K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2022

- Tự nhiên:

+ Hồ móng ngựa: Do quá trình uốn khúc và đổi dòng của các sông ở vùng đồng bằng

+ Hồ kiến tạo: Hình thành ở những vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo.

+ Hồ băng hà: Do quá trình xâm thực của bằng hà lục địa, phổ biến ở các nước vùng vĩ độ cao như Phần Lan, Ca - na - đa, Liên Bang Nga,...

+ Hồ miệng núi lửa: Hình thành từ các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động.

- Hồ nhân tạo: Do con người tạo ra.

3 tháng 2 2023

- Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

+ Chế độ mưa: quy định thủy chế dòng sông

+ Băng tuyết tan: làm tăng lưu lượng dòng chảy khi tuyết tan

+ Hồ, đầm: Điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông lên chảy vào hồ đầm. Khi nước sông xuống, nước hồ đầm chảy ra sông cho đỡ cạn.

+ Địa hình: Nơi địa hình dốc nước chảy mạnh lũ lên nhanh. Nợi địa hình bằng phẳng nước chảy chẩm, lũ lên chậm nhưng kéo dài

+ Đặc điểm đất, đá thực vật: các khu vực đất đá dễ thấm nước vỏ phong hóa dày có thực vật che phủ nguồn nước phong phú..

+ Con người: điều tiết dòng chảy thông qua các công trình thủy lợi

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông) và quan sát hình 10.1.

Giải chi tiết:

Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:

- Chế độ mưa: quy định chế độ dòng chảy của sông.

Ví dụ: Sông có nguồn cấp nước chủ yếu là nước mưa thì mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

- Băng tuyết tan: Làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân khi băng tuyết tan nhanh.

- Hồ, đầm: Điều tiết chế độ dòng chảy của sông.

- Địa hình: Độ dốc càng lớn, thời gian tập trung nước và thoát nước trên sông càng nhanh.

- Đặc điểm đất, đá và thực vật: Các khu vực đất, đá dễ thấm nước, vỏ phong hóa dày, có nhiều thực vật che phủ thường có nguồn nước phong phú, dòng chảy điều hòa.

- Con người: Điều tiết chế độ dòng chảy sông thông qua việc xây dựng các hồ chứa thủy điện, các công trình thủy lợi, trồng và bảo vệ rừng,...

12 tháng 12 2022

Theo em, thủy quyển là: Toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau( như lỏng, rắn, hơi.....), bao gồm nước trong các đại dương, lục địa và trong khí quyển, trong thủy quyển có khoảng 3% là nước ngọt còn lại ∼97% là nước mặn.

3 tháng 2 2023

Phân biệt một số kiểu khí hậu:

 

Kiểu khí hậu

nhiệt đới gió mùa

Kiểu khí hậu

nhiệt đới lục địa

Nhiệt độ trung bình

Tháng cao nhất

Tháng 6, 7 (khoảng 300C)

Tháng 4,5 (khoảng 320C)

Tháng thấp nhất

Tháng 12, 1 (khoảng 170C)

Tháng 12,1 (khoảng 220C)

Biên độ nhiệt năm

Khoảng 130C

Khoảng 110C

Lượng mưa

Tổng lượng mưa

1694mm

647mm

Tháng mưa nhiều nhất

Tháng 8

Tháng 8

Tháng mưa ít nhất

Tháng 1 và 12

Tháng 11, 12, 1, 2, 3

Chênh lệch lượng mưa

Khoảng 250mm

Khoảng 250mm

7 tháng 11 2023

Các đới khí hậu chính trên Trái Đất và phạm vi của từng đới tự từ xích đạo về cực

Đới khí hậu

Phạm vi

Xích đạo

Trung Mỹ, Vịnh Ghi-nê, Đông Nam Á biển đảo,…

Cận xích đạo

Tây Nam Mỹ, Thái Lan, Mi-an-ma,…

Nhiệt đới

Trung và Nam Mỹ, Trung Phi, Nam Á, Đông Nam Á lục địa, Bắc Ô-xtrây-li-a,…

Cận nhiệt đới

Tây Á, Tây Nam Á, Nam Ô-xtrây-li-a, Hoa Kỳ, Nam Âu, một phần Nam Mỹ,…

Ôn đới

Phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ, Bắc Á, châu Âu, cực Nam của khu vực Nam Mỹ,…

Cận cực

Bắc Ca-na-đa, Bắc Liên bang Nga,…

Cực

Hai vòng cực Bắc, Nam.

3 tháng 2 2023

- Nước ta có gió tín phong (Mậu dịch) hoạt động quanh năm ngoài ra nước ta còn chịu ảnh hưởng của gió mùa

- Nguyên nhân: Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu nên có gió tín phong bắc bán cầu hoạt động quanh năm, ngoài ra việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa.

- Ngoài ra, ở Việt Nam còn có sự hoạt động của một số gió địa phương khác: gió đất, gió biển, gió thung lũng, gió núi,…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất (Em lựa chọn 1 trong 5 nhân tố sau để ghi vào vở, không cần ghi tất cả):

Khí áp:

+ Các khu áp thấp: không khí bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây, gây mưa.

Ví dụ: Ở xích đạo và ôn đới là những nơi có áp thấp nên mưa nhiều.

+ Các khu áp cao: chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa.

Ví dụ: Ở cực và chí tuyến đều là những nơi có áp cao nên mưa ít.

Gió:

+ Những nơi có gió biển thổi vào hoặc có hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn.

+ Những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường mưa ít.

Frông:

+ Dọc các frông nóng/lạnh, không khí nóng bị đẩy lên cao tạo thành mây và gây mưa (mưa frông).

+ Các khối khí nóng ẩm trong vùng nội chí tuyến tiếp xúc với nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới => mưa lớn (mưa dải hội tụ).

Dòng biển:

+ Nơi có dòng biển nóng chảy qua có mưa nhiều (vì phía trên dòng biển nóng không khí thường chứa nhiều hơi nước).

+ Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có mưa ít (vì phía trên dòng biển lạnh, không khí lạnh nên hơi nước không bốc lên được).

Địa hình:

+ Vùng nhiệt đới và ôn đới: càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; đến 1 độ cao nhất định sẽ ít mưa do độ ẩm không khí giảm.

+ Cùng 1 dãy núi nhưng lượng mưa khác nhau giữa sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió.

3 tháng 2 2023

Nguyên nhân hình thành các đai khí áp cận nhiệt đới và ôn đới:

- Đai áp cao cận nhiệt đới: Tại xích đạo, không khí bị đốt nóng nở ra thăng lên cao hình thành đai áp thấp xích đạo. Đến tầng bình lưu, khóng khí chuyển động theo hướng ngang về phía hai cực. nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng do tác động của lực Cô-ri-ô-lít nên giáng xuống vùng cận chí tuyến, tạo nên đai áp cao cận nhiệt đới.

- Đai áp thấp ôn đới: Không khí chuyển động từ áp cao cực và chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao, tạo nên các đai khí áp thấp ôn đới.