

- Trong quá trình buôn bán, tiếp xúc với người Ấn Độ, người Phù Nam đã tiếp nhận tôn giáo như Phật giáo, Hindu giáo...

- Kĩ thuật tạc tượng, điêu khắc trên các chất liệu gỗ, gốm chịu ảnh hưởng đậm nét phong cách Ấn Độ.

7 tháng 2 2023

- Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng đầu thế kỉ I, tồn tại đến thế kỉ VII.

- Nhà nước Phù Nam mang tính chất của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông:

+ Đứng đầu là vua nắm cả vương quyền và thần quyền.

+ Giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền.

7 tháng 2 2023

* Cơ sở dân cư

- Tổ tiên người Phù Nam là các nhóm cư dân bản địa có quá trình phát triển liên tục từ thời kì đồ đá, chủ nhân của nền văn hoá tiền Óc Eo.

- Sự tiếp xúc sớm với văn minh Ấn Độ qua vai trò của thương nhân và các nhà truyền giáo giúp Phù Nam tiếp thu nhiều giá trị văn minh Ấn Độ như chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và chế độ đẳng cấp.

* Cơ sở xã hội

- Gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

+ Quý tộc và tu sĩ: thuộc tầng lớp trên của xã hội, được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao.

+ Thương nhân: nắm quyền lực lớn trong nền kinh tế.

+ Nông dân, thợ thủ công và một bộ phận nô lệ: là lực lượng lao động, hợp thành tầng lớp bị trị trong xã hội.

7 tháng 2 2023

Phù Nam được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp và thương mại

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, trữ lượng nước ngọt dồi dào, nguồn lợi thủy sản phong phú, đất đai giàu phù sa.

- Phía đông và tây nam có biển bao bọc có nhiều hải cảng quan trọng tiếp xúc với khu vực Đông Nam Á hải đảo và Ấn Độ.

- Phù Nam sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế thông qua con đường Tơ lụa và con đường Hồ tiêu.

7 tháng 2 2023

(*) Giới thiệu về Tháp bà po Nagar

- Tháp Bà Pô Na-ga là khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm-pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ XIII. Đây là thời kì đạo Hin-đu đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chăm-pa cổ. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Quần thể di tích được phân bố trên hai mặt bằng: Tháp cổng và tầng 2; khu đền tháp với các công trình kiến trúc và hoạt động văn hoá tiêu biểu.

+ Tầng tháp cổng không còn nguyên vẹn do thời gian đã quá lâu, tuy nhiên dấu tích về kiến trúc xưa cũ vẫn còn, đó là những cột trụ, bậc thang được làm bằng đá dẫn lối lên tầng 2. 

+ Tầng 2 là nơi để du khách có thể đến hành hương, tĩnh tâm và thư giãn.

- Khu đền tháp được xây dựng bằng gạch, khít mạch và không có bất kì chất kết dính nào. Từng chi tiết nhỏ của tháp đều thể hiện được sự tinh tế của kiến trúc thời xa xưa. Hoạt động văn hóa tiêu biểu của khu đền tháp là Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ gày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa, có sức lan tỏa cả vùng Nam Trung Bọ và Tây Nguyên.

- Tháp Bà Pô Na-ga là một quần thể kiến trúc độc đáo và đặc sắc của người Chăm, được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1979.  Lễ hội Tháp Bà Pô Na-ga được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia  năm 2012.

- Suốt quá trình tồn tại và phát triển, người Chăm-pa đã để lại những di sản văn hóa khổng lồ. Văn hoá Chăm-pa có ý nghĩa to lớn cả về vật chất và tinh thần dọc dải đất miền Trung. Tháp Bà Pô Na-ga chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, bia kí và tôn giáo, tín ngưỡng. Với 3 tầng và 4 tòa tháp lớn, từng chi tiết ở bên trong công trình này đều thể hiện được hình dáng điêu khắc độc đáo của thời kỳ xa xưa. Bên cạnh đó, những viên gạch đất nung khiến cho du khách hoài niệm về một thời văn minh đã đi vào dĩ vãng.

1 tháng 9 2023

Lĩnh vực

Thành tựu

Sự ra đời nhà nước

- Dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đầu năm 192, nhân dân đã nổi dậy lật đổ ách thống trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp (sau này gọi là Chăm-pa).

- Tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế phương Đông cổ đại

Kinh tế

- Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công.

- Giỏi buôn bán bằng đường biển, nhiều cảng thị ra đời

Chữ viết

- Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo chữ viết riêng của dân tộc mình. 

- Hệ thống chữ viết của người Chăm đã dần được cải tiến và duy trì đến ngày nay.

- Chữ Chăm cổ được coi là chữ viết cổ nhất ở Đông Nam Á. 

Đời sống vật chất

- Người Chăm ở trong những ngôi nhà được xây bằng gỗ hoặc gạch nung.

- Trang phục chính của nam gồm quần, ngoài quấn váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu. Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn.

Đời sống tinh thần

- Văn học Chăm-pa rất phong phú, đa dạng về thể loại: Sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, trường ca, gia huấn ca và thơ triết lý, thơ trữ tình,...

- Tôn giáo nổi bật như:  Phật giáo, Hồi giáo...

- Tín ngưỡng vạn vật hữu lĩnh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực.

- Nghệ thuật điêu khắc thể hiện thông qua các bức tượng và phù điêu trang trí trên các đài thờ, đền tháp.

- Âm nhạc và ca múa (múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ, múa bóng) không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng và các dịp lễ hội truyền thống.

7 tháng 2 2023

- Dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc Chăm là kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và kĩ thuật chạm trổ trên đá.

- Những phù điêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khác cổ Chăm-pa.

7 tháng 2 2023

- Cư dân Chăm - pa trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải. Ở những thế kỉ đầu Công nguyên, người Chăm đã trồng được những loại lúa ngắn ngày, có khả năng chịu khô hạn.  

- Thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ và đa dạng với các nghề gạch, gốm, luyện kim, thủy tinh,…

- Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Thương cảng Đại Chăm, Cù lao Chàm, Thị Nại có vị trị quan trọng trên đường mậu dịch biển quốc tế.

- Người Chăm sống trong những ngôi nhà được xây bằng gỗ hoặc gạch nung.

- Trang phục chính của phụ nữ Chăm là mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn. Đàn ông thì có quần, ngoài quấn váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu.