K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. [...] Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại. Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống...
Đọc tiếp

Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. [...] Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại. Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thế mang đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thế giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát

Câu 1:Từ đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm "Sống có trách nhiệm" bằng một đoạn văn.

0
1 tháng 11 2021

Chắc cỡ một mặt giấy á bạn

31 tháng 10 2021

Tham khảo :

Chuyện xảy ra đã lâu, nhưng mỗi khi nhắc tới, tôi lại không khỏi dằn vặt bản thân đã làm cơ đồ rơi vào tay giặc. Đến bây giờ, nỗi ăn năn, hối hận vẫn còn ám ảnh trong tôi.

Trước đây, tôi vốn là vua của nước Âu Lạc thân yêu, tên họ Thục Phán. Tôi có xây thành ở đất Việt Thường, nhưng ngặt nỗi đắp tới đâu lại lở ra tới đó. Tôi buồn bã, tôi thất vọng tràn trề. Tôi lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần, mong được sự giúp đỡ. Tôi luôn hi vọng có ai đó giúp tôi trong việc xây thành khó khăn này. Bất ngờ thay, ngày mồng bảy tháng ba, từ phương đông bỗng có một cụ già đến trước cửa thành mà than rằng: "Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!". Tôi mừng rỡ, đoán biết là người tài mà mình đang cần chiêu mộ. Tôi liền sai người đón vào điện, làm nghi lễ chào mừng và bày tỏ nỗi lòng mình. Tôi thành thực mà giãi bày: "Ta đắp thành này đã nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao?". Nghe xong, có già chỉ đáp: "Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công". Cụ già nói xong rồi từ biệt ra về mà không kịp để tôi hỏi han thêm điều gì nữa.

Cả tối đêm ấy, tôi trằn trọc, băn khoăn không ngủ được. Tôi suy nghĩ về lời cụ già đó nói. Hôm sau, tôi ra cửa đông sớm, ngóng đợi. Chợt tôi thấy có một con rùa Vàng từ phương đông lại, nổi trên mặt nước. Kì lạ là nó nói sõi tiếng người và tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Tôi mừng rỡ vì biết người mình cần đã xuất hiện. Đúng như lời cụ già đã báo cho tôi trước đó, sứ Thanh Giang nay đã xuất hiện rồi. Tôi lập tức chuẩn bị nghi lễ, dùng xe vàng rước vào trong thành.

 

Thành xây nhanh hơn tôi nghĩ. Trong vòng nửa tháng, thành đã hoàn thành xong. Thành nhìn đẹp lắm. Tôi vẫn nhớ thành đó rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành hay còn gọi là Quỷ Long Thành. Tôi mừng rỡ khi thành được xây dựng xong. Tôi cũng phần nào an tâm vì sự bình yên cho dân làng. Rùa Vàng ở lại với chúng tôi ba năm rồi từ biệt ra về. Lúc tiễn đưa, tôi đã gửi lời cảm tạ: "Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?". Rùa Vàng liền đáp lại: "Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời vận. Nhà vua ước muốn ta có tiếc chi". Nói xong, Rùa Vàng bèn tháo vuốt đưa cho tôi và nói: "Đem vật này làm lẫy nó, nhằm quân giặc mà bắn thì sẽ không lo gì nữa". Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông.

Tôi nhanh chóng sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy. Tôi gọi nỏ là "Linh quang Kim Quy thần cơ". Chẳng bao lâu sau, như sự lo lắng của tôi, nước có giặc tràn vào. Triệu Đà đem quân đến giao chiến, hòng thâu tóm thành. Tôi bèn lấy nỏ thần ra bắn, trăm phát trăm trúng, quân Đà thua thảm, bèn rút quân về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, viết thư xin cầu hòa.

Cuộc sống dân chúng từ đó được yên ổn, xã tắc bình an. Tôi vốn có một cô con gái xinh đẹp, nết na tên là Mị Châu đương độ tuổi kén chồng. Lúc ấy, Đà sang cầu hôn. Tôi vô tình đồng ý mà không mảy may nghĩ tới mối thù xưa. Tôi cứ nghĩ cuộc hôn nhân này là môn đăng hộ đối, là vừa lứa xứng đôi, các con sẽ trăm năm hạnh phúc. Nhưng tôi đã lầm. Đây chỉ là một kế của Đà hòng cướp đoạt nỏ thần của tôi. Vậy mà khi ấy, tôi chẳng hề để ý. Mị Châu là đứa con gái ngoan ngoãn, là một người vợ hiền hết mực thương chồng. Trong một lần Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần, Trọng Thủy đã tráo nỏ thần đem về phương Bắc, lấy lí do thăm cha. Lúc ấy, tôi vẫn không hề biết rằng nỏ thần đã bị cô con gái thân yêu của mình vô ý trao tay giặc.

Không bao lâu sau ngày Trọng Thủy về phương Bắc, Triệu Đà đem quân sang đánh. Tôi cũng không ngờ Đà vẫn còn nặng thù với việc thua ngày xưa. Nhưng tôi đã có nỏ thần trong tay, tôi ung dung, thản nhiên ngồi đánh cờ. Tôi mặc kệ Đà đánh chiếm ra sao. Chỉ khi Đà cho quân tiến sát vào, tôi mới đem nỏ thần ra đánh. Nhưng... nỏ thần đâu? Kia chỉ là cái nỏ rất bình thường. Tôi hoảng loạn khi nỏ thần bị đánh cắp. Tôi cùng con gái bỏ chạy về phía phương Nam. Tôi và Mị Châu cứ chạy, Mị Châu cứ lặng lẽ rải lông ngỗng trên đường mà tôi không hề biết. Chạy đến bờ biển, đường cùng, tôi bèn kêu lớn: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu". Rùa Vàng khi ấy mới hiện lên và nói: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó". Tôi quay qua Mị Châu, không khỏi sững sờ khi con gái mình chính là giặc, chính là kẻ đã đưa mình đến bước đường cùng. Chẳng nghĩ ngợi, đắn đo, tôi tuốt kiếm chém Mị Châu, máu chảy lênh láng. Tôi cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn tôi xuống biển.

 

Tôi đang sống dưới hải cung, nhưng không khỏi thương tiếc về đất nước mình. Tôi đã lầm lỡ, đã quá tự tin, đã không hề cảnh giác với kẻ thù, để khi mọi chuyện lỡ rồi cũng không còn đường rút. Hi vọng mọi người đừng ai sơ ý giống tôi, cũng đừng ai mất cảng giác như tôi để chuyện xấu không xảy đến.

31 tháng 10 2021

tham khảo

 

Ca dao là tiếng hát trữ tình của người lao động. Niềm tự hào về quê hương đất nước, nghĩa tình gia đình, cộng đồng, sự rung cảm trước thiên nhiên tươi đẹp…đều được thể hiện qua những lời ca đằm thắm, thiết tha. Tình yêu lứa đôi với những cung bậc như nỗi nhớ thương, lòng chung thủy cũng là những giai điệu đẹp trong khúc hát trữ tình sau lũy tre xanh.

 

Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhưng trong ca dao, có những bài đã hình tượng hóa nỗi nhớ bằng những hình ảnh cụ thể. Như bài ca dao sau:

Khăn thương nhớ ai?/Khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai?/Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai?/Khăn chùi nước mắt/Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt/Mắt thương nhớ ai?/Mắt ngủ không yên

                          Đêm qua em những lo phiền

                                Lo vì một nỗi không yên một bề.

Bài ca dao diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Đó là nỗi nhớ thương đến tan chảy cả cõi lòng nhưng không tự bộc lộ một cách buông tuồng dễ dãi. Đó cũng là tâm trạng nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ của riêng mình cô gái. Nỗi niềm thương nhớ người yêu của nhân vật trữ tình đã được cụ thể hóa bằng những hình ảnh nhân hóa, hoán dụ: khăn, đèn, mắt. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt để bày tỏ tâm trạng của mình .

 

Bài ca dao có mười hai câu thì sáu câu đầu là hình ảnh chiếc khăn:

Khăn thương nhớ ai?/Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai?/Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai?/Khăn chùi nước mắt

Cái khăn được hỏi đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 câu thơ( tức nửa bài ca dao). Cũng đúng thôi vì đây là vật gắn bó, gần gũi với người con gái. Trong tình yêu, khăn trở thành vật trao duyên: “Nhớ khi khăn mở, trầu trao. Miệng chỉ cười nụ, biết bao ân tình”. Sáu câu vãn bốn, được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại sáu lần từ “khăn” và ba lần câu hỏi thẫn thờ “Khăn thương nhớ ai?” như một điệp khúc, làm cho nỗi nhớ thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Cố nhiên, cái khăn tự nó không làm nên chuyện. Nhưng đằng sau tất cả sự xuống, lên, rơi, vắt của cái khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Chiếc khăn rơi xuống đất, rồi lại được nhặt lên để vắt trên vai, để chùi nước mắt. Đó là nỗi nhớ có không gian. Hình ảnh khăn gợi lên tâm trạng bối rối, trông ngóng, thẫn thờ. Sáu câu, hai mươi bốn từ, có mười sáu thanh bằng mà hầu hết là thanh không, làm cho nỗi nhớ thương càng thêm bâng khuâng, da diết mà vẫn man mác, nhẹ nhàng. Nỗi nhớ bên trong réo thúc bùng sôi nhưng được nói ra thật ý vị, ngọt ngào. Đó là nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính, nói lên nhân cách của một người nhớ mà biết trân trọng nâng niu nỗi nhớ, biết ghìm lại nỗi nhớ kín đáo trong lòng mình

Câu chuyện xảy ra trong thời gian đầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Ta là An Dương Vương Ta là An Dương Vương với mong muốn xây dựng đất nước vững mạnh nhân dân ấm no và ngăn chặn được giặc ngoại xâm, ta cho xây dựng thành Cổ Loa nhưng thật kì lạ thành xây mãi vẫn không xong. Với sự giúp đỡ của sứ giả Thanh Giang chỉ trong thời gian ngắn thành đã xây xong. Thần Kim Quy còn trao lại móng vuốt và làm ra nỏ thần với khả năng tiêu diệt địch trong thời gian ngắn giúp ngăn ngừa mối họa từ quân Triệu Đà. Vậy là từ đây đất nước sẽ sống trong hòa bình, nhân dân no ấm.

Âm mưu của kẻ địch thật sâu xa khó lường, biết không thể thắng quân Âu Lạc hắn làm kế hoãn binh và cử con trai là Trọng Thủy sang làm rể, vốn mong muốn hòa bình và nhận thấy con gái Mị Châu rất thích Trọng Thủy nên cuối cùng ta đã đồng ý cho kết hôn.

Vốn ý định từ trước Trọng Thủy đã đánh tráo nỏ thần và lấy cớ về nước để thăm cha. Chỉ một thời gian ngắn sau Triệu Đà mang quân sang xâm lược, ỷ có nỏ thần trong tay nên ta vẫn ung dung, nhưng thật kỳ lạ nỏ thần không còn phát huy tác dụng, biết đã bị lừa và tình hình nguy cấp ta bèn mang Mị Châu tháo chạy về hướng Nam.

Chạy đến đường cùng ta kêu lớn:

- Sứ giả Thanh Giang mau ra cứu ta.

Rùa xuất hiện và bèn đáp lời:

- Giặc ngay sau lưng nhà vua.

Nhận thấy những chiếc lông ngỗng mà Mị Châu rải trên đường đã giúp dẫn đường cho quân địch và ta đã hiểu rằng chỉ vì sự cả tin của Mị Châu mà nỏ thần bị đánh cắp. Ta hét lớn và vung kiếm chém chết đứa con gái yêu quý. Nước mất nhà tan, quá thất vọng ta đành vung kiếm tự tử nhưng thần Kim Quy cứu mạng bằng cách dùng năng lực rẽ nước giúp ta đi xuống biển.

Ở đời vì quá tin người và mất cảnh giác trước kẻ địch đã khiến cả cơ đồ bị hủy hoại trong phút chốc. Đây là bài học thấm thía mà ta và cả thế hệ mai sau phải khắc ghi.

VnDoc đã chia sẻ tới các bạn học sinh bài Hóa thân thành An Dương Vương kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cần có trong bài rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được cách hóa thân thành nhân vật An Dương Vương để lại chính câu truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Thấy được quá trình xây dựng thành cho đến hành trình tiêu diệt quân Triệu Đà. Thấy được sự chủ quan của An Dương Vương để rồi bị mất nước vào tay giặc. Hãy lên tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.

31 tháng 10 2021

Ta là An Dương Vương, vị vua của nước Âu Lạc năm nào. Ngồi dưới thuỷ cung ngắm cá bơi lội, nghe tiên nữ hát ca mà lòng ta vẫn âu lo nỗi buồn. Nhớ năm xưa, chuyện ta dựng nước rồi làm mất nước mà đau đớn vô vàn.

Năm đó, sau khi lên ngôi vua, ta bèn nghĩ việc xây thành. Nhưng khốn đốn thay, xây thành ở đất Việt Thường hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Nghe nói vì đất nơi này còn vương vẩn những hồn ma của các vị tướng bại trận mà họ không cho ta thuận lợi đắp thành. Ta lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Ngày mồng bảy tháng bảy ta bỗng thấy một cụ già từ phương Đông đứng trước cửa thành mà than rằng: “Xây dựng thành này bao giờ cho xong được”. Ta thấy thế, mừng rỡ lắm, đón vào trong điện, thi lễ hỏi lý do đắp thành mãi không xong thì cụ già trả lời: “Sẽ có xứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”, rồi từ biệt ra về.

Nghe lời đó, ngày hôm sau ta đứng ngoài cửa đông chờ đợi, và bất ngờ thấy một con Rùa Vàng nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, xưng là sứ Thanh Giang, ta mừng rỡ vội vã dùng xe nghênh đón, rước Rùa Vàng vào thành. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành sau nửa tháng thì xong. Ngắm nhìn thành mới mà lòng ta vui sướng. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn ốc nên ta gọi nó là Loa Thành.

Rùa Vàng ở với thành ta được ba năm rồi ra về. Trước khi đi, ta bày tỏ lòng thành kính cảm tạ và hỏi thần nếu giặc đến, làm thế nào giữ nước. Rùa Vàng nghe hỏi rồi tháo vuốt đưa ta, dặn: “Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”

Nghe lời thần, ta đưa Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy và đặt tên là “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Thời gian sau, quân Triệu Đà cử binh xâm lược nước ta, ta lấy nỏ thần ra bắn, làm quân giặc khiếp sợ và thua trận, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ và xin hoà.

Không bao lâu sau, Đà cầu hôn. Ta gả con gái xinh đẹp Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ và để cho hắn ở lại cung. Nhưng đó quả thật là sai lầm. Ta không nghĩ đến rằng, con rể lại dụ dỗ Mị Châu ngây thơ cho xem nỏ thần rồi đánh tráo nỏ thần mang về phương Bắc.

Có được nỏ thần, Triệu Đà mang quân đến đánh. Khi đó ta vẫn chưa biết chuyện, vẫn ung dung chơi cờ vì nỏ thần còn trong tay thì ta chẳng sợ gì. Nhưng éo le thay, khi ta biết nỏ kia không phải nỏ thần thì quá muộn, giặc đã tiến sát thành, ta phải cùng Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.

Nhưng càng chạy thì ta vẫn thấy giặc đuổi theo sau. Đến tới bờ biển, ta biết đó là đường cùng. Ta bèn kêu rằng: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Ta bất ngờ quay lại nhìn thấy đường rải đầy lông ngỗng, trên tay con gái Mị Châu là áo lông ngỗng, ta hiểu ra chuyện và vô cùng tức giận. Ta tức giận vừa đau lòng mà tuốt kiếm chém Mị Châu. Mị Châu thấy vậy, bèn khấn với ta: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Dù đau lòng nhưng là một kẻ phản nghịch, tội đồ quốc gia ta không thể tha thứ với cương vị một người đứng đầu đất nước.

Ta theo Rùa Vàng xuống biển. Mị Châu con ta chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai ăn vào tạo thành hạt châu. Trong Thuỷ đến đó, thấy con ta đã chết, ôm xác về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Con ta chết, Trọng Thuỷ cũng đau đớn, nhớ mong mà tự tử ở giếng. Nước giếng đó rửa ngọc ở biển Đông thì ngọc vô cùng sáng và đẹp

Câu chuyện năm nào được nhân dân ta truyền nhau khiến ta càng day dứt không yên. Chỉ vì những phút giây thiếu cảnh giác mà ta làm mất nước. Đó là bài học xương máu, đau đớn dành cho ta.

giúp em vớiiii