K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

\(\text{Nước + Carbondioxide }\)\(^{A'sang}_{DiepLuc}-\rightarrow Glucose+Oxygen\)

Khái niệm quang hợp: là quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật, diễn ra chủ yếu ở lá cây, trong các bào quan lục lạp.

`-` Nguyên liệu: Nước, Carbondioxide `(CO_2)`

`-` Sản phẩm: Glucose, Oxygen `(O_2)`

`-` Các yếu tố tham gia: Ánh sáng mặt trời, Diệp lục.

22 tháng 2 2023

- Quang hợp ở cơ thể thực vật thường diễn ra chủ yếu ở lá cây.

- Thực vật thực hiện quá trình này bằng cách sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời, nước và khí carbon dioxide để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể sử dụng và giải phóng oxygen ra ngoài môi trường.

20 tháng 9 2023

Ví dụ:

- Sau khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ phân hủy các năng lượng chứa trong phân tử thức ăn, gọi là glucose và chuyển hóa thành glycogen, đây là nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể.

- Ngược lại khi chúng ta đói, cơ thể thiếu năng lượng, cơ thể phân giải glycogen thành đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

20 tháng 9 2023

Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà:

- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây:

+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp cây khoai tây lớn lên, phát sinh rễ, thân, lá, ra hoa, tạo củ.

+ Tạo ra năng lượng để cây khoai tây duy trì các hoạt động sống của cây như cảm ứng, hấp thụ các chất dinh dưỡng,…

+ Đào thải các chất thải từ các hoạt động như đào thải khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp,… giúp ổn định môi trường trong cây, đảm bảo cho cây hoạt động bình thường.

- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của con gà:

+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp con gà sinh trưởng, phát triển các cơ quan bộ phận trong cơ thể và sinh sản.

+ Tạo ra năng lượng giúp con gà thực hiện các hoạt động sống như cảm ứng, vận động chạy nhảy,…

+ Đào thải các chất thải, chất dư thừa từ các hoạt động sống như carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào, phân từ quá trình tiêu hóa,… giúp ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho con gà hoạt động sinh lí bình thường.

22 tháng 2 2023

- Khái niệm trao đổi chất: Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

- Khái niệm chuyển hóa năng lượng: Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

21 tháng 3

:))))))))))))))))))))))

22 tháng 2 2023

Khi chạy nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên nên:

- Nhịp thở, nhịp tim tăng lên để cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các tế bào giúp các tế bào có thể thực hiện quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang tăng lên đó.

- Đồng thời, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sinh ra nhiệt → Cơ thể nóng lên → Cơ thể ổn định nhiệt độ bằng cách thoát mô hôi → Mồ hôi ra nhiều khiến thiếu hụt nguồn nước trong cơ thể → Biểu hiện khát nước nhiều hơn lúc chưa chạy.

22 tháng 2 2023

Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây; dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi.

Cách làm:Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện như Hình 20.2.Tiến hành thí nghiệm:Lần lượt thực hiện các động tác:- Đóng công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm điện có từ trường không?- Ngắt công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm còn từ trường không?- Thay đổi nguồn điện...
Đọc tiếp

Cách làm:

Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện như Hình 20.2.

Tiến hành thí nghiệm:

Lần lượt thực hiện các động tác:

- Đóng công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm điện có từ trường không?

- Ngắt công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm còn từ trường không?

- Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắc điện; dùng các ghim giấy bằng sắt để kiểm tra xem lực từ của nam châm thay đổi như thế nào (nếu nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn thì lực từ mạnh hơn)?

- Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều từ trường có thay đổi không?

0